Nhật ra lệnh sẵn sàng phá hủy tên lửa Triều Tiên
Theo Kyodo, sau khi CHDCND Triều Tiên thông báo kế hoạch phóng một “vệ tinh quan trắc Trái Đất”, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ngày 2/12 đã quyết định hoãn các cuộc đàm phán giữa hai nước này dự kiến diễn ra vào ngày 5-6/12 tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Phát biểu với báo giới, ông Noda nói: “Tôi đã xác định là khó có thể tiến hành cuộc đàm phán này trên quan điểm toàn diện và tôi đã thông báo cho phía bên kia về quyết định (hoãn lại đàm phán) của mình” thông qua một kênh ngoại giao.
Trước đó, các bộ trưởng liên quan gồm Ngoại trưởng Koichiro Gemba, Bộ trưởng Quốc phòng Satoshi Morimoto và Chánh văn phòng Nội các Osamu Fujimura đã họp để thảo luận biện pháp đối phó với vấn đề trên.
Ông Morimoto đã ra lệnh cho Lực lượng Phòng vệ chuẩn bị sẵn sàng phá hủy tên lửa của Triều Tiên nếu cần thiết trong trường hợp Bình Nhưỡng thực hiện vụ phóng.
Tháng Ba năm nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đã hạ lệnh triển khai một hệ thống đánh chặn tên lửa PAC-3 (Patriot Advanced Capability 3) và tàu khu trục trang bị hệ thống phòng vệ Aegis, để sẵn sàng bắn hạ tên lửa đầy tầm xa của Triều Tiên nếu nhận thấy nó gây nguy hại cho phía Nhật.
Theo kế hoạch trước đó, Nhật Bản và Triều Tiên sẽ tiến hành vòng đàm phán song phương lần thứ hai liên quan đến các quan chức cấp cao ở Bắc Kinh để tăng cường đàm phán về những vấn đề lợi ích của cả hai bên, tiếp sau cuộc gặp đầu tiên ở thủ đô Ulan Bato của Mông Cổ hồi giữa tháng 11.
Triều Tiên từng thất bại khi phóng tên lửa UNha 3 tháng 4/2012 (Nguồn: AFP)
Theo Dantri
Nhật Bản đang âm thầm chuyển đổi chiến lược quân sự
Trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự trên các vùng biển xung quanh, Nhật Bản đã âm thầm chuyển đổi chiến lược quân sự theo chiều hướng can thiệp nhiều hơn vào các địa bàn khu vực.
Tàu chiến của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Ảnh cargolaw.com
Theo hãng tin Kyodo, tiểu ban về chính sách đại dương đã chuyển lên Thủ tướng Yoshihiko Noda một kiến nghị, theo đó Nhật Bản vừa phải thúc đẩy việc khai thác và kinh doanh nguồn tài nguyên biển, vừa phải nâng cấp Lực lượng phòng vệ trên biển (hải quân) cũng như Lực lượng tuần duyên (cảnh sát biển).
Khi nhận được kiến nghị nói trên, Thủ tướng Noda hứa là sẽ phản ánh các đề xuất ngay trong Chương trình hàng hải 5 năm của chính phủ, có hiệu lực trong tài khóa 2013.
Theo giới quan sát, nhu cầu tăng cường lực lượng hải quân và tuần duyên Nhật Bản đã trở nên bức thiết vì trong một hai tháng gần đây, Trung Quốc đột nhiên cứng rắn hẳn lên trong việc đòi chủ quyền trên vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, hiện đang do Nhật Bản quản lý. Vấn đề ở chỗ là Bắc Kinh không ngần ngại cho tàu tiến vào vùng tranh chấp để khiêu khích Tokyo.
Vì thế, Tokyo đã âm thầm chuyển đổi chiến lược quốc phòng, tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của hiến pháp hòa bình mà Mỹ đã áp đặt sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Trong một bài viết ngày 26/11 vừa qua, nhật báo Mỹ New York Times ghi nhận ba hướng đi được Tokyo theo đuổi để nâng cao uy thế quân sự ở khu vực châu Á: đưa hải quân đi khắp nơi trong vùng để thiết lập các liên minh khu vực, sắn sàng cung cấp viện trợ quân sự và thậm chí giúp một số nước tăng cường tiềm lực quốc phòng để có thể đối phó Trung Quốc.
Trong năm nay, lần đầu tiên từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản đã cung cấp viện trợ quân sự cho các nước Đông Nam Á, cụ thể là giải ngân 2 triệu USD cho lực lượng công binh Nhật Bản qua đào tạo quân đội Campuchia và Đông Timor trong lĩnh vực cứu trợ thiên tai và xây dựng đường sá.
Từ năm 2009 đến nay, Hải quân Nhật Bản tham gia tập trận chung với nhiều nước - không chỉ với Mỹ, mà cả với những nước khác như Úc Philippines, Ấn Độ. Không những thế, chiến hạm Nhật cũng bắt đầu thực hiện chuyến viếng thăm cảng nước ngoài thường xuyên hơn, đặc biệt tại một số quốc gia trước đây vốn không muốn Nhật Bản tái vũ trang.
Sắp tới, Nhật Bản có thể sẽ tiến thêm một bước mới. Sau khi đẩy mạnh các chương trình viện trợ dân sự để đào tạo và trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác, như Philippines chẳng hạn, Nhật Bản có thể sớm vượt qua một ngưỡng mới : bán vũ khí và thiết bị quân sự cho các nước trong vùng như máy bay tuần tra trên biển, tàu tuần duyên...
Theo New York Times, thậm chí Nhật Bản sẽ bán cả tàu ngầm tàng hình chạy bằng động cơ diesel được cho là rất thích hợp với vùng biển nông ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết diện tích biển đảo.
Theo TNO
Biển Đông được nêu như thế nào tại tuần lễ Cấp cao ASEAN 21? Sau thất bại tại AMM-45 hồi tháng 7, điều khiến dư luận quan tâm nhất hiện nay là tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với một số nước thành viên ASEAN sẽ được nêu thế nào và có được đưa ra trong tuyên bố chung của Cấp cao ASEAN 21? Tranh chấp tại Biển Đông được cho là sẽ làm...