Nhật, Nga thảo luận về tranh chấp lãnh thổ

Theo dõi VGT trên

Hôm nay, 19/8, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov sẽ gặp nhau tại Moscow. Hai bên sẽ thảo luận về cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ đối với 4 hòn đảo ngoài khơi Hokkaido mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.

Theo trang tin NHK World, chính phủ Nhật Bản muốn đẩy nhanh việc đàm phán về các vấn đề lãnh thổ bằng cách tổ chức một loạt các cuộc gặp gỡ.

Hồi tháng 4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý khởi động lại cuộc đàm phán để giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo cách mà cả hai bên chấp nhận được.

Nhật, Nga thảo luận về tranh chấp lãnh thổ - Hình 1

Ảnh: Reuters

Tại cuộc họp hôm nay, ông Sugiyama và ông Morgulov dự kiến sẽ trao đổi quan điểm về cách thức tiến hành các cuộc đàm phán sắp tới.

Họ cũng có thể thảo luận về hợp tác năng lượng, bao gồm các lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, cũng như hợp tác kinh tế để phát triển vùng Viễn Đông của Nga và Đông Siberia.

Sau cuộc họp hôm nay của các thứ trưởng Ngoại giao, Nhật Bản và Nga sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh bên lề hội nghị G20 tại St Petersburg, Nga vào đầu tháng 9 tới.

Theo HNM

Thiếu tướng hải quân Lê Kế Lâm: Đừng để Trung Quốc lấn tới

Liên quan đến các vụ tàu Trung Quốc liên tục tấn công, ngăn cản, uy h.iếp tàu cá và ngư dân Việt Nam thời gian gần đây, PV vừa có cuộc phỏng vấn thiếu tướng hải quân Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội biển TP.HCM.

Thiếu tướng hải quân Lê Kế Lâm: Đừng để Trung Quốc lấn tới - Hình 1

Thiếu tướng hải quân Lê Kế Lâm - Ảnh: Tấn Cư.

Video đang HOT

* Vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa là ngư trường đ.ánh bắt truyền thống của ngư dân Việt Nam. Thế nhưng trong thời gian gần đây, đặc biệt là những ngày cuối tháng 5 vừa qua, tàu Trung Quốc liên tục tấn công, ngăn cản, uy h.iếp tàu cá và ngư dân Việt Nam. Theo ông, phải chăng thực trạng này đã đến mức báo động?

- Thiếu tướng Lê Kế Lâm: Thật ra tôi nghĩ cũng chưa đến mức báo động đâu. Nhưng, rõ ràng có thể thấy càng ngày họ càng thể hiện họ có sức mạnh trên biển và họ muốn chứng minh khu vực biển Đông với 80% diện tích trong " đường lưỡi bò" phi pháp là của họ. Ai vào đó thì họ xem như là vi phạm và họ dùng sức mạnh để uy h.iếp.

* Nhiều lần tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc có trang bị vũ khí tấn công dồn dập. Chẳng hạn, mới đây tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trên đường trở về đất liền bị tàu Trung Quốc vô cớ cản đường, tấn công; hay vụ tàu cá Quảng Bình bị tàu Trung Quốc bắt khi đang đ.ánh bắt ở cách Đà Nẵng chỉ khoảng 120 hải lý, đoạn ở giữa thành phố này và quần đảo Hoàng Sa. Dường như sự hung hăng của Trung Quốc càng ngày càng tăng lên?

- Cái này thì cần phải theo dõi, cũng có thể là nó đang tăng lên. Như nói về việc Trung Quốc trang bị vũ khí cho tàu cá của ngư dân nước họ. Bên ngoài thì họ tuyên bố là ngư dân bình thường, không có vũ trang nhưng thực chất bên trong những tàu cá đó đều có vũ trang. Chẳng qua là vì không ai khám xét được, nhưng qua cách làm của họ thì có thể khẳng định 90% là có.

Họ đã từng tuyên bố, kêu gọi trang bị vũ khí cho hàng vạn tàu cá Trung Quốc để tranh chấp trên biển. Họ đã tuyên bố thì có thể họ sẽ làm và làm càng ngày càng lấn tới.

Căn cứ luật Biển Việt Nam cũng như Công ước LHQ về luật Biển quốc tế 1982, thì khu vực tàu cá Quảng Bình bị tấn công thuộc hoàn toàn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mà ngay cả đối với các vùng chồng lấn, có tranh chấp thì cũng phải dùng luật pháp quốc tế để xử sự với nhau chứ không thể dùng uy quyền, sức mạnh của kẻ mạnh hơn, lớn hơn để uy h.iếp người yếu hơn.

* Vậy thiếu tướng đ.ánh giá thế nào về cách mà Trung Quốc đã hành xử?

- Tất nhiên là phi đạo lý và hoàn toàn phi đạo lý, cả với luật pháp quốc tế và cả với luật dân sự của hai nước. Tôi nghĩ việc làm này không phải tất cả người Trung Quốc đều tán thành. Những người thực thi ở đó có lúc quá hung hăng, quá ngang ngược cho nên họ bất chấp. Riêng hành động họ bắt ngư dân Việt Nam đã hoàn toàn sai trái rồi, cần phải lên án.

Ở đây tôi có suy nghĩ như thế này, hơi xa một tí, đó là lãnh đạo mới của Trung Quốc bây giờ hành động có thể khác.

Ngày xưa họ nêu lên chuyện "phú lân", "hòa lân" rồi họ dùng những câu để vừa đe dọa vừa mua chuộc lân bang như "nước xa không cứu được lửa gần".

Gần đây tôi thấy rằng lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng phương sách "viễn giao cận công", giao hảo với những nước lớn ở xa nhưng với những nước ở gần thì họ gây sức ép, sức ép với Việt Nam, sức ép với Philippines và sức ép cả với Nhật Bản.

Từ chỗ chính trị như vậy thì hành xử trên đường lối, trên ngoại giao, hành xử cả trên thực tế của họ càng thể hiện rõ. Và ở đâu thể hiện được uy quyền của họ, sức mạnh của họ thì họ thể hiện, đặc biệt là trên biển Đông.

Với Việt Nam mình thì họ đã chiếm Hoàng Sa từ năm 1956 và sau đó chiếm trọn vào năm 1974. Hoàng Sa là của Việt Nam, cả về lịch sử, về truyền thống quản lý. Nhưng bây giờ Trung Quốc bảo Hoàng Sa là của họ, bất khả bàn cãi, vì họ nắm hết tất cả rồi và họ có sức mạnh.

Trung Quốc cũng biết rằng Việt Nam chưa thể dùng vũ lực để thu hồi Hoàng Sa được. Vậy thì họ củng cố để ngang ngược khẳng định là họ có chủ quyền. Như thế là càng ngày họ càng lấn lướt, càng thể hiện sức mạnh của họ.

* Trung Quốc càng lúc càng lấn tới như thế. Số ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc uy h.iếp ngày càng nhiều, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Thiếu tướng đ.ánh giá thế nào về cách giải quyết của Việt Nam? Chúng ta đã phản ứng "đủ liều" hay chưa?

- Cách giải quyết của Việt Nam, tôi nghĩ rằng vừa qua Nhà nước mình có những bước đi như vậy thì cũng tương đối phù hợp. Vì mình muốn giữ lấy cái hòa hảo chung trong khu vực Đông Nam Á, làm thế nào để nội bộ Đông Nam Á đoàn kết với nhau, đồng thời với Trung Quốc và các nước khác cũng cần có sự ổn định, hòa bình để cùng nhau phát triển. Đó là đường lối chung và cách giải quyết như vậy là đúng đắn.

Còn đi vào cụ thể thì có những lúc chúng ta hơi chậm, mà cũng chưa rõ ràng, chưa đủ liều. Có những sai phạm của họ thì ông Lương Thanh Nghị (người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - PV) trao công hàm phản đối, nhưng rồi ông Hồng Lỗi (người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - PV) tuyên bố rằng việc làm đó là đúng và chính đáng, sau khi công luận kịch liệt phản đối thì họ (Trung Quốc - PV) im lặng. Nhưng lần này thì họ phủ nhận hoàn toàn, cho rằng đây là chuyện Việt Nam vu cáo, và đề nghị Việt Nam nên dạy cho ngư dân Việt Nam cách xử sự, tiếp xúc trên biển.

Tôi nghĩ rằng lời nói này là lời nói trịch thượng của một ông quan thiên triều ngày xưa, kiểu như ra lệnh ngược lại. Cái đó hoàn toàn không được.

Tôi nghĩ khi ông Hồng Lỗi nói như vậy thì ta phải có chứng cứ rõ ràng, chứng cứ đưa lên như hình ảnh, n.hân c.hứng cụ thể... Anh đ.âm tôi ngày nào, ở vị trí nào, tàu nào đ.âm?... Phải làm như thế để phản bác lại tuyên bố của Trung Quốc là ngụy biện.

Chúng ta phải có bằng chứng thuyết phục. Điều đáng tiếc là hiện chúng ta chưa có những bước làm tiếp theo này, cho nên khi sự việc xảy ra, chúng ta lên tiếng, đưa công hàm phản đối xong rồi thì họ phản bác lại, rồi cũng chìm vào quên lãng. Thế thì đúng là chúng ta làm chưa đủ đô, chưa chặt chẽ.

* Chúng ta phải làm như thế nào cho "đủ đô", cho chặt chẽ để phía Trung Quốc không lật ngược được tình thế sau những vụ việc ngang ngược tương tự như họ vừa gây ra đối với ngư dân Việt Nam?

- Tôi nghĩ bản thân ngư dân cũng phải được trang bị kiến thức về luật biển quốc tế, luật Biển Việt Nam, rồi cả kiến thức về đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh hải.

Bên cạnh đó, phải trang bị cho ngư dân đầy đủ phương tiện về thông tin liên lạc để khi có sự việc như vậy, thì họ báo về liền.

Và tốt hơn nữa thì phải trang bị cho ngư dân, tối thiểu là máy chụp ảnh và quay phim, dạy cho họ cách sử dụng để trong quá trình tàu Trung Quốc tấn công, chuẩn b.ị đ.âm thì mình quay lại để làm bằng chứng; đồng thời hướng dẫn họ phải biết cách bảo vệ được tư liệu, chứ quay được rồi nhưng bị Trung Quốc nó lấy mất thì cũng vô ích.

Sau đó đưa những hình ảnh đó về cho cơ quan chức năng để đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho ngư dân, đồng thời vạch rõ sai trái của phía Trung Quốc.

* Kiến nghị của thiếu tướng là như thế, nhưng thực tế hiện nay đó đang là những điểm yếu của ngư dân chúng ta. Vậy theo ông, cơ quan nào sẽ là đầu mối để sớm khắc phục những yếu điểm này?

- Trước hết phải là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rồi các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, các phòng thủy sản trực thuộc phải quan tâm, giải quyết vấn đề này. Còn về vấn đề đầu tư thì Nhà nước phải có hỗ trợ.

Tôi nghĩ rằng cũng nên vận động xã hội hóa vấn đề này. Bây giờ điện thoại cầm tay nếu tương đối tốt thì cũng có thể chụp, quay được.

Vấn đề này phải giải quyết một cách kiên trì, lâu dài và thật sự nghĩ đến ngư dân, không phải làm theo kiểu cho có.

Chúng ta biết rõ rằng tàu Trung Quốc luôn luôn có vũ trang, nhưng mà không vì thế mà chúng ta cứ lo sợ, vì họ không phải ngang ngược là mới một tí đã đưa s.úng ra để b.ắn. Gây nên á.n m.ạng là lớn chuyện rồi. Họ không dại gì mà làm như thế.

Tất nhiên việc họ dùng tàu sắt đ.âm tàu gỗ của ngư dân Việt Nam thì cũng đã rất nguy hiểm rồi. Cho nên việc họ dùng vũ khí đ.ánh lại mình, thì chuyện đó chúng ta phải luôn luôn đề phòng.

Tôi nghĩ ngư dân Việt Nam phải luôn kiên định làm ăn trên biển, không phải sợ va chạm.

Vấn đề quan trọng nữa là các lực lượng như hải quân, cảnh sát biển và các lực lượng chức năng khác... cần nâng cao năng lực để bảo vệ lợi ích của đất nước, quyền khai thác kinh tế hợp pháp của ngư dân.

* Thế nhưng tàu Trung Quốc cứ liên tiếp tấn công, chủ đích uy h.iếp, đ.âm tàu cá của ngư dân Việt Nam; và cứ sau mỗi lần đi biển trở về, ngư dân sẽ chịu không nổi tổn thất do hư hỏng phương tiện?

- Cái đó đang là chuyện khó khăn của ngư dân mình. Cho nên mình phải làm những bước để chứng minh rõ ràng sự ngang ngược của họ, việc họ làm sai và phải thống kê được thiệt hại trong tháng này, trong năm này Trung Quốc bao nhiêu lần vi phạm, bao nhiêu lần bắt bớ, bao nhiêu lần gây tổn hại để bắt buộc họ đền bù. Làm được như vậy thì họ không chối được, chứ như bây giờ thì họ cứ chối.

Phải mạnh lên để thoát khỏi kiềm tỏa Thiếu tướng Lê Kế Lâm gắn bó với hải quân từ năm 1955-2003. Sau khi nghỉ hưu, ông tham gia nhiều hoạt động liên quan đến biển đảo và giữ chức Chủ tịch Hội biển TP.HCM từ 2008 đến nay. Vị tướng hải quân này bảo rằng dù về hưu rồi nhưng ông vẫn rất quan tâm đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông. "Vấn đề này rất là lớn, liên quan đến cả chiến lược quốc gia mà nó cũng hết sức tế nhị. Vấn đề biển Đông mà người ta hay nói rất là nhạy cảm. Nhạy cảm không chỉ đối với Việt Nam mà nhạy cảm đối với cả các nước Đông Nam Á và nhạy cảm với nhiều nước trên thế giới. Những nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ... đều hết sức quan tâm đến vấn đề biển Đông. Trung Quốc là nước ven bờ biển Đông thì họ càng thể hiện sự quan tâm", ông nhìn nhận và cho rằng sự quan tâm của Trung Quốc là quá mức, trở thành tham vọng để độc chiếm biển Đông, làm cho tình hình ngày càng căng thẳng. Khi trò chuyện với phóng viên, ông bảo liên quan đến biển Đông thì từng nội dung cụ thể mà để giải quyết cho nó rõ ràng là một vấn đề khó. Ông kể một câu chuyện cũ "để dễ hình dung": trong một làng có hai gia đình ở gần nhau. Một gia đình như ngày xưa ta gọi là địa chủ, giàu về kinh tế, có uy quyền về chính trị, nhiều con cái và nhiều gia nhân. Một gia đình nông dân bình thường. Gia đình đó (địa chủ - PV) không hữu hảo với các gia đình bên cạnh. Họ thường gây sự. Khi thì họ lùa con heo, con gà sang phá vườn nhà bên cạnh; khi thì họ xua chó cắn gà của nhà bên cạnh lỡ sang vườn nhà họ. Chưa kể những việc họ làm có thể còn xấu xa hơn như vứt chuột c.hết sang nhà người ta, cố tình làm những việc ngang trái để gây ra căng thẳng... Đoạn ông đặt vấn đề: "Như vậy anh nghĩ gia đình nông dân bình thường xử sự thế nào với gia đình địa chủ luôn khiêu khích kia?", rồi tự trả lời: "Chắc là cũng phải đôi phần nín nhịn. Nó có hiện tượng như thế". Ông nói tiếp: "Cho nên nói rộng hơn, mình ở bên cạnh Trung Quốc, mình là một nước nhỏ, đang từng bước phát triển nhưng mà tính ra vẫn kém phát triển. So với Trung Quốc, mình mở cửa chậm hơn 10 năm. Bây giờ kinh tế của họ đứng thứ 2 thế giới mà họ lại có tham vọng bành trướng, bá quyền, thì rõ ràng đối với những nước lân bang như Việt Nam rất là khó khăn và càng ngày càng khó khăn". Thiếu tướng hải quân Lê Kế Lâm nói: "Việt Nam đã thống nhất 38 năm rồi", và bày tỏ mong muốn chúng ta phải làm sao "để phát triển như Hàn Quốc, chứ chưa nói đến phát triển như Nhật". "Tất cả mọi cái phát triển lên. Tất cả người Việt Nam có chung tâm huyết xây dựng được một đất nước Việt Nam hùng cường. Tôi nghĩ đến lúc đó Trung Quốc có muốn kiềm chế mình, muốn cương tỏa mình cũng không được", ông chia sẻ.

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loài chuột quý hiếm gần như tuyệt chủng, bất ngờ hồi sinh sau gần 1 thế kỷ
20:36:31 21/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
Kịch bản nghiệt ngã khi 'Sông băng Ngày tận thế' tan chảy
07:59:34 21/09/2024
ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban
06:16:28 21/09/2024
Căng thẳng Israel Hezbollah tăng nhiệt
06:34:17 22/09/2024
Máy bay phải hạ cánh do phát hiện chuột trong khoang
17:40:39 21/09/2024
Lực lượng Houthi nêu các điều kiện đàm phán hòa bình với Chính phủ Yemen
16:11:38 21/09/2024
Lý do Ukraine chưa điều F-16 thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất
14:04:02 20/09/2024

Tin đang nóng

Phúng Phính flex tiệc cưới sa hoa nhất bản, bị nhắc vô ơn Hoàng Hường, phán gắt?
08:11:32 22/09/2024
Duy Mạnh nói gì mà khiến Tuấn Hưng quỳ vái ngay trên sân khấu?
08:10:47 22/09/2024
Bác dâu khóc lụt nhà trong đám tang bà nội, nhưng lý do bác xin cái áo khoác của bà "làm kỉ niệm" khiến tôi bàng hoàng
05:58:17 22/09/2024
Rap Việt mùa 4: Nữ rapper cực xinh được 2 Anh trai ra tay hỗ trợ, 4 HLV chọn và cú "twist" không ngờ!
07:23:03 22/09/2024
Danh sách dàn sao đình đám dự lễ cưới hào môn của nữ diễn viên hạng A với thiếu gia gia kém 9 t.uổi
06:51:10 22/09/2024
Sốc với số người xem livestream cực khủng theo dõi anh em Tuấn Hưng - Duy Mạnh kết đoàn!
08:14:16 22/09/2024
Duy Mạnh khiến Tuấn Hưng vái lạy, MC Phan Anh đối mặt, tuyên bố ấm ức đàn anh
10:23:55 22/09/2024
Em chồng vào nhà bố mẹ tôi chẳng hỏi ai, thản nhiên mở tủ lạnh ăn hết sạch hoa quả rồi nhắn tin chê "mua toàn đồ rẻ tiền"
06:04:03 22/09/2024

Tin mới nhất

Sri Lanka áp đặt lệnh giới nghiêm sau bầu cử Tổng thống

10:49:08 22/09/2024
Sau khi hết giờ bỏ phiếu, việc kiểm phiếu bắt đầu ngay lập tức, trong khi lệnh giới nghiêm từ 10 giờ tối ngày 21/9 đến 6 giờ sáng ngày 22/9 (giờ địa phương) nhằm ngăn chặn các sự cố không mong muốn.

Thủ tướng Haiti cam kết tổ chức bầu cử vào tháng 11

10:45:09 22/09/2024
Thủ tướng Haiti nhận định những thách thức mà nước này phải đối mặt sẽ không thể giải quyết trong một sớm một chiều, Haiti cần nguồn lực bổ sung và tình đoàn kết toàn dân để vượt qua khó khăn.

Lễ hội bia Đức khai mạc trong điều kiện an ninh thắt chặt

10:12:20 22/09/2024
Trước thêm Lễ hội bia Đức lần thứ 189 năm nay, Thị trưởng Munich Dieter Reiter cam kết nhà chức trách sẽ đảm bảo an toàn nhất có thể cho sự kiện này.

Serbia sẽ khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc

10:01:45 22/09/2024
Tuần trước, Phó Thủ tướng Serbia Aleksandar Vulin đã cảnh báo về khả năng leo thang và cho biết Belgrade sẽ không đứng nhìn khi bạo lực được sử dụng nhằm vào người Serbia.

Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan thi đua 5 tốt, xung kích, phát triển và hội nhập

09:38:04 22/09/2024
Tổng kết năm học 2023 - 2024 vừa qua, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã trao tặng Bằng khen cho Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan và 5 cá nhân vì có thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào sinh viên.

Sự quan tâm của Đông Nam Á đối với BRICS củng cố vị thế của Nga

09:32:15 22/09/2024
Đối với Nga, điều này đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường mục tiêu và củng cố chuỗi giá trị, tạo ra những cơ hội kinh tế mới trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng gặp người đồng cấp Syria để bình thường hóa quan hệ

09:21:12 22/09/2024
Ông Erdogan đưa ra phát biểu này tại cuộc họp báo ở thành phố Istanbul trước khi lên đường đến Mỹ để tham dự khóa họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Pháp cử lực lượng tinh nhuệ tới Martinique để giải quyết tình trạng bất ổn

09:12:39 22/09/2024
Chính quyền Martinique đã cấm biểu tình tại trung tâm hành chính Fort-de-France, một thành phố cảng quan trọng và 3 xã khác cho đến sáng 23/9 trong bối cảnh tình hình bất ổn đang diễn ra.

Israel tuyên bố tấn công thêm các mục tiêu của Hezbollah ở Liban

08:56:49 22/09/2024
Trước đó, sáng 21/9, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố họ tiếp tục thực hiện đợt tấn công mới nhằm vào phong trào Hezbollah ở Liban song không cung cấp thông tin chi tiết.

Thủ tướng Pháp công bố nội các mới

08:47:47 22/09/2024
Theo đó, trong số 17 bộ trưởng, có 7 người đến từ liên minh trung dung của Tổng thống Emmanuel Macron và 3 người đến từ đảng bảo thủ Những người Cộng hòa của ông Barnier.

5 vũ khí mới hàng đầu tăng cường sức mạnh quân sự của Nga

08:45:44 22/09/2024
Karakal có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết và địa hình. Đặc biệt, hệ thống này cũng có tiềm năng được trang bị vũ khí, tăng cường khả năng tấn công trực tiếp đối phương.

Ấn Độ đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới

06:55:11 22/09/2024
Ngoài ra, Ấn Độ đang tập trung vào các công nghệ phát thải thấp như hydro xanh, amoniac xanh, lò phản ứng hạt nhân nhỏ và thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon để đạt được các mục tiêu về khí hậu của mình.

Có thể bạn quan tâm

Nỗ lực hoàn lương để trở về với gia đình

Pháp luật

12:00:16 22/09/2024
Phạm nhân Nguyễn Công Hưng chia sẻ, khi phải chấp hành án phạt tù, tất cả phạm nhân đều nhận ra rằng, cuộc sống này sẽ trở nên vô nghĩa khi bị tách ra khỏi xã hội.

Game thủ Việt đang phải "bỏ lỡ" rất nhiều bom tấn gacha đình đám (Phần II)

Mọt game

11:56:01 22/09/2024
Exilium là phần tiếp theo của series Girls Frontline đình đám do studio Sunborn phát hành. Tựa game này thuộc thể loại RPG chiến đấu theo lượt và hiện mới chỉ được ra mắt giới hạn ở thị trường Trung Quốc.

Diện áo khoác gió sao cho sành điệu và năng động trong mùa mưa này

Thời trang

11:52:02 22/09/2024
Khi lựa chọn áo khoác gió cho mùa mưa, chất liệu chống thấm nước luôn là yếu tố hàng đầu cần cân nhắc. Những loại vải như nylon hoặc polyester không chỉ có khả năng chống nước tốt mà còn nhẹ nhàng, dễ dàng mang theo.

Louis Phạm xin lỗi 2 lần cho có lệ, 'giỡn mặt' với CĐM, 'lỗ hổng' ý thức?

Trẻ

11:51:30 22/09/2024
Mới đây thông tin Phạm Như Phương (hay còn gọi là Louis Phạm, sinh năm 2003) chính thức xin lỗi trên trang TikTok cá nhân về vụ phông bạt t.iền từ thiện, đang được dân mạng bàn tán rôm rả.

Hóa ra, phong thủy tốt nhất đối với phụ nữ không phải là ngoại hình hay cưới đúng người, mà là 3 điều này

Trắc nghiệm

11:37:25 22/09/2024
Nhiều người cho rằng phụ nữ đẹp, cưới chồng giùa có sẽ có cuộc sống như mong đợi. Thực tế, mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại

Sức khỏe

11:36:04 22/09/2024
Chưa kể đến, một số người dành 8 tiếng sử dụng máy tính trong ngày để làm việc, sau đó tiếp tục sử dụng máy tính hoặc điện thoại ở nhà. Tổng thời gian sử dụng thiết bị có màn hình kéo dài có thể gây mệt mỏi cho cổ và cơ thể.

Jennie chưa biết hối lỗi vì 'nhả khói', nói 1 câu ngạo nghễ, CĐM phán gay gắt?

Sao châu á

11:33:57 22/09/2024
Vào ngày 19/9, Jennie (BLACKPINK) gây bùng nổ mạng xã hội khi xuất hiện trên bìa Harper s Bazaar Mỹ số tháng 10/2024. Nữ idol đem đến bộ ảnh với diện mạo mới mẻ chưa từng có và bài phỏng vấn về sự nghiệp cũng như đời tư.

Những thảo dược nào giúp làm đẹp da?

Làm đẹp

11:32:39 22/09/2024
Sử dụng thảo dược chăm sóc da có thể mang lại hiệu quả tốt nhưng nên tham khảo ý kiến chuyên gia. Đồng thời, duy trì thói quen lành mạnh như uống đủ nước, tập thể dục và ngủ đủ giấc cũng là cách bảo vệ làn da khỏe - đẹp.

Cơm nhà 3 món dễ nấu hao cơm, có món tốt cho tiêu hóa lại dưỡng trắng da

Ẩm thực

11:26:37 22/09/2024
Cơm nhà 3 món - giản dị, dễ nấu nhưng chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy no bụng, ấm lòng, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng!

Vũ Luân đi quay MV được người đặc biệt tháp tùng, Phương Lê vắng mặt vì 1 lý do

Sao việt

10:41:02 22/09/2024
Sau chuyến thiện nguyện ở Lào Cai, mới đây, Vũ Luân đã lộ diện trên mạng xã hội và có những chia sẻ thu hút sự quan tâm từ khán giả về đứa con tinh thần sắp ra mắt của mình.

Người Việt Nam tại châu Âu tiếp tục quyên góp hỗ trợ đồng bào bị bão lũ

Tin nổi bật

10:40:01 22/09/2024
Trước đó, tập thể cán bộ, nhân viên và phu nhân, phu quân Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia đã ủng hộ mỗi người một ngày lương với tổng số t.iền 8 triệu VNĐ.