Nhật phản đối UNESCO công nhận tài liệu về vụ thảm sát Nam Kinh
Nhật Bản ngày 10.10 phản đối Tổ chức UNESCO quyết định phong tặng những tài liệu liên quan đến vụ thảm sát Nam Kinh là Di sản tư liệu thế giới (còn gọi là Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO).
Bảo tàng Thảm sát Nam Kinh ở Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Trước đó ngày 9.10, UNESCO nhất trí phong tặng Di sản tư liệu thế giới cho những tài liệu – theo yêu cầu của Trung Quốc – ghi chép lại những vụ thảm sát và hiếp dâm hàng loạt của lính Nhật sau khi thành phố Nam Kinh của Trung Quốc thất thủ vào năm 1937, theo AFP.
Vụ thảm sát Nam Kinh là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, và Bắc Kinh cáo buộc Tokyo không biết chuộc lỗi tội ác diệt chủng ở Nam Kinh.
Nhật Bản kêu gọi UNESCO không đưa những tài liệu về thảm sát Nam Kinh vào Chương trình Ký ức thế giới, đồng thời cáo buộc UNESCO bị chính trị hóa.
Video đang HOT
“Thật đáng tiếc khi một tổ chức quốc tế lẽ ra phải trung lập và công bằng khi cân nhắc Di sản tư liệu thế giới. Với tư cách là một thành viên của UNESCO, chính phủ Nhật Bản sẽ nỗ lực thúc đẩy cuộc cải tổ chương trình này của UNESCO để nó không bị lợi dụng vì mục đích chính trị”, theo thông cáo Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
UNESCO đưa ra quyết định công nhận những tài liệu về thảm sát Nam Kinh là Di sản tư liệu thế giới sau tiến trình đánh giá những tài liệu được ứng cử từ 40 quốc gia khác nhau, kéo dài hai năm.
Nhật Bản xâm lược Trung Quốc trong thập niên 1930 và hai quốc gia này trong tình trạng chiến tranh toàn diện kể từ năm 1937 cho đến khi Nhật bại trận trong chiến tranh thế giới lần 2 vào năm 1945, theo AFP.
Trung Quốc cho biết 300.000 người thiệt mạng trong vụ quân Nhật thảm sát, hiếp dâm kéo dài 6 tuần sau khi tiến vào thành phố Nam Kinh vào năm 1937.
Một số học giả nước ngoài cho rằng số nạn nhân thấp hơn con số mà Bắc Kinh công bố, trong khi một số học giả khác cho rằng không có vụ thảm sát Nam Kinh. Và chính phủ Nhật bác bỏ cáo buộc quân Nhật phạm tội ác diệt chủng ở Nam Kinh.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Trào lưu bán thận mua iPhone ở Trung Quốc
Để có thể sở hữu những chiếc điện thoại smartphone thời thượng nhất, không ít thanh niên ở Trung Quốc đã quyết định bán thận lấy tiền thỏa mãn ước mơ của mình. Thị trường chợ đen buôn bán nội tạng ở Trung Quốc vẫn phát triển rầm rộ và những "fan cuồng" của sản phẩm điện tử mới đã phải trả những cái giá rất đắt
Mất tích sau khi giao dịch bán thận không thành
Sở hữu những chiếc điện thoại iPhone thế hệ mới nhất luôn là ước mơ cháy bỏng của những tín đồ công nghệ. Tuy nhiên, ước mơ đó lại rất xa vời với thu nhập của không ít người trẻ. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đưa chuyện bán thận để mua iPhone như một cách minh chứng hài hước việc sản phẩm của hãng "Quả táo cắn dở" có sức ảnh hưởng thế nào đến người dân nước này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, "bán thận mua iPhone" không chỉ là câu chuyện cười mà thậm chí đang là một trào lưu trong giới trẻ Trung Quốc.
Sự việc được đưa ra ánh sáng khi một người đàn ông tên là Wu báo với cảnh sát ở Nam Kinh rằng, bạn của anh tên là Huang đã mất tích sau một giao dịch bán nội tạng không thành. Theo báo cáo, Wu và Huang là người Dương Châu, Giang Tô và hai người khát khao có được chiếc iPhone 6s mới nhất có giá lên tới 4.488 NDT ( khoảng 449 bảng Anh). Họ đã đặt hàng iPhone 6s tại một cửa hàng phân phối điện thoại, lịch giao hàng là ngày 12-9. Tuy nhiên, gần đến thời gian nhận hàng, Wu và Huang vẫn chưa có đủ số tiền để mua điện thoại mới. Huang đã nói với Wu rằng, anh đã được nghe về việc bán thận mua iPhone và sẽ làm điều đó.
Wu và Huang tìm đến thị trường buôn bán nội tạng trực tuyến, bao gồm cả mạng xã hội QQ của Trung Quốc. Cuối cùng, hai người đã liên lạc được với một "đầu mối" môi giới bán thận trên mạng trên QQ. Theo đó, một quả thận có thể bán với giá 100.000NDT (khoảng 10.000 bảng Anh) đến 200.000 NDT (khoảng 20.000 bảng Anh) tùy thuộc vào nhóm máu của người bán.
Một người mua thận giấu tên nói với Wu và Huang rằng, hai người cần kiểm tra y tế tại một bệnh viện ở Nam Kinh để xác định nhóm máu, tình trạng sức khỏe trước khi mức giá cuối cùng được đưa ra. Tuy nhiên, khi Wu và Huang đến Nam Kinh, họ không tìm thấy người mua thận như thỏa thuận trước đó. Hơn thế, kết quả các xét nghiệm cũng chưa thể lấy ngay trong thời gian ngắn nên Wu và Huang không có tiền để mua điện thoại thông minh thế hệ mới nhất của Apple.
Trước tình hình trên, Wu đã khuyên Huang dừng việc bán thận lại. Thậm chí, Wu đã gọi điện cho cảnh sát. Là một tín đồ của Apple, Huang bỏ chạy khi Wu gọi điện cho cảnh sát và kể từ đó không xuất hiện trở lại. Cảnh sát nói rằng, họ sẽ cố gắng theo dõi, tìm kiếm Huang vì anh có thể bị nguy hiểm, tuy nhiên, Huang đã tắt điện thoại và hiện vẫn chưa thể liên lạc được.
Không phải là trường hợp duy nhất
Đáng lo ngại là, Wu và Huang không phải tín đồ Apple bán thận lấy tiền mua iPhone đầu tiên ở Trung Quốc dù bán nội tạng trên thị trường chợ đen là bất hợp pháp. Vào năm 2014, Hu và Xiang - hai người đàn ông ở Hồ Bắc đã tìm cách bán thận để mua iPhone nhưng không thành. Sau đó, hai người quyết định cướp tiền của một lái xe taxi. Trước đó, vào năm 2011, một học sinh trung học 17 tuổi ở Hồ Nam tên là Zheng đã quyết định bán một quả thận trên thị trường chợ đen với giá 22.000 NDT (khoảng 2.200 bảng Anh) để mua một chiếc iPhone và một chiếc iPad. Sau đó, chàng thanh niên này bị tàn tật vì những biến chứng sau phẫu thuật.
Những sản phẩm công nghệ của Apple rất được ưa chuộng ở Trung Quốc. Doanh số bán iPhone ở thị trường đông dân nhất thế giới này đã đạt được những kết quả rất ấn tượng, vượt xa nhiều thị trường khác trên thế giới cộng lại. Những nhà lãnh đạo của Apple từng cho biết rằng, nhiều sản phẩm mới của hãng này chính là nhằm chinh phục thị trường Trung Quốc. Với người dân Trung Quốc, sở hữu điện thoại iPhone mới nhất được coi như cách để chứng minh "đẳng cấp" của mình.
Trước tình trạng thanh niên bán thận mua điện thoại thông minh có chiều hướng gia tăng, một ngân hàng tinh trùng thuộc Bệnh viện Renji ở Thượng Hải đã đưa ra giải pháp kêu gọi "hiến tinh trùng, mua iPhone". Giải pháp này đang được giới trẻ Trung Quốc chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Theo đó, với 17ml tinh trùng, người hiến tặng có thể nhận được 6.000 NDT (khoảng 600 bảng Anh). Số tiền này đủ mua một chiếc iPhone 6s với giá trung bình khoảng 5.288 NDT (529 bảng Anh). Tuy nhiên, những người hiến tặng phải đảm bảo các tiêu chuẩn do bệnh viện đưa ra như cao từ 1,65m trở lên, có bằng đại học và sức khỏe tốt.
Theo_An ninh thủ đô
Biến động nhân sự Quân đội Trung Quốc Ba viên tướng Chính ủy binh chủng Không quân thuộc 3 đại quân khu Nam Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam vừa được điều động về Bộ Tư lệnh Không quân Trung Quốc. Thông tin này được South China Morning Post ngày 8/7 đăng tải cho biết. Theo đó, Vu Trung Phúc, Chính ủy binh chủng Không quân quân khu Nam Kinh được thăng...