Nhật phát triển chiến đấu cơ tàng hình đối phó với Trung Quốc
Một nguyên mẫu của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 của Nhật Bản Mitsubishi ATD- X Shinshin sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 2 tới. Đó là thông tin vừa được tòa soạn thường trú của tạp chí Diplomat tại Tokyo đưa ra hôm qua (4/1) trong một tuyên bố.
Nguyên mẫu của chiến đấu cơ do Viện Nghiên cứu và Phát triển Kỹ thuật của Bộ Quốc phòng Nhật Bản chế tạo, sẽ trải qua các đợt thử nghiệm trên mặt đất tại trung tâm thử nghiệm của tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi Heavy Industries ở quận Aichi, trước khi lần đầu tiên cất cánh lên bầu trời trong tháng 2 tới. Trong chuyến bay đầu tiên, chiến đấu cơ trên sẽ bay tới Trường bay Gifu ở Quận Gifu lân cận.
Theo The Diplomat, mục tiêu cơ bản của chương trình chiến đấu cơ tàng hình ATD-X là “phát triển một mẫu máy bay nghiên cứu để kiểm tra năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản trong việc chế tạo động cơ máy bay cũng như các công nghệ tàng hình khác”.
Chiến đấu cơ ATD-X dự kiến có chiều dài 14 mét, trang bị động cơ IHI Corp Nhật Bản. Trị giá máy bay có thể lên đến 40 tỷ yên (khoảng 324 triệu USD).
Đại diện của Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận, ATD-X có khả năng trở thành cơ sở để chế tạo máy bay thay thế các tiêm kích F-2, từng được Mitsubishi Heavy Industries và Lockheed Martin hợp tác sản xuất cho Không quân Nhật Bản. ATD-X sẽ được cài đặt động cơ mạnh hơn 3 lần và trong thân máy bay có thêm chỗ chứa đạn dược.
Máy bay ATD-X được thiết kế có khả năng đối phó với các chiến đấu cơ của Trung Quốc và Nga ở vùng biển Nhật Bản và biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa các nước.
Chiến đấu cơ tàng hình trên được kỳ vọng sẽ được bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2027.
Video đang HOT
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Myanmar tự đóng khinh hạm tàng hình
Hải quân Myanmar vừa tiếp nhận khinh hạm tàng hình UMS Sin Phyu Shin (F 14), trong nỗ lực trở thành lực lượng có sức mạnh hàng đầu Đông Nam Á.
Buổi lễ bàn giao tàu chiến mới diễn ra đúng dịp kỷ niệm 68 năm thành lập Hải quân Myanmar vào ngày 24/12. Tướng Min Aung Hlaing, Tư lệnh lực lượng vũ trang Myanmar tham dự buổi lễ và tiến hành kiểm tra các dự án đóng tàu tại nhà máy ở Thanlyin.
Theo Jane's Defence Weekly, việc bàn giao tàu chiến mới hé lộ nhiều thông tin về chương trình tàu khu trục nhỏ được khởi xướng từ năm 2005 của Myanmar. Tàu đầu tiên mang tên Aung Zeya (F 11) được đưa vào hoạt động từ năm 2010. Tàu thứ 2 Kyan Sitthar (F 12) hoạt động từ năm 2014. Tàu thứ 3 Sin Phyu Shin vừa mới được biên chế.
Các kỹ sư đã áp dụng công nghệ tàng hình trong thiết kế từ tàu thứ 2 trở đi với 2 cột buồm và nhà chứa máy bay trực thăng. Tàu có chiều dài 108 m, rộng khoảng 13,5 m, lượng giãn nước khoảng 2.500 tấn.
Trang thiết bị hỗn hợp
Khinh hạm F 14 của Hải quân Myanmar. Ảnh: Facebook/Hải quân Myanmar
Khinh hạm F 14 sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu trên không RAWL-02 do Ấn Độ sản xuất theo giấy phép từ radar LW-08 của Pháp gắn ở cột buồm phía sau. Cột buồm phía trước lắp radar tìm kiếm mục tiêu Type 362 cho tên lửa chống hạm do Trung Quốc sản xuất. Ngoài ra, F 14 còn có 2 radar điều khiển hỏa lực Type-47 của Trung Quốc lắp dưới chân cột buồm.
Tàu sử dụng hệ thống định vị thủy âm HMS-X do Ấn Độ chế tạo để tìm kiếm và phát hiện tàu ngầm đối phương. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng Ka-27 của Nga hoặc Z-9C của Trung Quốc.
F 14 được vũ trang một pháo hạm Oto Melara 76 mm với thiết kế có khả năng giảm mặt cắt radar. Pháo có tốc độ bắn 85 viên/phút, tầm bắn tối đa 20 km. 3 hệ thống phòng thủ tầm cực gần NG-18 do Trung Quốc sản xuất. 6 giá phóng tên lửa phòng không vác vai và 2 súng máy bên mạn tàu có nguồn gốc từ Triều Tiên.
Vũ khí mạnh nhất của khinh hạm F 14 là 8 tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc sản xuất. TheoGlobal Security, tên lửa C-802 có tầm bắn khoảng 280 km mang theo đầu đạn nặng 165 kg. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Yu-7 của Trung Quốc.
Hệ thống động lực của tàu dựa trên 2 động cơ diesel PA6 STC 16 xy lanh công suất 7.600 mã lực/chiếc do công ty động cơ Thiểm Tây, Trung Quốc chế tạo theo công nghệ của Đức.
Đẩy mạnh công nghiệp trong nước
Tàu tên lửa tấn công nhanh F491 do Myanmar chế tạo. Ảnh: Hải quân Myanmar
Myanmar đầu tư khá mạnh nhằm hiện đại hóa quân đội. Họ tập trung đóng mới các tàu chiến hiện đại trong nước với sự trợ giúp kỹ thuật từ Trung Quốc. Từ năm 2008, nhà máy đóng tàu hải quân Myanmar bắt đầu đóng mới lớp tàu hộ vệ tên lửa Aung Zeya và đưa vào biên chế hoạt động từ năm 2010.
Trong năm 2011, Myanmar đã mua 2 tàu khu trục nhỏ Type-053H cũ từ Hải quân Trung Quốc để tăng cường sức mạnh trong khi chờ các tàu đóng mới trong nước hoàn thành.
Năm 2012, nhà máy này tiếp tục chương trình đóng mới khinh hạm tàng hình lớp Kyan Sittha. Lớp tàu này sử dụng trang thiết bị hỗn hợp từ Ấn Độ, Trung Quốc và Nga. Hải quân Myanmar dự kiến sẽ đóng mới 5 tàu, trong đó có 2 tàu đã đi vào hoạt động.
Ngoài ra, Myanmar đang đóng mới loại tàu hộ tống đa năng lớp Anawrahta (3 chiếc đang hoạt động) và tàu tên lửa tấn công nhanh F491. 2 loại tàu chiến này sử dụng trang thiết bị và vũ khí từ Trung Quốc, Israel và Nga.
Tính từ năm 2005 đến nay, Myanmar đã đưa vào sử dụng 9 tàu chiến hiện đại trong đó có 7 tàu đóng mới trong nước. Nổi bật là 2 khinh hạm tàng hình F 12 và F 14. Các tàu chiến đều được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa của Trung Quốc và Nga.
Công nghiệp đóng tàu Myanmar đang tiến hành 3 chương trình tàu chiến khác nhau, trong nỗ lực đưa hải quân nước này trở thành lực lượng có sức mạnh hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Theo NewZing
Mỹ sắp thử nghiệm vũ khí laser tàng hình Tờ Mirror (Anh) hôm 28-12 cho biết quân đội Mỹ sẽ bắt đầu thử nghiệm vũ khí laser có khả năng tiêu diệt các mục tiêu nhưng không gây ra tiếng ồn vào tháng tới. Giới chuyên gia quốc phòng Mỹ nói rằng tia laser này có cường độ lên tới 150 kilowatt, không gây tiếng động và hoàn toàn "vô hình". Nó...