Nhật phá hủy kho vũ khí hóa học bỏ lại ở Trung Quốc
Bắc Kinh và Tokyo hôm nay bắt đầu quá trình phá hủy hàng triệu tấn vũ khí hóa học mà Nhật Bản bỏ lại ở Trung Quốc vào cuối Thế chiến II.
Chuyên gia thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các binh sĩ đóng gói những quả bom được tìm thấy tại một điểm khai quật vũ khí hóa học Thế chiến II ở tỉnh Hắc Long Giang. Ảnh minh họa: Reuters
Xinhua dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay cuộc phá hủy thử nghiệm sẽ diễn ra tại tỉnh Cát Lâm, nơi có lượng vũ khí hóa học bị chôn vùi lớn nhất, ước tính 330.000 đơn vị.
Hoạt động này đánh dấu một giai đoạn mới trong việc xử lý số vũ khí độc hại, quyết định đến quá trình phá hủy toàn bộ chúng.
Nhật Bản bỏ lại ít nhất hai triệu tấn vũ khí hóa học tại khoảng 40 địa điểm ở 15 tỉnh của Trung Quốc vào cuối Thế chiến II, phần lớn tập trung ở ba tỉnh đông bắc. Dù chiến tranh đã kết thúc hàng thập kỷ nhưng số vũ khí này vẫn gây ra mối đe dọa lớn cho người dân, tài sản và môi trường của Trung Quốc.
Theo Công ước Cấm Vũ khí Hóa học và bản ghi nhớ về phá hủy vũ khí hóa học bị bỏ lại mà Trung Quốc và Nhật Bản đều ký kết năm 1999, Tokyo sẽ chịu trách nhiệm về kinh phí, công nghệ, chuyên môn và cơ sở hạ tầng, trong khi Bắc Kinh chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
“Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc giục Nhật Bản đẩy nhanh quá trình tiêu hủy trên điều kiện tiên quyết là đảm bảo an toàn cho người dân và môi trường”, Bộ Ngoại giao nước này cho biết.
Video đang HOT
Anh Ngọc
Theo VNE
Nhà nước Hồi giáo có thể sở hữu vũ khí hóa học
Các bức ảnh cho thấy dấu hiệu bất thường trên thi thể các chiến binh người Kurd bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo sát hại làm dấy lên mối lo ngại rằng nhóm khủng bố đang sở hữu vũ khí hóa học.
Quang cảnh tại một cơ sở sản xuất vũ khí hóa học đã bị phá hủy ở phía bắc thủ đô Baghdad, Iraq. Ảnh: AP
Thông tin từ những bức hình mới nhất được công bố và kiểm tra bởi các nhà hoạt động người Kurd cùng chuyên gia nghiên cứu Israel, cho thấy dường như nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang sở hữu, thậm chí là đã sử dụng vũ khí hóa học làm phương tiện để mở rộng phạm vi chiếm đóng tại Iraq và Syria.
Nhóm này có thể thu được các hợp chất hóa học tại Iraq hồi tháng 6 và dùng chúng để giết hại ba chiến binh người Kurd vào tháng 7, ở địa điểm chiến lược quan trọng Kobani, gần biên giới phía tây bắc Syria, Huffington Postdẫn thông tin từ báo cáo hôm 12/10 của Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu về Quan hệ Quốc tế, một nhánh của Trung tâm Liên ngành ở Herzliya, Israel.
Nếu được xác thực, việc sở hữu vũ khí hóa học của IS có thể khiến nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại lực lượng khủng bố này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, đồng thời, củng cố nhận định cho rằng thế giới phản ứng chưa đủ nhanh và mạnh trước mối đe dọa từ tổ chức khủng bố này.
Các tay súng cực đoan IS không ngừng gia tăng tấn công thị trấn biên giới Kobani trong hơn một tháng nay. Xung đột ở đây thu hút nhiều sự quan tâm khi lực lượng phòng vệ, gồm cả người Kurd và phiến quân đường lối ôn hòa thân Mỹ, phải lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ từ quốc tế.
Jonathan Spyer, tác giả của bản báo cáo, sử dụng chứng cứ bằng hình ảnh do những người Kurd ở Kobani cung cấp và tài liệu phát hành năm 2004 của CIA về cơ sở sản xuất vũ khí hóa học của Iraq, bị IS chiếm hồi tháng 7, để chỉ ra rằng, "ít nhất một lần, IS dùng chất hóa học trong giao tranh với binh sĩ người Kurd ở Kobani".
"Khả năng sở hữu vũ khí hóa học của IS rõ ràng là một mối lo ngại rất nghiêm trọng và nên là vấn đề cấp bách cần quan tâm và điều tra hơn nữa", Spyer nhấn mạnh.
Vết thương trên cơ thể chiến binh người Kurd, bằng chứng cho thấy Nhà nước Hồi giáo sử dụng vũ khí hóa học. Ảnh: MERIA
Bản bảo cáo của Spyer buộc tội IS sử dụng vũ khí hóa học trong trận chiến ngày 12/7 tại khu vực phía đông Kobani. Nơi này hiện nằm dưới quyền kiểm soát của các tay súng cực đoan. Spyer đã đăng tải những dấu hiệu của một cuộc tấn công hóa học từ cuộc xung đột này trên trang tin Al-Modon của Lebanon chỉ bốn ngày sau đó.
Trong bài viết, Spyer dẫn lời bộ trưởng y tế của chính quyền người Kurd ở Kobani cho biết, nhiều chỗ trên ba xác chết của binh sĩ "bị cháy xém và xuất hiện những vết màu trắng... Điều này là biểu hiện của việc bị nhiễm chất hóa học, có thể dẫn tới cái chết mà không để lại bất kỳ thương tích hay vết chảy máu nào". Các thi thể cũng không hề bị đạn bắn, ông nói thêm.
Một báo cáo về việc chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học hồi năm ngoái cũng nhận được nhiều sự chú ý của thế giới. Bất chấp các thỏa thuận quốc tế về việc tiêu hủy khí tài của Assad, nhà nước của ông này gần đây tiết lộ họ vẫn sở hữu cơ sở sản xuất vũ khí hóa học chưa bị đóng cửa.
"Do khu vực nghi vấn hiện bị IS kiểm soát và các vùng đất của người Kurd ở Kobani có khả năng sẽ không còn tồn tại trong thời gian ngắn nữa nên tôi quyết định công bố các hình ảnh này", Huffington Post dẫn lời Syper nói.
Nhưng câu hỏi quan trọng đặt ra là liệu những cảnh báo có thể được đưa ra sớm hơn không? Iraq từng thông báo với cộng đồng quốc tế rằng IS đã chiếm đóng một cơ sở sản xuất vũ khí hóa học lớn ở Muthanna, phía tây bắc thủ đô Baghdad.
Mohamed Ali Alhakim, đại sứ Iraq tại Liên Hợp Quốc, nêu rõ vị trí hai hầm chứa tại khu tổ hợp này, một hầm chất đầy tên lửa nhồi độc dược thần kinh cực mạnh sarin, hầm khác có đạn nạp khí mù tạt, chất độc tế bào, tác nhân gây phồng da, hình thành mụn nước trên da khi tiếp xúc.
Đề cập tới cuộc tấn công của IS tại cơ sở Muthanna, Jen Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hai hầm chứa này "không có vũ khí hóa học còn nguyên vẹn... và rất khó, thậm chí là không thể dùng chúng một cách an toàn, phục vụ cho mục đích quân sự hay chỉ đơn giản là di chuyển chúng".
Theo Spyer, cuộc điều tra của CIA năm 2004 lại cho thấy có tồn tại những vật liệu hóa học mà IS dễ dàng vận chuyển tới trung tâm đầu não của chúng ở Raqqa.
Jean Pascal Zanders, chuyên gia về vũ khí hóa học, thì tranh luận rằng rất ít khả năng IS có thể sử dụng những vũ khí chúng chiếm được, bởi sarin và khí mù tạt bị phân rã theo thời gian.
Chuyên gia Hamish de Bretton-Gordon phân tích, nếu được xác minh là thật, triệu chứng trong các bức hình "hoàn toàn phù hợp với những gì các chất làm phồng rộp, như khí mù tạt, có thể gây ra".
Max Abrahms, giáo sư nghiên cứu chống khủng bố tại Đại học Northeastern, nhận xét, vũ khí hóa học có thể giúp IS gây sức ép đối với các cộng đồng dân chúng trong khu vực và những nhóm vũ trang đối lập nhưng dường như sẽ không tạo ra thay đổi đáng kể trong kế hoạch của Nhà Trắng.
Vũ Hoàng
theo Huffington Post
Mỹ "đốt" trung bình nữa triệu USD chỉ để phá hủy một xe tải của IS Con số đáng ngạc nhiên này đã nói lên phần nào tính thiếu hiệu quả của các cuộc không kích mà Mỹ đang tiến hành tại Iraq và Syria. Mỹ đang phải trả một giá quá đắt để kìm hãm bước tiến của các chiến binh IS tại Iraq và Syria. Lấy các cuộc không kích vào một ngày đầu tháng 10 làm...