Nhạt nhẽo với trò… “lên mây chém gió”
Bệnh “chém” đang lây lan với tốc độ chóng mặt. Bất cứ chỗ nào cũng có thể gặp “trà chanh chém gió”, “trà đá chém gió”; đến cơ quan thì gặp đồng nghiệp… “chém”, sếp …”chém”; vào internet thì gặp “chém gió bang”, “hội những người thích chém gió”, thậm chí có cả trang web chuyên về… chém gió.
Chém gió để khoe… “tiền tấn”
Tôi có ông bạn, làm ở công ty tư nhân SPB trên đường Bưởi, giờ đã nghỉ việc mà vẫn chưa hết sợ khi kể về vị giám đốc cũ tên Thăng. Có lần, khi cùng sếp đi ký hợp đồng với đối tác là một đại gia ở Long Biên, nhận tiền đặt cọc, Thăng cao hứng mời cả bọn vào nhà hàng ăn cá trình. Vừa ăn, Thăng vừa nói: “Chú mày là sướng nhất vì làm được với anh, không thì cả đời chắc chả bao giờ được ăn cá trình”.
Lát sau, khi đã có chút men, ông sếp tiếp tục: “Cái thằng vừa rồi kí hợp đồng, chẳng qua là mấy bọn giàu “xổi”, làm sao mà bằng được với anh. Nhà của nó chỉ đáng bằng một phòng của nhà anh. Còn tiền, bọn nó làm sao “đua” được với anh, trên ô tô lúc nào anh cũng có đôi tỷ để tiêu vặt”(!?).
Nở rộ các quán phục vụ “chém gió”
Chưa hết, ông sếp này còn tiếp tục “nổ”: Anh mở công ty này thực ra vì vợ, chứ nếu để tay anh, anh kinh doanh cái khác thì tháng kiếm vài trăm triệu ngon ơ và “con Attila của anh, anh cho mày đấy. À mà thôi, cho mày thì mày kiếm đâu ra tiền mà đổ xăng nuôi nó. Cái giống xe ấy hao xăng, lại làm khổ mày ra” (!?). Chưa hết, trên đường về, Thăng gặp một người (Thăng bảo đấy là “sư phụ” của anh ta) hơn chục năm rồi chưa gặp.
Ngồi uống nước, Thăng không ngớt mồm kể lể về sự giàu sang, phú quý, việc ăn chơi sành điệu của mình… Khi ra về, Thăng không quên nhắn nhủ sư phụ (mà có lẽ người ấy cũng không nhớ thật chính xác Thăng là ai): “Có việc gì cứ gọi cho em, em hô một cái hơn 1000 quân đầy đủ “súng ống” tập hợp trước cửa nhà anh”.
Sau khi làm ở công ty đó một thời gian, ông bạn tôi mới biết Thăng thực ra chẳng học hành, nghề nghiệp gì, sống dựa vào người vợ hờ trong ngôi nhà bà này vay mượn để sửa sang. Mang tiếng là giám đốc nhưng Thăng bỏ mặc nhân viên, suốt ngày la cà “chém gió” để đánh bóng hình ảnh “đại gia” của mình.
Video đang HOT
Không thua kém đẳng cấp chém gió của Thăng, Hòa – một nhân viên PR của một công ty có trụ sở tại Cầu Giấy, cũng “lòe” được không ít người nhờ vào tài ăn nói “một tấc tới trời” của mình. Không có năng lực, chuyên môn nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nhờ “võ mồm” mà Hòa đã ngồi được vào chiếc ghế trưởng phòng.
Có lẽ như các cụ nói “miệng nhà quan có gang có thép”, từ ngày lên trưởng phòng, khả năng ăn nói của Hòa cũng được “nâng trình”. Cứ đến công ty, Hòa tra tấn mọi người bằng những lời “than vãn” như “cái áo này em mua 2,5 triệu đồng, giờ nhìn lại thấy quê quá”; “Hôm nọ buồn tay, em mới lôi về 2 cái túi xách Gucci, mỗi cái có ngàn rưởi (1500 USD); chồng mới vứt cho vài chục ngàn USD bảo không tiêu hết thì đừng có trách. Biết sao bây giờ”. Nhiều chị em nhìn thấy Hòa đến gần đã phải tìm cách đi “lánh nạn”.
“Nhậu với… toàn Thứ, Bộ trưởng” (?!)
Tuấn là giám đốc một công ty chưa tạo được danh tiếng gì trong ngành xây dựng. Trên góc độ công việc, có lẽ không có mấy người biết Tuấn. Tuy nhiên, nói đến Tuấn “chém” thì bạn bè hoặc những ai từng nói chuyện đều công nhận Tuấn ở hạng “thượng thừa”.
Đây cũng có thể coi là một hiện tượng xã hội, biểu hiện một mẫu số chung là những hành vi giống nhau của một nhóm người. Ảnh minh họa
Theo những người bạn của Tuấn, mặc dù lúc nào Tuấn cũng than phiền công việc quá căng thẳng, ít có thời gian gặp gỡ bạn bè buôn chuyện, nhưng cứ đến quán bia, hay quán cà phê, ở đâu ồn ào là biết ngay là có mặt Tuấn “chém”. Có được nghe Tuấn tâm sự, mới thấy được công việc Tuấn bận thế nào: Hôm rồi mình vừa ngồi với mấy anh bên Bộ, các anh bảo mình tham công tiếc việc vừa thôi, “Tối qua, vừa nhậu ở nhà anh T.N (Thứ trưởng Bộ X.), nay mệt kinh khủng”; “Mấy anh bên Tập đoàn Đầu tư Y. hỏi mình có bán công ty không, mình từ chối ngay, vì đấy là tâm huyết của mình” (!?).
Muốn dọa dẫm người nào về pháp luật là Tuấn lại tự nhận mình là người nhà ông Q. (Thứ trưởng một Bộ). Người lạ mà nghe Tuấn nói chuyện thì cứ tưởng giữa Tuấn và ông Q. thân thiết lắm, như anh em một nhà, nào là cùng nhau đi câu cá, đi du lịch. Thực chất, ngoài chuyện cùng quê thì Tuấn chẳng có quan hệ họ hàng gì với nhà ông Q. Sau một thời dài “khuấy đảo” tại các cuộc nhậu, quán trà đá… có lẽ cái mà Tuấn bị mất lớn nhất đó là niềm tin, là trọng lượng của lời nói, sự kính nể từ phía những người xung quanh.
Ths Trần Xuân Hồng (giảng dạy tại Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) cho rằng: Đây cũng có thể coi là một hiện tượng xã hội, biểu hiện một mẫu số chung là những hành vi giống nhau của một nhóm người. So với hệ quy chuẩn chính thống hiện nay thì đó một hình thức lệch chuẩn.
Đối với các bạn trẻ thì có thể xét ở góc độ tâm lý lứa tuổi, ít nghiêm trọng hơn nếu đối chiếu với hình thức lệch chuẩn. Ở lứa tuổi đó, người ta thường có nhiều hành vi bột phát, không kiểm soát được. Nhiều bạn trẻ không chỉ thích “chém gió” mà còn có trào lưu “vái lạy búp bê”, “mặc quần te tua”…
Những hành vi này cũng có thể mất dần theo thời gian. “Tôi vẫn thường khuyên các bạn trẻ, nhất là các bạn sinh viên: Các em hãy chuyên tâm vào học hành, trau dồi kiến thức thay bằng chạy theo những chuyện vô bổ, không cần thiết như ngồi lê quán xá, đàm tiếu những chuyện trên trời dưới bể. Điều đó không những không giúp ích được trong chuyện lập nghiệp sau này, mà vô hình trung còn tạo ra cho các em một hình ảnh xấu, méo mó đối với những người xung quanh”, Ths Hồng nói.
Theo Người đưa tin
Choáng với trà chanh "chém gió, khoe hàng"
Đám nam thanh nữ tú, ăn mặc sành điệu, xế hộp chưa tới nhưng từ LX, SH, đến Wave "ghẻ", "rim" tàu dựng tràn đường. Chém gió cứ gọi là tắt hết cả... bật lửa zippo, nào hôm qua đi chơi với em 9X, "hàng họ" ngon thế nào, hôm kia sinh nhật thằng bạn bay lắc...
Các cô nàng thì y chang một phong cách giống nhau, mắt kẻ đen sậm, lót thêm miếng áp tròng cho giống búp bê, lông mi dán cong vút, dày cộp, áo lệch một bên vai, tay xách theo túi LV, Hermes hàng "phếch", đi đứng như Paris Hilton chuẩn bị sải bước thảm đỏ, cứ gọi là há mỏ nghe các chàng chém, chớp chớp mắt rất ra vẻ thỏ non rình cáo. Một bộ phận thanh niên ngày nay đang phí thời gian vào những cuộc giải trí trà chanh vỉa hè vô bổ như thế này.
Phi chém bất thành... trà chanh!
Tối nào cũng vậy, từ phố trà chanh nhà thờ đường Lý Quốc Sư đến Lương Ngọc Quyến, Đào Duy Từ và rải rác khắp các phố cổ Hà Nội đông nghìn nghịt nam thanh nữ tú, nhiều nhất là teen.
Trà chanh chỉ là cái cớ, một cốc nước trà loãng toẹt, thêm tí đường, vài lát chanh, có giá từ 8.000 đến 15.000 đồng, một đĩa hạt dưa hoặc hướng dương, nam thanh thì thêm vài điếu thuốc, thế là đã có một buổi tán gẫu vui như tết, tha hồ chửi tục, nói bậy, chém gió túi bụi. Hình như đó là một nhu cầu... xả, hay gọi một cách hình tượng hơn là... thoát xác của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Giống như nhu cầu của cánh đàn ông trung niên, cuối buổi chiều nhất định phải gặp nhau làm vài vại bia hơi trước khi về nhà ăn cơm với vợ, thì đám thanh niên hoi cũng vậy, phải gặp bạn bè để "chém", thậm chí chỉ cần vác thêm cô người yêu ra quán trà chanh, ngồi im nghe dân tình xung quanh "chém" cũng là thỏa mãn lắm rồi.
Các quán trà chanh tại phố Nhà Thờ luôn đông khách teen.
Hàng loạt chuyện trên giời dưới bể, nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh câu chuyện muôn thuở: "hàng họ", "gái mú", "lô đề, bóng bánh", và xe cộ, toàn những thể loại "khủng long" hàng mấy tỉ, chả liên quan tới mấy con rim "ghẻ", Wave "chiến" dựng ngoài đường, bọn con trai kể cho bọn con gái, đơn giản và tự nhiên như một phần tất yếu của cuộc sống.
Một tối ép mình lê la giữa cái chốn vỉa hè đầy bụi và ngập tràn "hơi thở cuộc sống" ấy, tôi bỗng thấy mình già nua và lạc hậu vô cùng, khi nghe họ hồn nhiên nói chuyện, bàn luận về sex không chút ngượng mồm.
Đám con gái cũng nhao vào hưởng ứng một cách cuồng nhiệt. Đến giờ cơm chẳng ai buồn về, các chàng không phải nấu cơm đã đành, các nàng cũng không phải về nhà nấu cơm nốt (chắc việc ấy dành cho osin). Chợt giật mình vì một lối sống bị buông lỏng quản lý đến kinh hãi.
Đêm thứ bảy: 22h. Đám thanh niên cả nam lẫn nữ ngồi cạnh chúng tôi vừa "chém" vừa chửi thề, câu chuyện của họ đang nhắc tới một nữ sinh lớp 9, họ chỉ nói với nhau 3 câu nhưng đồ rằng ai cũng đoán được nội dung: "Mày chén nó chưa?". "Chưa". "Thế thì tối nay gặp, chén phát cho máu".
Nhưng hình như anh chàng kia nhát gan hơn nên sau một hồi rất lâu suy tư, đành trả tiền mấy cốc nước, mấy đĩa hạt dưa, rồi lèm bèm một câu nghe đến tủi: "Gái mú là phù du, thầy u mới là tất cả". Rất lõm bõm, nhưng tôi nghe được, các chàng và các nàng mới đang là học sinh lớp 11.
Còn đám thanh niên ngồi bên trái, sau khi chém chán chê, hò nhau đứng dậy. Tưởng họ về, ai dè một thằng con trai rủ cả hội sang bên kia cầu... nghỉ. Nhìn họ, cùng lắm là vừa tới 20 tuổi, tất nhiên chưa chồng chưa vợ, nhưng đã có lịch sinh hoạt như... người lớn. Lạ là ngồi suốt buổi tối, tôi căng tai ra nghe trộm nhưng không thấy cô cậu nào bị bố mẹ tróc nã gọi về. Chỉ thấy họ nghe những cuộc điện thoại của bạn bè.
Từ trà chanh vỉa hè, các vấn đề xã hội được đem ra "chém gió" nhiệt tình.
Và, chao ôi là chửi thề. Cá rằng, nếu các nhà xã hội học làm một cuộc điều tra về "văn hóa chửi bậy" thì có lẽ ở các quán trà chanh này là số 1 về cấp độ và mật độ. Lời "ngọc", ý "ngà" cứ phun ra ào ào từ những khuôn miệng rất xinh của cả nam lẫn nữ.
Có rất nhiều kẻ đang luyên thuyên chém tắt hết cả đèn đường thực chất đang trong trạng thái... ảo tung chảo. Vào bar, lên sàn đập đá mới có nguy cơ bị Công an tóm, chứ cứ ra chém gió ngoài vỉa hè, khó bị đưa vào tầm ngắm. Nếu có bị xử lý, họa hoằn lắm chỉ là bị phạt vì cái tội để xe dưới lòng đường. Thế nên, như một thời đám choai choai vác cả tài mà ra vỉa hè ngồi hút, giờ thì rất nhiều kẻ phê pha chán chê ở đâu đó rồi cũng mò ra trà chanh để xả.
Và show hàng
Trà chanh giống như một hiệu ứng tâm lý đám đông, ví như một thời đám sinh viên, học sinh thích tìm đến trà sữa trân châu Đài Loan. Khi trà sữa hạ nhiệt là lúc trà chanh lên ngôi. Giải khát chỉ là cái cớ, rất nhiều lý do để rủ nhau túm năm tụm ba ở hàng trà chanh: Gặp gỡ, buôn chuyện, chém gió, thậm chí không có việc gì làm, rảnh quá cũng ra trà chanh ngồi cho đỡ... buồn.
Được nghe thiên hạ chém gió, và đặc biệt được ngắm gái đẹp, nhất là giữa mùa hè này, các nàng diện quần sooc, áo ba lỗ, váy ngắn, da thịt trắng ngần cứ phơi phới trước mắt. Hình xăm từ 3D đến 4D, lại có cả phát quang, tối cứ nhấp nha nhấp nháy như ma trơi. Chả biết có... bổ mắt hay không nhưng ngập tràn những lời bình luận khiếm nhã từ đám đàn ông.
Không biết từ bao giờ, dân tình đã truyền nhau "kinh nghiệm": Muốn ngắm gái đẹp, hot girl thì ngồi trà chanh. Tuy là vỉa hè thật, nhưng gái xinh cũng nhiều và giống nhau đến nản.
Các cô nàng đều có một búi tóc cao vút giữa đỉnh đầu, lông mi giả dày cộp, váy ngắn, áo lệch vai, tay nhất định là phải xách thêm chiếc túi hàng "phếch", guốc cao mười mấy phân, đi đứng giống hệt các cô ca sĩ, người mẫu cỡ Hoàng Thùy Linh, thỉnh thoảng lại bắt gặp một hình xăm 3D quả sơ ri đậu trễ nải ngay trên bầu ngực. Còn các chàng thì kiểu gì cũng phải lấp ló sau ống tay áo cộc là một hình xăm hoa văn, tóc nhum nhủm giữa đầu, hai bên cạo trắng. Như những bản sao nam ca sĩ Hàn Quốc, không thấy họ có gì là "bản sắc".
Trà chanh ở Hà Nội, ban đầu chỉ là hai hàng cạnh nhau gần nhà thờ, sau phát triển ở khắp các phố phường. Sầm uất nhất phải kể đến Đào Duy Từ, Lương Ngọc Quyến, Cát Linh, Giảng Võ, Ngã Tư Sở (chỉ riêng khu vực Ngã Tư Sở có tới gần 20 hàng trà chanh). Buổi tối, dọc phố Huế lên tới Bờ Hồ, thanh niên ngồi kín hàng trà chanh, và đây chính là "cổ động viên" phấn khích nhất chuyên cổ vũ các đối tượng đua xe tuyến đường này. Không có cổ động viên thì các tay đua có khi chỉ rú ga theo cơn, nhưng khi có người xem, lập tức, nhiều tay đua nhiệt tình thể hiện.
Cơn sốt trà chanh hiện đã lan ra các tỉnh, trên mạng người ta còn thành lập hẳn "hội trà chanh chém gió Hải Dương", "trà chanh chém gió Hải Phòng", "trà chanh chém gió Quảng Ninh". Chẳng phải vì yêu thích gì cái món nước (đến 90% là nước lã, pha thêm tí chè, tí đường, tí đá, vài lát chanh, có vị chát chát, chua chua), mà cái chính là gặp nhau ở đấy tha hồ chém, tha hồ ngắm gái xinh, tha hồ nghe các câu chuyện trên giời dưới biển.
Hàng trăm người đổ về mỗi tối ở quán trà chanh gần nhà thờ, nhân với từng ấy quán ở khắp địa bàn Hà Nội này, cho thấy, một số lượng khủng khiếp nam thanh nữ tú cứ rảnh là đi chém gió. Con trai chém đã đành, con gái cũng buôn dưa lê suốt buổi. Lạ một điều, họ đều là những người trẻ, nhiều người có học, nhưng không ai thấy lăn tăn khi bưng một cốc nước (đầy nghi vấn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm) uống một cách thản nhiên.
Nếu hỏi những kẻ đang ngồi trà chanh sợ gì nhất, xin thưa, không phải là sợ vi trùng, virus lấp ló trong mỗi cốc trà chanh, mà họ sợ nhất giữa lúc cơn chém đang lên cao trào, lại phải cầm cốc, cắp ghế chạy cơ quan chức năng vì cái tội lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Khi cơ quan chức năng đi rồi, là lúc cơn chém lên đến đỉnh.
Nhiều kẻ có khi chỉ nghe chuyện của ai đó cũng lấy làm của mình: "Hôm qua đi về muộn, bị các chú dân phòng giữ xe, tức mình cầm gạch ném vào đầu một chú, không biết chú ấy có bị làm sao không. Giờ thấy ân hận quá". Đại loại là những câu chuyện rất vơ vào, thậm chí có kẻ đọc thông tin mới nhất trên mạng, rằng cậu ấm đi thi đại học bằng siêu xe ở Hải Dương, được có 5 điểm, thiếu gia ở đất Lạng Sơn thì được 7 điểm. Và kiểu gì kết thúc mỗi câu chuyện này, người kể cũng có tí liên quan: "Bố nó ngày xưa chơi với ông anh em".
Lẽ ra, buổi tối là thời gian các em học sinh, sinh viên phải ở nhà học và chịu sự quản lý của gia đình, nhưng hình như rất nhiều chàng trai, cô gái đều đặn có mặt ở hàng trà chanh mỗi tối không phải học và cũng không bị gia đình gọi về. Họ được tự do sống theo ý thích của mình. Thói quen ăn uống vỉa hè rất xấu đã hình thành ở một bộ phận giới trẻ này, kéo theo đó là thứ văn hóa vỉa hè dần bị tiêm nhiễm.
Nói tục, chửi bậy - hình như là một thứ "đặc sản" rất sẵn ở các hàng trà chanh. Dù bạn không nói tục, nhưng những người xung quanh bạn không ngại ngần tuôn ra những lời lẽ khó nghe. Một lần bạn thấy lạ, hai lần bạn thấy bình thường, đến lần thứ ba bạn thấy vô cùng bình thường, thậm chí là vô cảm. Bạn đã bắt đầu vô cảm với cái xấu, vô cảm với những câu chuyện ăn chơi hằng ngày nơi quán trà chanh bạn nghe được. Không lứa tuổi nào dễ bị tiêm nhiễm và học theo nhanh như tuổi teen. Mà ngồi trà chanh bây giờ, teen phải chiếm đến 90%.
Theo VietNamNet
Khi teen "chém gió tung trời" thành tích bất hảo K liên tiếp kể về những thành tích "tung trời" của mình suốt quãng thời gian làm việc tại Đà Nẵng từ việc thử thuốc lắc, thử chơi pin cho đến những thú vui nhẹ nhàng hơn: đánh bạc, lên "sàn"... Tôi gặp lại người anh họ tên Nguyễn Khắc K (1992, Hưng Yên) khi K từ Đà Nẵng ra Hà Nội. Đi...