Nhật phát triển mạnh radar săn chiến đấu cơ tàng hình Trung Quốc
Ngày 12-10, các quan chức Nhật Bản cho biết, Bộ Quốc phòng nước này có kế hoạch trong năm tài khóa 2014 sẽ bắt đầu phát triển một hệ thống radar mới, có khả năng phát hiện và theo dõi các máy bay chiến đấu tàng hình.
Theo các quan chức này, với sự phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới ngày càng tăng trên khắp thế giới, nên việc thiết kế những công nghệ như vậy cũng trở lên ngày càng cấp thiết.
Lực lượng tự vệ trên không của Nhật Bản đã lựa chọn máy bay tàng hình F-35 là máy bay chiến đấu chủ lực tiếp theo, trong khi Trung Quốc cũng có kế hoạch sớm đưa vào biên chế các loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 như J-20, J-31…
Trong đề xuất ngân sách cho năm tài chính 2014 bắt đầu từ tháng 4 tới, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu 3,7 tỷ yên (khoảng 37,7 triệu USD) cho nghiên cứu và phát triển loại radar này. Các quan chức nước này ước tính quá trình nghiên cứu và phát triển dự kiến sẽ phải mất ít nhất 6 năm, nên loại radar mới này khó có thể được đưa vào sử dụng trong vòng 10 năm tới.
Bộ Quốc phòng nước này hy vọng sẽ sản xuất một radar có thể được lắp đặt trên các xe bọc thép, để cho phép radar có thể triển khai tới mọi miền đất nước. Hệ thống vũ khí mới này ban đầu được cho là sẽ được triển khai tại các địa điểm như trên Đảo Miyako, thuộc Okinawa, nhưng nằm gần không phận Trung Quốc, để bổ sung cho các căn cứ radar hiện tại.
Máy bay chiến đấu tàng hình Trung Quốc như J-20 là mục tiêu trực tiếp mà Nhật nhắm tới
Video đang HOT
Ngoài ra, Nhật còn không ngừng đầu tư phát triển và nâng cấp các loại radar tiên tiến triển khai cố định. Để tăng cường khả năng giám sát và răn đe trên biển, chú trọng ngăn chặn cái gọi là “hành động xâm lược biển đảo”, của “một số đối thủ tiềm tàng”, ngoài việc tăng cường triển khai radar giám sát biển FPS-5 ở Okinawa, Nhật Bản còn triển khai radar chống tàng hình thế hệ mới nhất FPS-7.
Đây là loại radar cảnh giới, giám sát biển kiểu cố định rất hiện đại, có tính năng vượt trội các loại radar thế hệ cũ, vừa có khả năng phát hiện máy bay tàng hình, vừa có năng lực phòng thủ tên lửa… FPS-7 là loại anten đầu tiên của Nhật Bản áp dụng công nghệ anten radar bãi rộng, nâng cao cực đại tính linh hoạt, phạm vi giám sát và độ nhạy của anten.
Cùng với các dự án đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch sẽ bắt đầu nghiên cứu phát triển một hệ thống kiểm soát hỏa lực có thể đánh chặn – thông qua các tên lửa đất đối không – các máy bay chiến đấu tàng hình do hệ thống radar mới này phát hiện, nếu máy bay được cho là chuẩn bị tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản.
Theo ANTD
Trung Quốc lo ngại "sát thủ máy bay tàng hình" ở biển Đông
Ngày 16/07, trang mạng Đông Phương của Trung Quốc có bài viết mang tiêu đề: "Radar chống tàng hình trên biển Đông có thể bắt chết J-20 của Trung Quốc", phân tích về tính năng chống máy bay tàng hình của loại radar RV01/VOSTOK-E mà Việt Nam hiện đang sở hữu.
Cuối thế kỷ 20, các loại máy bay và tàu chiến tàng hình đã bắt đầu xuất hiện làm cho cuộc chiến tàng hình và chống tàng hình trên thế giới trở thành một cuộc đuổi bắt giữa các cường quốc công nghệ. Bước sang thế kỷ 21, Nga không ngừng cho ra mắt các loại radar dải tần VHF thế hệ mới, chuyên dụng để chống các phương tiện bay tàng hình như radar RV01/VOSTOK-E.
Đơn vị chuyên đảm nhận lĩnh vực này của Nga là nhà nghiên cứu, chế tạo radar cực kỳ nổi tiếng - Viện nghiên cứu trang bị kỹ thuật vô tuyến điện Nizhny Novgorod, tên đầy đủ là Công ty cổ phần hữu hạn, Viện nghiên cứu trang bị kỹ thuật vô tuyến điện Nizhny Novgorod thuộc Trung tâm sản xuất và nghiên cứu khoa học Liên bang. Viện này có tên viết tắt là , tên giao dịch quốc tế là NNIIRT.
Hệ thống radar RV01/VOSTOK-E của Nga
Loại radar mới của Nizhny Novgorod được áp dụng công nghệ phần mềm máy tính COTS rất tiên tiến, bên trong mỗi chấn tử của an-ten đều có 1 thiết bị thu và 1 thiết bị phát siêu nhỏ. Hiện Nga có ít nhất 2 thiết kế radar áp dụng công nghệ quét mảng pha điện tử AESA, có khả năng thay đổi phương hướng quét của chùm sóng một cách linh hoạt (agile beam-steeringcapabilities).
Các radar này được đánh giá là không hề thua kém radar SPY-1 thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ. Công nghệ xử lý sóng tạp (sóng nhiễu) của nó rất tiên tiến, có thể so sánh được với công nghệ xử lý tín hiệu tự động theo không gian và thời gian trên máy bay cảnh báo sớm (máy bay dự cảnh - AWACS) E-2D/D của không quân Mỹ.
Gần đây một loạt các tạp chí quân sự nổi tiếng của Nga như "Bình luận quân sự", "Cán cân quân sự"... đều khẳng định, một số nước Đông Nam Á đã mua một số lượng lớn các hệ thống radar phòng không RV01/VOSTOK-E từ Belarus. Loại radar này của Belarus tính năng còn ưu việt hơn các nguyên mẫu của Nga, nếu bố trí trên biển Đông có thể phát hiện và bắt chết các máy bay chiến đấu tàng hình.
Cơ chế tán xạ sóng của máy bay tàng hình đối với radar bước sóng 2m (tán xạ theo cơ chế phân cực và cộng hưởng)
Trung Quốc lo ngại nếu loại radar này được bố trí trên biển Đông có thể khắc chế được máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc trong tương lai.
Mô hình quét mục tiêu của radar VHF
Trạm Vostok E phát sóng VHF với tần số trung tâm 175 MHz, đổi tần linh hoạt với trên 50 kênh, sử dụng 1 trong 2 tần số nhảy ngẫu nhiên, Vostok E khó bị phương tiện trinh sát điện tử của đối phương phát hiện ở tầm ngoài 200km. Sai số đo xa của trạm này chỉ là 25m; sai số phương vị 1 độ; sai số tốc độ 1,8m/giây.
Khi triển khai trên thực địa, do có 4 chân kích mở rộng chân đế, nên anten Vostok E chịu được sức gió tốc độ lên đến 35m/s, hoạt động tốt cả khi tuyết rơi, nhiệt độ xuống thấp. Radar Vostok E có thể điều khiển từ xa ở khoảng cách 500m. Toàn bộ trạm anten được lắp trên một xe quân sự nên tính việt dã cao.
Hệ thống radar RV01/VOSTOK-E được chuyên chở trên các xe vận tải kiểu 6x6, khi triển khai tác chiến, đội hình bố trí theo hình tam giác hoặc đa giác với ít nhất 3 hệ thống RV01/VOSTOK-E trở lên. Thời gian triển khai hoặc thu hồi 1 trạm chỉ trong vòng 6 phút.
Mô hình phối hợp giữa radar RV01/VOSTOK-E với tên lửa phòng không S-300.
Theo ANTD
Lộ ảnh tên lửa mới trên tiêm kích tàng hình Trung Quốc Tờ Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) đã cho đăng tải hình ảnh của một loại tên lửa bí ẩn gắn trên chiếc J-20, mẫu máy bay chiến đấu tàng hình nội địa đầu tiên của Trung Quốc, trang tin Want China Times (Đài Loan) đưa tin ngày 23.9. Ảnh loại tên lửa mới, bí ẩn màu trắng nằm bên ngoài thân chiếc...