Nhất quỷ nhì ma
Gã không thành sói, gã thành tên du mục ngang tàng, lang thang khắp cuốn sổ đầu bài này sang cuốn sổ đầu bài khác với chi chít tội danh hiển hách…
Quãng đời yên hùng của gã bắt đầu từ năm mười bẩy tuổi. Nói là yêng hùng cho oai, chứ thật ra bất cứ thằng học sinh láo lếu nào được đặt vào một cái chuồng toàn những con cừu ngoan đạo như lớp học của gã thì sớm muộn cũng trở thành sói đầu đàn. Gã không thành sói, gã thành tên du mục ngang tàng, lang thang khắp cuốn sổ đầu bài này sang cuốn sổ đầu bài khác với chi chít tội danh hiển hách.
Bố gã vốn chẳng bận tâm đến những tội trạng trời đánh của gã, càng chẳng mảy may lo nghĩ về sự tha hóa đạo đức của thanh thiếu niên mà ban giám hiệu nhà trường vẫn thường triệu tập ông đếnnghe thuyết giảng mỗi ngày chủ nhật. Ông chỉ rít lên song sọc: “Mười mấy cân gạo của tao!” rồi đè nghiến gã lên tấm phản, nện chomột trận thừa sống thiếu chết như thể làm vậy, gạo có thể chui ra từ đũng quần. Mười cân gạo chắc chắn không “tòi ra” được hạt nào, nhưng mười lạng thịt mông sấn có khả năng ra đi, thế chỗ cho lớp chai sần sùi dày lên trên mông gã.
Ảnh minh họa.
Thầy chủ nhiệm của gã cũng rất đồng quan điểm với bố gã trong cách giáo dục con người. Thầy dạy Sinh, nhưng lại yêu thích Lịch sử, cụ thể hơn là những hình phạt thời trung cổ. Một lần, thầy tóm sống được gã khi gã một tay lật sách giả đò chăm chú nghiên cứu bài, một tay lấy thước kẻ, chọc mông đứa con gái bàn trên. Gã bị thầy xách ngược tai, lôi xềnh xệch lên bục và bắt úp mặt vào tấm bảng đen tỏa ra thứ mùi gây gây ẩm mốc khi được chùi bằng miếng giẻ lau bảng chi chít bụi phấn, mấy ngày mới lội qua hàng nước môt lần. Đứa con gái ngồi bàn trên gã hỉ hảra mặt, nhưng cái sự hỉ hả đó kéo dài được đúng năm phút khi chiếc quần dài của gã tụt xuống phô ra bộ mông chi chít sẹo vì những lằn roi mây của bố và những vết gãi ngứa đỏ lòm vì ghẻ lở.
“Kéo lên! Kéo ngay lên cho tôi!” – Thầy chủ nhiệm mặt nhăn như khỉ, khua khua cái thước gỗ như cụ Dumbledore vẫy đũa phép mà chẳng có chuyển biến nào xảy ra với gã và cái cạp quần.
Gã đủng đỉnh tự kéo quần lên, không quên cài phéc – mơ – tuy cẩn thận rồi mới quay lại khom người, cúi chào một lượt bàn dân thiên hạ.Ở cuối lớp, mấy đứa nghịch ngợm vẫn hay hưởng ứng ngầm những trò quậy phá của gã không kiềm chế nổi sự hâm mộ, rũ ra cười khùng khục, vỗ tay nhiệt liệt như chào đón lãnh đạo lâm thời.
Mọi sự với gã có phần vẻ vang lắm thế mà đùng một cái, gã đột nhiên thấy sống lưng mình lạnh toát rồi chỉm nghỉm vào trạng thái chết lâm sàng bởi một cặp mắt cừu non phía cuối lớp. Con cừu này có hai bím tóc được bện chỉn chu và thắt bím hồng. Bình thường, mọi sự chỉn chu với gã đều thật kì cục, nhưng lần này, cái bím tóc hồng và đôi mắt mở to nhìn gã ngỡ ngàng kia đáng yêu đến lạ.Mặt gã tự nhiên nghệt ra rồi đỏ tưng bừng như những vết gãi loang lổ trên cặp mông gã lúc nãy. Ai bảo hảo hán không có lúc xấu hổ?
***
Trong trường, gã chỉ phục mỗi thầy Hắt dạy Văn. Không phải vì thầy thường hay xoa xoa mái đầu bù xù của gã rồi khen gã đẹp trai như Xuân Diệu mà vì trong tất cả các môn học, gã ít quậy phá ở môn văn nhất nên thầy Hắt tỏ ra khoái hắn. Quậy làm sao được khi mà chỉ cần thầy Hắt mở lời là hắn có thể đánh một giấc li bì từ đầu tiết đến cuối tiết! Hắn khoái thầy Hắt vì thầy Hắt khoái hắn, mọi sự yêu ghét ở đời chỉ đơn giản “có qua có lại” thế thôi.
Thầy Hắt cao chừng mét tám, không bị béo bụng, tóc rủ xuống trán loăn xoăn, gương mặt góc cạnh, nhưng đôi mắt lại ướt rượt như mắt con gái. Mẹ hắn bảo, đàn ông mắt ướt thườngđa tình.Gã chẳng biết đa tình là cái chi mô, chỉ thấy trong trường, các cô giáo trẻ có vẻ cũng khoái thầy Hắt lắm. Có bận gã bị trực ban bắt ở lại dọn hố xí lúc cuối giờ vì trót rủ rê một đám chơi khăng ăn tiền. Đám học sinh đã về hết, gã thấy cô Yến dạy Địa và thầy Hắt còn nán lại chuyện trò ở cuối dãy hành lang vắng hoe. Chỉ sau ba lần chớp mắt, cô Yến đột nhiên ngã vào lòng thầy Hắt rất điệu như quảng có thuốc choáng đầu trên ti vi, thế làgã mau mồm mau miệng:
“Em chào thầy! Em chào cô! Thầy cô chưa về ạ?”.
Cả cô Yến và thầy Hắt đều giật mình buông vội nhau ra, lúng túng một lát rồi gật đầu chào lại hắn. Hắn xách xô nước đầy bọt xà phòng, tung tăng đi qua, tiếp tục công cuộc dọn hố xí của mình mà vô tư không nghĩ ngợi gì. Chỉ lạ là từsau lần đụng mặt đấy, hắn phát hiện ra, cô Yến cũng có vẻ khoái hắn.”Lời chào cao hơn mâm cỗ”, hóa ra, mẹ hắn dạy chí phải!
Video đang HOT
***
Năm cuối lớp mười hai, gã dính phốt đánh nhau với một bọn choai choai ở địa phương.Vụ này lớn vì nghe bố hắn bảo “Khả năng bị đuổi học” không còn là lời dọa dẫm nữa. Bố hắn chẳng còn thiết tha với việc lọc hắn ra đánh tơi bời hay tiếc rẻ mười cân gạo như trước, ông chạy long sòng sọc khắp các chỗ xin xỏ người ta đừng để hắn bị đình chỉ khi kì thi tốt nghiệp đến gần. Hắn vẫn vô âu vô lo, chỉ thực sự ý thức được sự việc nghiêm trọng cỡ nào khi “Bím tóc hồng”, bấy giờ đã trở thành “bạn gái” hắn, nước mắt ngắn dài, sụt sịt:
“Đằng ấy mà bị đuổi học thì bố mẹ tớ không cho tớ qua lại với đằng ấy nữa đâu!”.
Lời nói của mỹ nhân khiến gã tá hỏa thật sự, không phải vì nỗi lo bị đuổi học mà vì cảm giác tiếc nuối nếu kết thúc một cách lãng xẹt mối tình trung học mà gã từng muối mặthi sinh cặp mông ghẻ lở để chứng minh tình cảm ngày nào.
Ban giám hiệu nhà trường lập nguyên một hội đồng xét xửgã, đứng đầu là cô hiệu trưởng rồi đến toàn thể các thầy cô trong tổ bộ môn. Chẳng một thầy cô nào ưa gã, ngoại trừ thầy Hắt. Xét cục diện đã thấy có tám chín phần bất lợi, nhưng hồi đó, gã làm gì có điều kiện thuê luật sư biện hộ. Mà kể cả có luật sư thật, bố gã chắc chắn sẽ chẳng chịu phí phạm cân gạo nào vì gã nữa đâu!
Buổi xét xử không nằm ngoài dự đoán khi tội trạng của gã được liệt kê hàng loạt từ nhỏ tới lớn, từ năm này tới năm kia, và có nguyên một phần dự đoán tương lai nếu gã cứ “tiến bộ” theo đà này. Gã tưởng mình như chết chìm đến nơi rồi, thì đột nhiên thầy Hắt xin phát biểu. Gã thở phào, mừng húm. Thầy Hắt dạy văn, nói lời nào ra lời ấy, kiểu gì chẳng trình bày thấu tình đạt lý để hội đồng nương tay với gã. Thế mà gã nhầm! Thầy Hắt đứng dậy, chẳng thèm liếc gã một cái, đưa ra một câu nhận xét chí mạng, khiến đất dưới chân gã tưởng như chao đảo rồi nứt toác:
“Tôi dạy cậu này nhiều năm, cậu ấy không chỉ ngang ngược, lười học mà còn giở trò rình mò, tắt mắt. Có lần, cậu ta còn nghe lén cuộc trao đổi về đề bài kiểm tra của tôi với cô Yến, hội đồng nên đình chỉ học để làm gương cho học sinh các lớp!”.
Gã lúc đấy ngồi im thin thít, miệng cứ há ra như con cá mắc cạn bị đuối nước, chẳng nói được lời nào. Nguyễn Du ngày xưa miêu tả “Từ Hải chết đứng”, chắc cũng trong tư thế này là cùng. Tai gã bắt đầu lùng bùng với đủ thứ cáo trạng, hội đồng lao xao bàn tán để đưa ra phán quyết cuối cùng thì ngờ đâu,ở cuối dãy,một cánh tay tò tò giơ cao giữa hàng ghế xét xử:
“Tôi muốn xin giảm hình phạt cho em Lâm xuống mức Khiển trách”.
Gã điếng người ngước lên nhìn ân nhân. Thầy chủ nhiệm của gã đứng hiên ngang ở hàng ghế thứ hai, nhắc lại lời đề nghị với thái độ bình tĩnh và thản nhiên đến lạnh người:
“Tuy phạm lỗi nhưng em Lâm học rất tốt môn sinh học do tôi trực tiếp giảng dạy. Điểm số của Lâm đủ điều kiện để tham gia kì thi học sinh giỏi sắp tới, nếu kỉ luật lúc này, sẽ là tổn thất lớn cho nhà trường”.
Câu nói của thầy chủ nhiệm có sức nặng khủng khiếp khi đánh trúng vấn đề tâm điểm. Nhân tài trường gã như lá mùa thu, cái cây thành tích của trường vốn đã hiu hắt lá, giờ tỉa bớt đi, chắc chắn sẽ cần cân nhắc. Một vài cánh tay lúc trước biểu quyết tán thành việc đình chỉ gã từ từ hạ xuống. Gã nhớ là cuối cùng còn mỗi cánh tay của thầy Hắt khăng khăng giơ lên trong khi cô Yến liếc gã ái ngại.
Thầy chủ nhiệm nhìn gã mỉm cười. Gã bối rối đến mức, toét miệng cười lại với thầy mà nụ cười méo xệch. Lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất gã nhận ra nụ cười của thầy gã ấm áp và thân thương đến lạ lùng…
***
Gã vẫn được tống đi thi Sinh học của Tỉnh cho đúng thủ tục dù sau đấy, gã đã chẳng thể mang về cái giải thưởng nào. Bố gã lẩm bẩm: “Cứ tưởng vứt đi đến nơi rồi hóa ra vẫn còn nước còn tát!” Gã chẳng nói câu gì, chỉ đứng mân mê vạt áo. Những vết lằn như con rết bò lổm ngổm trên mông không làm gã sợ bằng nước mắt của mẹ gã những đêm bà thức trắng, rấm rứt khóc vì lo gã bị đuổi học. Còn bố gã nữa, chiếc áo lính cũ mèm, có thể vắt ra cả xô mồ hôi khi ông đạp xe khắp xã để chạy vạy, tìm đủ cách cứu gã, khiến gã cúi đầu…
Gã không thi đại học mà nằng nặc nộp đơn xin đi bộ đội. Không mất thêm cân gạo nào nên tất nhiên bố gã vui vẻ gật đầu. Mẹ gã lại rấm rứt khóc như thể nước mắt của bà là một bom bia, cài chế độ cảm ứng thông minh, tùy vào tác động của những bợm nhậu”khó lường” như bố con gã sẽ tự động nhả ra liều lượng thích hợp.
Ngày gã lên đường nhập ngũ, thầy chủ nhiệm tiễn gã. Thầy dúi vào túi áo gã tờ năm chục ngàn mới cứng, một cái bút bi và cuốn sổ nhỏ. Tiền thì gã biết giá trị rồi, nhưng sổ với bút, chẳng biết để làm gì nhưng gã cứ nhận hết cho thầy vui. Thầy dùng bàn tay hộ pháp vỗ đồm độp lên vai gã, ánh nhìn hiền từ chẳng giống những lúc thầy đi lòng vòng quanh lớp rồi khua khua cái thước gỗ mỗi lần giảng bài.
“Tại sao ngày đó thầy lại giúp em giữa hội đồng?” – Gã lí nhí hỏi.
“Chẳng vì sao cả. Đến cái cây còn uốn được huống chi con người!”.
“Thầy, em không phải là cây!” – Gã gãi đầu cười khì, vội vàng leo tót lên xe khi loa thông báo réo rắt – “Nhưng thầy nhất định phải vững vàng như cây đại thụ đấy! Vì em tin là một ngày, cô Yến sẽ nhận ra tình yêu của thầy!”.
Những chiếc ô tô chở đoàn tân binh chầm chậm lăn bánh đến doanh trại mới. Bóng nắng liêu xiêu. Cánh cửa khép lại rồi lên gã không thể thấy, thầy chủ nhiệm của gã vẫn đứng lặng rất lâu, tần ngần nhìn hút theo bóng xe dần khuất hẳn…
Ngô Hoàng Anh
Theo laodongthudo.vn
Những nỗi khổ mùa thi chỉ học sinh mới hiểu
Mới đây, Bored Panda chia sẻ bộ tranh hài hước về những nỗi niềm mùa thi của hội "nhất quỷ nhì ma".
Đã ôn tập kỹ lưỡng nhưng hễ cứ vào phòng thi là kiến thức lại biến đâu mất.
Một đề thi khó luôn làm cho học sinh phải dở khóc dở cười.
Một địa điểm có chỗ ngồi thoải mái, yên tĩnh và điều hòa mát lạnh quả là nơi lý tưởng cho những "con sâu ngủ".
Càng tới gần ngày thi, sự căng thẳng và lo lắng ngày càng tăng lên.
Khi giáo viên dạy một môn cho nhiều lớp, việc hỏi đề thi từ những người thi trước là sự tham khảo thông minh.
"Nước đến chân mới nhảy" là thói quen chung của nhiều sĩ tử khi mùa thi đến.
Gạt bỏ những sở thích cá nhân hấp dẫn để tập trung học hành luôn là điều khó khăn đối với các bạn trẻ.
Đôi khi một phút nông nổi sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường.
Mỗi người lại có cách khác nhau để tận hưởng thời gian rảnh rỗi khi làm xong bài thi trước thời gian quy định.
Theo Zing
'Mr. Cần Trô' ra phim ngắn tri ân thầy cô Sau khi để lại ít nhiều ấn tượng với khán giả qua ca khúc đầu tay mang tên Anh có tài mà, 'Mr. Cần Trô' (Control) của Ngày ấy mình đã yêu bất ngờ giới thiệu phim ngắn Thầy chủ nhiệm để gửi tặng quý thầy cô. Khác hẳn với vai diễn đem lại nhiều tiếng cười cho khán giả trong 'Ngày ấy...