Nhật sắm vũ khí, phá chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc
Xây dựng đội ngũ tàu sân bay cỡ lớn, chế tạo tàu ngầm với công nghệ hiện đại và phát triển tàu khu trục mới là những phương án mà Nhật Bản đang tập trung thực hiện nhằm đối phó với chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc.
Chiếc tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản. Ảnh: JMSDF
Trung Quốc vẫn kiên trì áp dụng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) với Mỹ và các nước trong khu vực. Để đối phó với, Nhật Bản tập trung vào ba chương trình cơ bản: phát triển các tàu sân bay trực thăng cỡ lớn, chế tạo thế hệ tiếp theo của lớp tàu ngầm 3.300 tấn Soryu và xây dựng các tàu khu trục Aegis đời mới.
Các sách lược này được củng cố hơn với kế hoạch triển khai 20 máy bay tuần tra hàng hải Kawasaki P-1, thay thế cho những chiếc P-3C cũ, cùng máy bay trực thăng săn ngầm được cải tiến SH-60K.
Chuyên gia nhận định, khi đi vào hoạt động, những vũ khí mới sẽ góp phần tạo nên một hạm đội mạnh mẽ hơn, giúp tăng cường vai trò của Nhật Bản, không chỉ đơn thuần là “lá chắn” mà còn trở thành “lưỡi giáo” của hải quân Mỹ.
Dữ liệu từ AMI International cho thấy, đầu tư phát triển thế hệ tàu khu trục chở máy bay trực thăng Izumo (22DDH) và lớp tàu ngầm Soryu là những ưu tiên hàng đầu của lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF), cả trên phương diện ngân sách lẫn tầm quan trọng đối với an ninh biển, Defense News dẫn lời Bob Nugent, chuyên gia tư vấn tại AMI, nhận xét.
Tokyo ngày 6/8/2013 trình làng chiếc tàu khu trục chở máy bay trực thăng lớp Izumo đầu tiên. Đây là loại tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kể từ thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II. Izumo có khả năng chứa tới 15 máy bay trực thăng.
Hải quân Nhật Bản trong các năm 2009 và 2011 cũng đưa vào hoạt động hai tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga thế hệ thứ ba, mỗi chiếc có thể mang theo 11 phi cơ.
Theo Nugent, với tải trọng khoảng 20.000 tấn, so sánh với mức 13.950 tấn của các tàu thuộc lớp Hyuga, Izumo không hoàn toàn là loại tàu sân bay bởi chúng không thể cho phép các máy bay cánh cố định cất và hạ cánh. Điều này có nghĩa chúng vẫn chỉ là những tàu khu trục chở trực thăng. Tuy nhiên, Izumo cũng là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của JMSDF để trở thành một lực lượng với nền tảng, khả năng không quân và điều hướng trên biển đáng chú ý.
“Izumo thực sự là lớp tàu đi tiên phong với hệ thống chỉ huy và kiểm soát hiện đại, cũng như khả năng tác chiến chống ngầm hay quét ngư lôi tân tiến”, Nugent nhận xét.
Video đang HOT
Tàu khu trục lớp Hyuga. Ảnh: Japanese Ministry of Defense
Hồi tháng 6, dư luận xôn xao khi Australia và Nhật Bản thống nhất việc hợp tác phát triển công nghệ cho tàu ngầm, với mục tiêu sở hữu những tàu ngầm tàng hình kỹ thuật cao. JMSDF tháng 9 thông báo sẽ tiếp tục nâng cao năng lực của tàu ngầm với công nghệ pin năng lượng mới.
Nói tới tàu ngầm Nhật Bản, “Soryu là một trong những lớp tàu ngầm truyền thống lớn và thành công nhất được chế tạo và vận hành trên thế giới hiện nay”, Nugent nhận định đồng thời thêm rằng, theo các báo cáo mới nhất, Tokyo đang nghiên cứu để thay thế động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) của Soryu bằng động cơ với pin Lithium. “Soryu sẽ gây chú ý với tư cách là người dẫn đầu về công nghệ và thiết kế của những thế hệ tàu ngầm tương lai”, Nugent nói.
Trọng tâm thứ ba của Hải quân Nhật Bản là những tàu tuần dương trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, đang dần trở thành tiêu điểm trong hợp tác mua sắm quốc phòng Mỹ- Nhật.
Tokyo vừa cam kết đầu tư thêm hai chiếc tàu khu trục Aegis lớp Atago với mục tiêu mở rộng hạm đội tàu Aegis của nước này lên con số 8 chiếc vào cuối năm tài khóa 2020. “Đây là tín hiệu quan trọng đối với một khu vực mà mỗi quốc gia đều nỗ lực hết mình nhằm xây dựng năng lực phòng không và phòng thủ tên lửa tốt nhất có thể”, Nugent bình luận.
Tầm xa tác chiến
“Khi các lực lượng mới này phối hợp, chúng sẽ tạo nên mội hạm đội hải quân có nền tảng và sức mạnh vượt trội”, Defense News dẫn lời Alessio Patalano, chuyên gia hải quân tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, đại học Hoàng gia London, phân tích.
Trong số ba chương trình chủ đạo mà Tokyo đang áp dụng, những tàu ngầm lớp Soryu có nhiều khả năng sẽ đóng góp một phần không nhỏ tạo nên thế trận răn đe của Nhật Bản.
“Hoạt động của tàu ngầm rất phù hợp với đặc điểm địa lý của những khu vực tác chiến hàng hải. Một trong những câu hỏi cấp thiết đối với Nhật Bản lúc này là bằng cách nào làm gia tăng phạm vi và thời gian hoạt động của tàu, để chúng có thể duy trì lâu hơn trên biển, và nếu cần thiết, vượt xa khỏi bờ biển Nhật Bản”, Patalano nói.
“Tàu ngầm Soryu có ý nghĩa tối quan trọng xét trên góc độ bảo vệ chặt chẽ an ninh quốc gia”, ông Corey Wallace, chuyên gia về chính sách an ninh Nhật Bản tại Trường đại học Auckland, New Zealand, nói và bổ sung rằng khả năng tác chiến chống ngầm sẽ không khả dĩ nếu thiếu sự tham gia của tàu ngầm”.
Xung quanh việc gia tăng tầm hoạt động của tàu ngầm, ông Wallace lại cho rằng nên ưu tiên tìm cách khiến chúng có thể lặn lâu hơn ngoài khơi, chứ không nhất thiết phải hoạt động ở khoảng cách quá xa lãnh hải Nhật Bản. Tuy nhiên, khả năng triển khai lực lượng trên Biển Đông trong tương lai sẽ phần nào giúp Tokyo tạo thế răn đe ở khu vực. Đây là điều hải quân Nhật Bản luôn nắm rõ.
Đến nay, vẫn chưa thể nói chắc liệu ba chương trình của Nhật Bản có đủ sức đối chọi với chiến lược chống tiếp cận/chống xâm phạm của Bắc Kinh hay không nhưng rõ ràng việc đầu tư mạnh tay cho quân sự sẽ đẩy các nước trong khu vực vào một cuộc chạy đua vũ trang vô cùng gay gắt.
Tàu khu trục chở máy bay trực thăng lớp Izumo. Ảnh: Military Today
Vũ Hoàng
Theo Defense News
Hàn Quốc tiếp cận rất gần binh sĩ bắn chết 5 đồng đội
Quân đội Hàn Quốc đang tiếp cận rất gần một binh sĩ đào tẩu sau khi bắn chết 5 đồng đội tại một đồn biên phòng ở biên giới Hàn Quốc-Triều Tiên.
Các binh sĩ Hàn Quốc được điều động truy tìm trung sĩ Lim bắn chết đồng đội rồi bỏ chạy - Ảnh: AFP
"Chúng tôi tiếp cận anh ta đủ gần để anh ta có thể nhặt lấy chiếc điện thoại mà chúng tôi ném ra", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok cho biết trong buổi họp báo ngày 23.6.
Quân đội Hàn Quốc tuyên bố muốn bắt sống binh sĩ họ Lim này, theo AFP. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, binh sĩ Hàn Quốc đã nhận lệnh bắn chết Lim nếu người này không đầu hàng.
Trên 4.000 binh sĩ, bao gồm lực lượng đặc nhiệm, cùng các máy bay trực thăng đã được điều động để truy lùng Lim.
Các binh sĩ Hàn Quốc ngày 23.6 đang bao vây binh sĩ 23 tuổi này tại làng Myungpa-ri, tỉnh Gangwon ở khu vực biên giới 2 miền Triều Tiên và Lim cũng đã nổ súng chống trả khiến 2 người bị thương.
Khoảng 500 người dân địa phương, đa số là người cao tuổi, được sơ tán khỏi nhà đến một trường học để đảm bảo an toàn.
Ông Kim cho biết Lim đã nói chuyện với cha của anh ta. Cha Lim đã kêu gọi con trai mình đầu hàng.
Lim đã bắn chết 5 đồng đội, làm bị thương 5 người khác và sau đó bỏ trốn khỏi hiện trường cùng khẩu súng trường K-2 và đạn dược.
Vào ngày 22.6, Lim đã nã súng và ném lựu đạn nhắm đến lực lượng đang lùng diệt mình, rồi tiếp tục bỏ chạy. Lim được cho là cực kỳ nguy hiểm, theo ông Kim.
"Chúng tôi không có kế hoạch hành động nhanh để bắt giữ anh ta bởi vì chúng tôi không muốn kích ngòi bất kỳ hành động cực đoan nào. Chúng tôi muốn động viên Lim đầu hàng", ông Kim nói.
Lim sắp được xuất ngũ trong vòng vài tháng tới sau khi hoàn tất nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Hiện vẫn chưa rõ động cơ nổ súng của Lim, nhưng các nguồn tin quân đội Hàn Quốc cho AFP biết Lim gặp nhiều khó khăn để thích ứng với mội trường quân đội và các chuyên gia tâm lý từng khuyến cáo các lãnh đạo cấp cao chú ý đặc biệt đến người này.
Hai miền Triều Tiên về mặt nguyên tắc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) chỉ kết thúc bằng một hiệp định đình chiến chứ không phải hiệp định hòa bình, theo AFP.
Nhiều binh sĩ Hàn Quốc ở các đồn biên phòng là những thanh niên trẻ phục vụ nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong thời hạn 2 năm.
Những người lính trẻ này chiếm phần lớn trong tổng số 691.000 binh sĩ của Quân đội Hàn Quốc.
Đa số các nạn nhân bị Lim bắn chết có độ tuổi từ 19 đến 23 và Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã lên tiếng "xin lỗi chân thành" trước vụ việc này.
Nạn dọa nạt, ức hiếp trong trong quân đội từ lâu nay được cho là nguyên nhân gây ra những vụ binh sĩ xả súng và tự sát, theo AFP.
Tháng 7.2011, một lính thủy đánh bộ Hàn Quốc (19 tuổi) đã bắn chết 4 đồng đội đại đảo Ganghwa.
Vào tháng 6.2005, một binh sĩ 22 tuổi đã ném lựu đạn và xả súng vào các đồng độ đang ngủ tại đồn quân sự ở phía bắc thủ đô Seoul, khiến 8 người chết và 2 người bị thương nặng, cũng theo AFP.
Theo TNO
Đơn vị đặc nhiệm chuyên "ăn cắp" thông tin mật của Mỹ Phòng Tác chiến tiếp cận phù hợp là đơn vị đặc nhiệm của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, chuyên thu thập thông tin mật trên phạm vi toàn cầu. Vào tháng 1/2010, nhiều chủ nhà ở San Antonio, Texas đứng bối rối trước cửa nhà để xe, hiện đang bị đóng kín. Họ muốn lấy xe ô tô để đi làm...