Nhật nghi Trung Quốc cố ý ‘dùng tàu cá để tranh chấp chủ quyền
Lực lượng tuần duyên Nhật vừa cảnh báo số xâm nhập vùng biển mà Tokyo tuyên bố chủ quyền gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã tăng nhanh chóng từ đầu năm tới nay.
Tàu công vụ Trung Quốc trong một lần xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư.
Tờ Yomiuri Shimbun tối 17.9 dẫn thống kê từ JCG chỉ ra số tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển nói trên vào năm 2011 là 8, đến năm 2012, con số này tăng lên 39, và đến năm 2013 là 88. Tính từ đầu năm 2014 tới nay, con số đó tăng vọt lên 207.
Trong khi đó, số tàu công vụ Trung Quốc xuất hiện gần lại có xu hướng giảm. Cụ thể, số lần tàu công vụ Trung Quốc xâm nhập vùng biển này bị JCG phát hiện trong một năm, kể từ khi Nhật quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp (9.2012), là 216 lần, nhưng con số này giảm xuống còn 101 trong năm tiếp theo.
Từ những diễn biến trên, giới chức Nhật suy đoán rằng Trung Quốc đang tăng cường hoạt động đánh bắt “phi pháp” để củng cố tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư, theo Yomiuri Shimbun.
Còn một số chuyên gia thì cho rằng Trung Quốc cần rút tàu công vụ xuống , nơi nước này ngày càng có nhiều hoạt động gây quan ngại cho các nước láng giềng.
Video đang HOT
Trong khi đó, một số quan chức JCG lại cho rằng lý do số tàu cá hoạt động gần Senkaku/Điếu Ngư tăng nhanh không liên quan đến chiến lược củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Họ lý giải rằng do dòng chảy thay đổi vào mùa hè, nguồn thủy sản đổ về gần Senkaku/Điếu Ngư nên thu hút tàu cá Trung Quốc đến đánh bắt.
Tuy nhiên, Yomiuri Shimbun nhận định rằng vẫn có gì đó không bình thường khi lượng tàu cá Trung Quốc tăng cao bất ngờ ở vùng biển mà Tokyo tuyên bố chủ quyền, có bán kính 22 km từ Senkaku/Điếu Ngư.
Để ứng phó tình trạng này, JCG sẽ tăng lượng tàu tuần tra cao tốc. Từ đầu năm tài khóa 2012 – 2013, JCG đã phát triển một hệ thống tuần tra dành riêng cho Senkaku/Điếu Ngư, với 12 tàu tuần tra. Ngoài ra, JCG muốn dành 12 tỉ yen (110 triệu USD) trong ngân sách đề xuất cho năm tài khóa 2015 – 2016 để đóng 6 tàu tuần tra và sắm nhiều thiết bị khác.
Một quan chức JCG còn khuyến cáo cần ứng phó cả tàu cá lẫn tàu công vụ của Trung Quốc ở Senkaku/Điếu Ngư vì có tin Bắc Kinh sẽ tăng cường tàu công vụ tới khu vực trong tương lai.
Theo Thanh Niên
Ấn Độ sẽ vũ trang cho cư dân biên giới đề phòng TQ
Người dân ở biên giới được huấn luyện và phát vũ khí để đề phòng nổ ra xung đột với nước láng giềng.
Ngày 2/7, các nguồn tin giấu tên tại Bộ Nội vụ Ấn Độ cho biết chính phủ nước này sẽ tổ chức huấn luyện quân sự cho dân thường sinh sống dọc biên giới với Trung Quốc nhằm tạo ra một lực lượng dân quân đủ mạnh để có thể tự vệ trong trường hợp bị nước láng giềng tấn công.
Theo các nguồn tin trên, mục đích của việc huấn luyện quân sự và thậm chí là vũ trang cho cư dân biên giới là nhằm đào tạo kỹ năng cho họ trong việc hỗ trợ lực lượng an ninh đang hoạt động ở khu vực giáp ranh với Trung Quốc ở khu vực đông bắc cũng như tại bang Jammu và Kashimir đề phòng "trường hợp khẩn cấp".
Cư dân biên giới Ấn Độ sẽ được huấn luyện quân sự để đề phòng Trung Quốc
Động thái trên được Ấn Độ đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng, ngang ngược hơn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng. Mới đây nhất, Trung Quốc cho xuất bản tấm bản đồ khổ dọc nuốt trọn gần như cả Biển Đông và vơ cả một bang của Ấn Độ vào lãnh thổ của mình.
Chính sách này của tân Thủ tướng mới đắc cử Narendra Modi hoàn toàn trái ngược với đường lối của đảng Quốc đại cầm quyền trước đây, trong đó cấm thành lập bất cứ tổ chức bán vũ trang dân sự nào dọc biên giới với Trung Quốc.
Một quan chức Bộ Nội vụ Ấn Độ cho biết: "Cư dân biên giới sẽ trở thành tai mắt cho chính phủ tại khu vực giáp ranh với Trung Quốc. Họ chính là bức tường thành vững chãi nhất chống lại hành vi xâm lăng của kẻ thù, bởi không có gì có thể lọt qua mắt họ."
Động thái này nằm trong kế hoạch đưa thêm càng nhiều dân càng tốt tới định cư ở khu vực biên giới thuộc bang Arunachal Pradesh và Ladakh thông qua việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết. Những người dân này sau đó sẽ được huấn luyện chiến đấu để có thể bảo vệ biên giới.
Biên phòng Ấn Độ tuần tra biên giới
Trước đây, Ấn Độ đã cho thành lập thử nghiệm nhóm dân quân vũ trang Seema Sashastra Bal (SSB) để bảo vệ biên giới với Nepal vào năm 1963, trước khi cuộc xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc nổ ra.
Mô hình này sau đó đã được mở rộng đến các bang khác có biên giới với các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, đến năm 2001, SSB bị dồn đến khu vực biên giới với Nepal và phong trào này dần dần bị phai nhạt theo thời gian khi không nhận được sự quan tâm đúng mức của chính phủ.
Nhiều khu vực rộng lớn ở biên giới bang Arunachal Pradesh giáp ranh với Trung Quốc vẫn chưa hề có người ở. Trong khi đó, lực lượng biên phòng Ấn Độ phải mất tới 21 ngày mới tuần tra hết khu vực biên giới được giao vì họ không có đường nhựa để tuần tra.
Với kế hoạch đưa dân ra định cư ở biên giới, Ấn Độ hy vọng sẽ khắc phục được những "lổ hổng" tại vùng đất giáp với Trung Quốc này và sẵn sàng cho những tình huống xung đột bất ngờ với người hàng xóm luôn có tư tưởng bành trướng.
Theo Khampha
Trung Quốc chưa bao giờ nỗ lực giải quyết vấn đề Biển Đông Tờ Eur Asia Review ngày đăng phân tích của tiến sĩ Subhash Kapila cho rằng, Biển Đông bùng nổ thành điểm nóng ở châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 đều bắt nguồn từ hành vi Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa (1974) và một phần quần đảo Trường Sa (1988, 1995) của Việt Nam. Trung Quốc huy động rất...