Nhật, Philippines có thêm đồng minh chống Trung Quốc?
Tân Ngoại trưởng Australia mới đây đã gọi Nhật Bản là “ người bạn tốt nhất” của Canberra ở Châu Á. Trong khi đó, chính phủ Philippines đang nâng cấp mối quan hệ quân sự với Hàn Quốc bằng một thỏa thuận mới. Những diễn biến này khiến người ta nghĩ rằng, Nhật Bản và Philippines đã “kết nạp” thêm được vào liên minh chống Trung Quốc của họ hai thành viên mới.
Ngoại trưởng hai nước Australia và Nhật Bản.
Australia-Nhật Bản thắt chặt tình thân
Trong chuyến thăm đầu tiên đến Tokyo trên cương vị mới, tân Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã miêu tả Nhật Bản là “người bạn tốt nhất” của Canberra ở Châu Á đồng thời tuyên bố Australia ủng hộ chương trình hiện đại hóa quân sự của Nhật Bản.
Theo hãng tin Kyodo, nữ Ngoại trưởng Bishop đã phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo hôm 15/10 rằng, Australia và Nhật Bản “cùng chia sẻ những giá trị và lợi ích chiến lược chung” và vì “có qua nhiều điểm chung như vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng tôi miêu tả Nhật Bản là người bạn tốt nhất của chúng tôi ở Châu Á. Đó không chỉ là trên lời nói mà nó thực sự diễn ra như vậy”.
Sau đó, trong chuyến thăm ở Tokyo, bà Bishop còn tuyên bố rằng, Australia ủng hộ các nỗ lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong việc xây dựng một vị thế bình thường cho quân đội.
“Chính phủ Australia hoan nghênh hướng đi mà chính phủ của Thủ tướng Abe đang theo đuổi trong việc xây dựng một vị thế bình thường cho quân đội và từ đó có thể đóng một vai trò mang tính xây dựng cho an ninh khu vực và toàn cầu”. Bà Bishop tiếp tục đề cập đến vấn đề này trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia Nhật Bản. “Chúng tôi trông chờ Nhật Bản sẽ đóng góp lớn hơn cho an ninh trong khu vực của chúng ta và xa hơn nữa – trong đó bao gồm cả mối quan hệ liên minh của chúng ta với Mỹ”, nữ Ngoại trưởng Australia cho biết.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tờ The Australian sau bài phát biểu trên, bà Bishop đã đưa ra ví dụ về Afghanistan để bảo vệ cho chính sách của chính phủ Australia trong việc ủng hộ quân đội Nhật Bản. “Nhật Bản và Australia đang sát cánh bên nhau ở Afghanistan. Nếu người Australia bị tấn công, Nhật Bản không thể giúp đỡ cho chúng tôi, đó là điều không bình thường. Sẽ là hợp lý nếu Nhật Bản có thể phản ứng thích hợp với tình hình và theo một cách thông thường hơn trong các biện pháp phòng thủ tập thể”, tờ The Australia dẫn lời Ngoại trưởng Bishop phát biểu.
Dù đưa ra phát biểu mang đầy tính né tránh trên, động thái của Australia với Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc tức giận và khó chịu. Bắc Kinh phản đối quyết liệt những nỗ lực của Thủ tướng Abe trong việc phát triển học thuyết “phòng vệ tập thể”, trong đó cho phép Tokyo phản ứng với những cuộc tấn công chống lại đồng minh hay các đối tác thân thiết của họ. Trong số những tình huống tiềm năng có thể xảy ra, Nhật Bản có thể can thiệp vào dưới cái mác phòng vệ tập thể nếu Mỹ và Trung Quốc có chiến tranh với nhau vì vấn đề Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Video đang HOT
Thậm chí trước khi có những phát biểu thể hiện tình thân với Nhật Bản kiểu như trên của tân Ngoại trưởng Bishop, Bắc Kinh vốn đã cảm thấy bất an trước mức độ hợp tác ngày một được tăng cường giữa Nhật Bản và Australia gần đây. Như tin đã đưa hồi tuần trước, sau khi Nhật Bản, Mỹ và Australia đưa ra một tuyên bố chung, Bắc Kinh đã ngay lập tức lên tiếng chỉ trích, nói rằng “Mỹ, Nhật Bản và Australia là đồng minh với nhau nhưng điều đó không nên trở thành cái cớ để can thiệp vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ, nếu không các nước này chỉ làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn và gây ảnh hưởng đến lợi ích của tất cả các bên”.
Trong một động thái nhằm làm giảm tối thiểu mức độ thiệt hại trong quan hệ giữa Australia với Trung Quốc gây ra do những phát biểu thể hiện tình cảm gắn bó với Nhật Bản, nữ Ngoại trưởng Bishop sau khi khẳng định Nhật Bản là người bạn tốt nhất đã nhanh chóng nói thêm rằng: “Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực trong quan hệ với Trung Quốc. Chúng tôi coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc”.
Có thể nói, Australia đang ở trong thế phải cân nhắc rất kỹ mọi hành động, bước đi và lời nói của mình để làm sao duy trì mối quan hệ liên minh chặt chẽ với Nhật Bản nhưng không làm mất lòng Trung Quốc bởi Trung Quốc cũng là đối tác quan trọng của Australia. Tuy nhiên, Canberra có lẽ sẽ cảm thấy được an ủi khi biết rằng không chỉ mình họ mà nhiều nước khác phải đối mặt với tình huống nhạy cảm như thế trong một khu vực đang ngày càng bị phân cực rõ nét như hiện nay.
Hàn Quốc trở thành đồng minh chính chống Trung Quốc của Philippines?
Chính phủ Philippines được cho là đang rất hoan hỉ trước mối quan hệ mới mà họ đang thiết lập được với Hàn Quốc. Báo chí Philippines mới đây vừa đưa tin, chính phủ nước họ đang nâng cấp quan hệ quân sự với Hàn Quốc thông qua một thỏa thuận mới.
Cụ thể, theo thỏa thuận nói trên, Hàn Quốc và Philippines sẽ tiến hành các cuộc trao đổi giữa binh lính hai nước với nhau trong các chương trình làm quen và tập huấn. Điều này cũng có nghĩa là hai bên sẽ trao đổi thông tin về cách thức quân đội hai bên thực hiện các chiến dịch gìn giữ hòa bình và cứu trợ thảm họa như thế nào.
Một phần ít công khai hơn trong thỏa thuận mới giữa Philippines và Hàn Quốc là một kế hoạch hợp tác chi tiết hơn giữa hai nước nhằm chống lại sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trên những vùng biển của khu vực. Các nước láng giềng đó có thể kể tên là Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Nhiều nước đang củng cố mối quan hệ liên minh quân sự với nhau và với Mỹ để có thể đối phó tốt hơn với chiến thuật gây sức ép từ từ nhưng bền bỉ của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.
Vân Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Trung - Nhật vẫn "căng cứng" vì biển Hoa Đông
Bắc Kinh hôm qua (30/9) tuyên bố, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không có kế hoạch gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp thượng đỉnh Châu Á-Thái Bình Dương ở Indonesia tuần này. Đây được xem là "đòn trả đũa" thêm nữa của Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang có cuộc tranh chấp nóng bỏng và quyết liệt với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Thủ tướng Nhật Bản luôn giữ lập trường cứng rắn với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới trong thời gian qua đang rơi vào tình trạng tồi tệ vì cuộc tranh chấp lãnh thổ nói trên. Bắc Kinh rất tức giận và khó chịu trước việc Tokyo luôn thể hiện một lập trường cực kỳ kiên quyết và cứng rắn trong cuộc tranh chấp đó.
Trong một động thái thêm nữa thể hiện sự không hài lòng của Trung Quốc đối với Nhật Bản, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua cho biết, sẽ không có cuộc gặp gỡ nào giữa lãnh đạo hai nước tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Bali.
"Trong cuộc họp thượng đỉnh này, sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ song phương mà chúng tôi đang sắp xếp để tiến hành. Liên quan đến một cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước Trung, Nhật, hiện tại, chúng tôi chưa có sắp xếp gì", ông Hồng Lỗi đã nói như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ.
"Trung Quốc từ lâu đã yêu cầu Nhật Bản phải đối diện với lịch sử, với sự thực và đối thoại, đàm phán với Trung Quốc về vấn đề quần đảo Điếu Ngư. Tuy nhiên, Nhật Bản chưa có câu trả lời cho vấn đề đó", ông Hồng Lỗi cho biết thêm.
"Chúng tôi kêu gọi Nhà lãnh đạo Nhật Bản ngừng ngay những lời nói sáo rỗng và tiến hành các cuộc đối thoại, tham vấn thực sự với Trung Quốc để vượt qua những khó khăn trong việc phát triển mối quan hệ song phương", phát ngôn viên Hồng Lỗi nói thêm.
Trước đó, hồi cuối tuần trước, ở thành phố New York, Thủ tướng Abe cho biết, Nhật Bản sẽ không nhượng bộ trong vấn đề tranh chấp chủ quyền nhưng sẽ không đưa ra bất kỳ động thái nào làm leo thang căng thẳng.
Nhật Bản vẫn chưa xác nhận chính thức về việc Thủ tướng Abe có đến tham dự hội nghị APEC hay không nhưng ông này được cho là sẽ tham dự.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc khước từ các cuộc gặp với giới chức Nhật Bản. Hồi tháng trước, Trung Quốc từng thẳng thừng từ chối một cuộc gặp với giới lãnh đạo hàng đầu của Nhật Bản bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Nga.
Cùng thời gian đó, ngoài từ chối cuộc gặp giữa Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng đã không gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM ).
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây sau khi chính phủ ở Tokyo hồi tháng 9 năm ngoái quyết định mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp với Bắc Kinh.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang nằm trong sự quản lý của Tokyo nhưng Bắc Kinh đang tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng ở đây. Trong suốt nhiều tháng qua, Trung Quốc thường xuyên đưa tàu thuyền và sau này là cả máy bay chiến đấu đến tiếp cận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nhằm thách thức quyền quản lý của Nhật Bản ở đây. Hành động này của Trung Quốc nhiều lần đẩy hai nước Trung-Nhật đến sát bờ vực của một cuộc xung đột.
Tàu Trung Quốc tiếp tục lượn lờ ở vùng tranh chấp với Nhật
Theo thông tin mới nhất vừa được Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc cho biết, một nhóm gồm 4 tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển nước này hôm nay (1/10) tiếp tục tiến hành các chuyến tuần tra đến khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp với Nhật Bản. Nhóm tàu này gồm có các tàu CCG 2151, 1126, 2113 và 2146.
Thủ tướng Nhật Bản hồi cuối tuần vừa rồi đã lên tiếng tố cáo, các tàu thuyền của chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp. Mặc dù vậy, Tokyo vẫn để ngỏ cửa cho các cuộc đối thoại với Bắc Kinh.
"Cánh cửa đối thoại luôn rộng mở và tôi thực sự hy vọng phía Trung Quốc sẽ có thái độ tương tự và có cùng suy nghĩ như vậy với chúng tôi", ông Abe cho biết tại một cuộc họp báo sau khi tham dự cuộc họp hàng năm của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở Mỹ.
Thủ tướng Nhật Bản luôn bày tỏ mong muốn có một cuộc họp thượng đỉnh với Trung Quốc để giải quyết những vấn đề khúc mắc bởi ông này tin rằng, quan hệ hai nước Trung-Nhật là một mối quan hệ quan trọng.
Về phần mình, Trung Quốc cho biết nước này sẵn sàng đối thoại nhưng chỉ khi Nhật Bản chính thức thừa nhận có cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là điều mà Thủ tướng Abe luôn bác bỏ.
Kể từ khi ông Abe lên cầm quyền, chính quyền của ông này đã duy trì một lập trường cứng rắn và kiên quyết không lùi bước trong cuộc tranh chấp với nước láng giềng Trung Quốc. Nhật Bản quyết liệt đối đầu với Trung Quốc. Thủ tướng Abe đã ra sức củng cố sức mạnh quân sự của Nhật Bản đồng thời tăng cường tìm kiếm liên minh để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc.
Theo_VnMedia
Trung Quốc "nhe nanh múa vuốt" dọa Nhật Hải quân Quân đội Nhân dân Trung Hoa hôm qua (15/8) đã khai hỏa một cuộc tập trận kéo dài 4 ngày ở biển Hoa Đông - nơi đang chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt vì tranh chấp lãnh thổ giữa nước này với Nhật Bản. Cuộc tập trận mới nhất này là một phần trong hàng loạt những động thái phô...