Nhật – Philippines sắp tập trận sát bãi cạn Scarborough
Nhật Bản và Philippines sẽ tiến hành tập trận hải quân chung trong tháng 5.2015 trên Biển Đông, sát bãi cạn Scarborough tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc là nước đang kiểm soát bãi cạn này, theo Reuters ngày 8.5.
Một tàu hải quân Nhật Bản tham gia cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC do Mỹ dẫn đầu ở ngoài khơi đảo Hawaii (Mỹ) ngày 12.7.2014 – Ảnh: Reuters
Cuộc tập trận an ninh hàng hải ngày 12.5 được tiến hành nhằm thực hành Bộ quy tắc ứng xử những chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES). CUES là một thỏa thuận mà Nhật Bản và Philippines ký kết hồi tháng 1.2015, nhằm tăng cường hợp tác an ninh, theo Reuters.
Reuters nhận định cuộc tập trận này có thể không làm Bắc Kinh lo ngại, bởi Trung Quốc cũng có cuộc thao diễn tương tự với Mỹ về CUES trước đó. Tuy nhiên, sự hiện diện của tàu hải quân Nhật Bản trên Biển Đông có thể chọc giận Bắc Kinh.
“Cuộc tập trận diễn ra không xa bãi cạn Scarborough”, Reuters dẫn lời một nguồn tin chính phủ Nhật Bản tiết lộ. Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012, theo Reuters.
Video đang HOT
Một người phát ngôn của Hải quân Philippines cho biết cuộc tập trận diễn ra trong vùng biển của Philippines gần vịnh Subic, từng là nơi đặt căn cứ hải quân Mỹ, với sự tham dự của một tàu chiến Nhật Bản và một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Philippines. Người phát ngôn của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản từ chối bình luận.
Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động xây dựng trái phép các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm bành trướng sức mạnh quân sự trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các quốc gia trong khu vực.
Mặc dù không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng Tokyo lo ngại về sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, nơi có tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng mà hàng hóa Nhật Bản đi qua.
Quân đội Nhật Bản cũng đang cân nhắc việc cùng Mỹ tuần tra chung trên không ở Biển Đông, xem đây là một chiến lược đối trọng với Trung Quốc trong khu vực, Reuters dẫn lời các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho hay.
Chiến lược này, được Philippines hoanh nghênh, cũng sẽ giúp tăng cường quan hệ hợp tác an ninh gữa Manila và Tokyo. Thỏa thuận hợp tác quốc phòng mà Philippines và Nhật Bản ký kết hồi tháng 1.2015 cũng bao gồm việc thiết lập những cuộc hội đàm cấp thứ trưởng quốc phòng thường xuyên giữa hai bên.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Australia quan ngại Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông
Đại sứ Australia tại ASEAN Simon Merrifield cho hay nước này rất quan ngại việc Trung Quốc đang cải tạo các đá ở Trường Sa, tái khẳng định các bên liên quan cần tuân thủ luật pháp quốc tế ở khu vực này.
Đại sứ Australia tại ASEAN Simon Merrifield trong cuộc trao đổi sáng nay. Ảnh: Việt Anh
"Chúng tôi rất quan ngại về bất cứ hành động nào gây nên căng thẳng trong khu vực, việc Trung Quốc bồi đắp các đá ở Biển Đông cũng là mối quan tâm của Australia. Chúng tôi chia sẻ mối lo ngại của ASEAN về việc này", ông Merrifield trả lời câu hỏi của VnExpress trong cuộc trao đổi tại Học viện Ngoại giao tại Hà Nội sáng nay.
Đại sứ Merrifield cho biết Australia không phải một bên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông nhưng nước này có mối quan tâm đặc biệt đến tự do hàng hải ở khu vực. Australia theo dõi diễn biến ở Biển Đông rất sát sao vì đây là tuyến hàng hải quan trọng với thương mại toàn cầu, ảnh hưởng tới nhiều nước. Riêng với Australia, 60% lượng hàng xuất khẩu và 40% hàng nhập khẩu đi qua Biển Đông.
Theo đại sứ, các bên liên quan cần tuân thủ Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc ký kết hồi năm 2002. Australia kêu gọi các nước liên quan cần kiềm chế để không gây căng thẳng, các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và tuân theo luật pháp quốc tế.
Ông Merrifield nhấn mạnh Australia hợp tác với ASEAN để duy trì hòa bình và ổn định thông qua cơ chế Diễn đàn anh ninh khu vực ASEAN (ARF), trong đo có các cuộc hội thảo bàn về tình hình ở Biển Đông và thúc giục các nước liên quan đến tranh chấp tìm kiếm biện pháp giải quyết tuân theo luật pháp quốc tế.
Trao đổi về hợp tác với ASEAN, ông Merrifield khẳng định Australia ủng hộ vai trò trung tâm của hiệp hội, hoan nghênh cơ chế Cấp cao Đông Á (EAS), cho phép các nước đối tác lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, tham gia thảo luận các vấn đề chung. Việc ASEAN hoàn thành mục tiêu Cộng đồng cuối năm nay cũng giúp mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới với Australia, đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế và thương mại. Ông cho rằngASEAN đã trở thành một nhân tố giúp định rõ sự ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Sau khi một số nước và tổ chức nghiên cứu an ninh công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang bồi đắp và cải tạo 7 đá ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Bắc Kinh gần đây công khai thừa nhận và bao biện hành động phi pháp này. Nhiều quan chức cấp cao của Mỹ lên tiếng phản đối, đề nghị Trung Quốc dừng việc thay đổi nguyên trạng Biển Đông. Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Matt Salmon hôm qua cho biết Hạ viện sắp có phiên điều trần trong tháng này, và sẽ yêu cầu Bắc Kinh dừng các hoạt động gây hấn.
Việt Anh
Theo VNE
Vì sao Nga, Trung Quốc chọn Địa Trung Hải để tập trận chung? Hải quân Trung Quốc và Nga sẽ cùng tập trận chung tại Địa Trung Hải vào tuần tới, và đây cũng là lần đầu tiên 2 nước tập trận tại vùng biển này. Nhưng vì sao Nga, Trung Quốc lại chọn Địa Trung Hải? Khu trục hạm chống ngầm cỡ lớn, chiếc Đô đốc Panteleyev của Nga đang tiến vào Thượng Hải chuẩn...