Nhật, Nga đồng ý làm hòa sau Thế chiến thứ 2
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin nhân chuyến thăm Nga – Ảnh: AFP
Nhật Bản và Nga đã cùng đồng ý sẽ tổ chức đàm phán ngưng một vụ tranh chấp lãnh thổ, vốn là nguyên nhân ngăn hai nước không thể ký kết hiệp ước chính thức kết thúc Thế chiến thứ 2.
BBC hôm 29.4 cho hay thỏa thuận đàm phán nói trên đạt được trong thời gian Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Nga. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên ở cấp độ nguyên thủ giữa hai quốc gia này trong suốt một thập kỷ qua.
Trong một phát biểu chung, cả Thủ tướng Nhật Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng cho rằng việc không có hiệp ước kết thúc xung đột giữa hai nước từ sau Thế chiến thứ 2 là một điều “không bình thường”.
Hiện giữa Nga và Nhật còn tồn đọng tranh chấp chủ quyền bốn quần đảo ở phía bắc đảo Hokkaido của Nhật.
Nhật Bản gọi bốn quần đảo này là Lãnh thổ phương bắc, trong khi Nga thì đặt tên là Quần đảo Kuril và đã kiểm soát các quần đảo này kể từ sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc.
Vẫn chưa có chi tiết cụ thể về thỏa thuận đàm phán giữa hai bên sau khi hai nguyên thủ gặp nhau, theo BBC.
Tuy nhiên, cả thủ tướng Nhật lẫn tổng thống Nga đều cho biết đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao “xúc tiến liên lạc” để thảo luận về các hướng giải quyết, đồng thời khẳng định hai ông quyết tâm vượt qua “những khác biệt đang còn tồn tại” giữa hai bên.
Video đang HOT
Theo TNO
Binh sỹ Triều Tiên được lệnh bỏ súng về đi cấy
Trong khi bên kia khu phi quân sự, binh lính Mỹ - Hàn đang ráo riết chuẩn bị cho khả năng xung đột có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nhiều binh sỹ Triều Tiên hôm nay đã được lệnh tạm gác súng về nông thôn tham gia cấy lúa, trồng đậu, ngô, khoai.
Đằng sau những hàng rào thép gai, nhiều binh sỹ Triều Tiên với khuôn mặt rắn giỏi đã tạm bỏ súng và ngồi vai kề vai với những người nông dân khi nhiệm vụ chính của họ được chuyển sang một mặt trận khác: canh tác vụ Xuân.
Binh sỹ Triều Tiên dành nhiều thời gian để làm nông nghiệp
Trong lúc các quốc gia láng giềng vẫn cảnh giác cao độ về khả năng có một vụ phóng tên lửa hoặc thử hạt nhân mà giới chức Mỹ tuyên bố có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, trọng tâm của phía Bắc đường biên giới Triều Tiên lại là trồng lúa, cải bắp và đậu tương. Tại các thôn dọc khu phi quân sự (DMZ), các binh sỹ lội trong bùn và nước ngập tới đầu gối để giúp nông dân canh tác vụ xuân.
Bên trong DMZ, hàng trăm binh lính Triều Tiên vai mang theo ba lô hành quân. Trên một đỉnh đồi phía trên họ tại tỉnh Bắc Hwanghae, đại tá Kim Chang Jun cho biết họ đang được chuẩn bị để được điều động về các trang trại, nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu nếu có chiến tranh.
"Từ bên ngoài, nhìn có vẻ thanh bình: nông dân đang lao động trên đồng ruộng, trẻ em tới trường", ông Kim nói. "Nhưng phía sau những cảnh tượng ấy họ đều đang sẵn sàng cho chiến tranh. Tất cả đều làm việc đến đêm nhưng sẽ quay trở lại vào buổi sáng. Chỉ cần một cuộc điện đàm họ sẽ sẵn sàng chiến đấu".
Nhiều người Triều Tiên đã chạy trốn sang Hàn Quốc thì cho biết quân đội nước mình vẫn không có gì thay đổi so với 20 năm trước, khi Triều Tiên tuyên bố rút khói hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Họ tin rằng Bình Nhưỡng sẽ sớm hạ giọng những tuyên bố chiến tranh với Washington và Seoul để binh lính có thời gian đi cấy, trồng rau màu, ngô, hành.
"Triều Tiên không thể canh tác mà không có quân đội...Nhiệm vụ chính của quân đội Triều Tiên là xóa sổ nạn suy dinh dưỡng", Kim Na-young, một nữ quân nhân Triều Tiên, người từng có 5 năm trong quân ngũ tính tới năm 1996 tại một đơn vị ở bờ biển phía Đông cho biết.
Jang Jin-sung, một cựu nhân viên tuyên truyền của chính quyền Triều Tiên, người đã đào tẩu năm 2004 và đang có một nhà máy tin tại Seoul cũng khẳng định, quân đội chưa hề thay đổi suốt nhiều thập niên qua. "Họ vẫn làm cùng công việc, cùng nhiệm vụ đó", ông cho biết.
Quân đội nhân dân Triều Tiên có quân số lớn thứ tư thế giới với 1,2 triệu người. Tất cả nam giới tại nước này từ 17 tuổi trở lên phải phục vụ 10 năm trong quân ngũ.
Có tới 40% dân số phục vụ trong các ngành quốc phòng, bán quân sự hoặc có liên quan đến quân đội và có thể dễ dàng được huy động cho chiến tranh.
"Cho dù là sỹ quan quân đội cấp cao hoặc có địa vị hay chiến tích, tất cả chúng tôi đều phải giúp đỡ nông dân. Đó là một phần công việc thường ngày của chúng tôi và là nhiệm vụ với tư cách một cơ quan của đảng", Choi Joo-hwal, một cựu chiến binh Triều Tiên, người từng có 27 năm phục vụ trong Bộ các lực lượng vũ trang của Triều Tiên cho biết.
Ông đã được tuyển vào một đơn vị lính dù năm 1968 khi Triều Tiên bắt giữ USS Pueblo, tàu thu thập thông tin tình báo của hải quân Mỹ.
Ngoài canh tác, họ còn phải đi nhặt củi đun
Dù Triều Tiên đã tuyên bố tình trạng chiến tranh, Choi và các thành viên trong trung đoàn mình vẫn dành nhiều thời gian làm việc với quốc xẻng trong tay. "Cứ thứ Sáu và những ngày cuối tuần, chúng tôi đi trồng ngô, cải bắp hoặc bón phân cho cây", ông nói tiếp.
Những người Triều Tiên từng phục vụ trong quân đội trước khi bỏ trốn sang Hàn Quốc cho biết thường vào mùa Hè, tất cả đều phải dậy sớm. Sau bữa sáng, các bài huấn luyện và 2 giờ giáo dục tư tưởng về nhà sáng lập đất nước Kim Nhật Thành và gia đình ông, một sỹ quan chỉ huy tiểu đoàn sẽ giao cho mỗi trung đội những nhiệm vụ khác nhau, từ làm ruộng tới đánh bắt cá và đi nhặt củi.
"Do họ làm nông nghiệp tới 10 năm, nhiều binh sỹ còn thành thạo hơn cả nông dân thực thụ", Kim, một nữ quân nhân đã đào ngũ khẳng định.
Kể từ đầu tháng 3 đến nay, Triều Tiên đã không ngừng có những cảnh báo về một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, nhưng tình hình đã tạm lắng những ngày gần đây. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un cũng đã yêu cầu lực lượng tên lửa và pháo binh sẵn sàng chiến đấu đồng thời cắt các đường dây nóng với Hàn Quốc.
Thậm chí còn có thông tin từ Seoul cho rằng Triều Tiên đã chuyển nhiều tên lửa sang bờ Đông, trong đó có một tên lửa tầm trung có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Khi được hỏi về kế hoạch bắn tên lửa của Triều Tiên, trung tá Nam Dong Ho khẳng định mình không hề biết gì bởi "đó là bí mật quốc gia, bí mật của các bí mật. Nhưng chúng tôi đã khẳng định rõ ràng rằng quân đội của chúng tôi có khả năng tất công bất kỳ nơi nào trên trái đất".
Tuy vậy, riêng lúc này sức lao động của nhiều binh sỹ Triều Tiên đã được chuyển sang ruộng vườn. Mùa xuân năm nay đến một cách chậm chạp tại Triều Tiên, khiến mùa canh tác chính phải lùi lại một tháng. Đất nước nghèo đói này đang rất trầy trật trong việc nuôi sống 24 triệu người, còn Liên hợp quốc ước tính 2/3 người dân Triều Tiên thiếu lương thực triền miên.
Nông dân tại Panmunjom-ri, khu làng Triều Tiên bên trong khu DMZ, đang bận rộn trồng lúa, cải bắp, đậu tương và củ cải trên những cánh đồng được vây bằng lưới thép gai và hàng rào chống tăng.
Đâu đó, những khuôn mặt phấn khởi trong những bộ quân phục, các binh sỹ cả nam lẫn nữ đang lội trong những cánh đồng lầy và cắm cúi với bó cây giống trong tay. Xung quanh họ, những biểu ngữ màu đỏ vẫn bay phần phật trong gió. Một biểu ngữ viết "hãy hít thở", một cụm từ có tính thúc giục người Triều Tiên làm việc tích cực. Một biểu ngữ khác thì viết "phòng thủ đến chết".
Theo Dantri
Bất chấp START, Mỹ chi 7,87 tỉ USD cho vũ khí hạt nhân Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân (START) mới kêu gọi Nga và Mỹ phải cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình xuống dưới 1.550 đầu đạn hạt nhân được triển khai trước năm 2018 Ngày 10-4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề xuất tăng ngân sách cho Bộ Năng lượng để hiện đại hóa kho vũ khí hạt...