Nhật ráo riết tìm cách giành hợp đồng đóng tàu ngầm 35 tỷ USD
Hiệp hội gồm Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi và Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki của Nhật Bản, vốn đang để mắt tới một trong những hợp đồng quốc phòng sinh lợi nhất thế giới trị giá 50 tỷ UAD (35,8 tỷ USD) để chế tạo tàu ngầm cho Australia, đã bắt đầu chiến dịch thuyết phục chính quyền Canberra để giành được bản hợp đồng này.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Cũng theo tin ngày 26/8, lãnh đạo Tập đoàn Mitsubishi và Kawasaki cùng giới chức quốc phòng Nhật Bản đã bắt đầu nhóm họp với các nhà thầu quốc phòng, quan chức sở tại và các hiệp hội người lao động tại Adelaide, thủ phủ bang Nam Australia.
Giới chức chính quyền bang Nam Australia khẳng định sẽ có ít nhất 70% lao động địa phương tham gia dự án đóng tàu này.
Video đang HOT
Hãng Reuters cho hay phía Nhật Bản đang bàn thảo với Tập đoàn cơ khí Babcock International (Anh) và Tập đoàn sản xuất vũ khí BAE Systems (Mỹ), hai tập đoàn sở hữu nhà máy sản xuất ở Australia, để đáp ứng yêu cầu phải có số lượng công nhân Australia tham gia nhiều nhất có thể trong dự án này.
Trong khi hai tập đoàn trên khá dè dặt trong việc thể hiện sự sẵn sàng chế tạo tàu ngầm tại Adelaide – trung tâm của ngành công nghiệp đóng tàu phục vụ cho mục đích quốc phòng của Australia – thì các đối thủ gồm Tập đoàn công nghiệp hàng hải ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) của Đức và nhà thầu hải quân quốc gia Pháp (DCNS) đều tuyên bố sẽ đóng toàn bộ số tàu ngầm trên tại Australia. Hai tập đoàn này đồng thời thuyết phục các thành viên trong chính quyền Canberra với các lợi ích kinh tế và chính trị đi kèm.
Hiện Thủ tướng Australia Tony Abbott phải chịu sức ép từ chính Đảng Tự do của ông, giới chức nhà nước và các hiệp hội người lao động để đảm bảo rằng số tàu ngầm trên sẽ được chế tạo trong nước./.
Theo (Vietnam )
Airbus chốt hợp đồng kỷ lục từ Ấn Độ
Hãng chế tạo máy bay châu Âu Airbus vừa có đơn đặt hàng lớn nhất trong lịch sử hãng này. Hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng Ấn Độ IndiGo vừa đặt đến 250 chiếc Airbus A320neo.
Mẫu Airbus A320neo - Ảnh: AFP
Theo CNBC, tổng giá trị đơn hàng lớn kỷ lục này là 26,5 tỉ USD. Hãng bay nội địa lớn nhất Ấn Độ IndiGo đã đặt 250 chiếc dòng A320neo.
A320neo là phiên bản máy bay sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn so với dòng A320 của Airbus. Đặc tính này sẽ giúp hãng bay giá rẻ IndiGo cung cấp nhiều vé giá tốt hơn cho khách hàng mà vẫn có thể phát triển, tạo ra lượng lớn công ăn việc làm, theo Chủ tịch IndiGo Aditya Ghosh.
Giám đốc tiếp thị và chiến lược Kiran Rao của Airbus cho biết Ấn Độ là một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới và nơi này là điểm quan trọng trong hoạt động kinh doanh tương lai của hãng. Hiện Airbus chiếm đến 80% thị phần Ấn Độ.
Trong 20 năm tới, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) dự báo thị trường hàng không Ấn Độ sẽ tăng đáng kể từ mức hiện nay lên trở thành thị trường hàng không lớn thứ ba thế giới trong năm 2031.
Rao nói: "Ấn Độ có thể là thị trường đặt hàng máy bay lớn thứ tư thế giới trong vòng 20 năm tới. Khi chúng tôi trở lại kinh doanh ở nước này vào những năm 1990, chúng tôi đã nhìn thấy Ấn Độ sẽ mua đến 300 máy bay trong vòng 20 năm. Hôm nay, dự báo cho biết quốc gia châu Á sẽ có gần 1.700 máy bay trong 20 năm tới".
Ngoài ra, các hãng bay chi phí thấp mới nổi sẽ là những nhân tố thống trị hàng không thương mại toàn cầu vào năm 2025. Những hãng hàng không giá rẻ như IndiGo giúp người dân có cơ hội du lịch nhiều hơn.
IndiGo đã có lịch sử hợp tác lâu dài với Airbus. Năm 2005, hãng mua 100 tàu bay A320 và 6 năm sau, hãng trở thành hãng bay Ấn Độ đầu tiên đặt mua dòng A320neo. Tính đến nay, IndiGo đã đặt hàng tổng cộng 530 chiếc thuộc dòng A320 của ông lớn sản xuất tàu bay châu Âu.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nga bàn giao 2 động cơ tên lửa RD-181 cho Mỹ Nga vừa bàn giao 2 động cơ tên lửa đẩy RD-181 cho Tập đoàn Khoa học Quỹ đạo Mỹ theo hợp đồng trị giá 1 tỉ USD, vẫn được kí kết bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây và nhiều lời phản đối trong quốc hội Mỹ. "Vào ngày 16-7, 2 động cơ RD-181 đầu tiên đã được chuyển tới cho...