“Nhật nên học hỏi Việt Nam trong đối ngoại với Trung Quốc”
Báo Sankei Shimbun mới đây đã viết 1 bài cổ vũ chính phủ Nhật Bản nên học hỏi phương thức ngoại giao của Việt Nam trong các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Theo tờ Sankei Shimbun, Nhật Bản nên học tập phương thức ngoại giao vừa cứng rắn vừa mềm mỏng của Việt Nam với Trung Quốc vào xử lý tranh chấp ở quần đảo Senkaku giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Bài báo nói rằng “tấm gương” cho Nhật Bản hiện nay chính là Việt Nam. Dù thua kém về sức mạnh quân sự nhưng trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam không hề tỏ ra lép vế trước Trung Quốc. Việt Nam đã sử dụng ngoại giao đa phương làm phương tiện tấn công sắc bén. Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục mua mới và nâng cấp vũ khí từ Nga, hợp tác khai thác dầu khí ở các giếng dầu trên biển Đông, đồng thời đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế quốc phòng với Mỹ…
Những thành tựu về quan hệ ngoại giao giúp Việt Nam tăng thêm sức mạnh về nhiều mặt nhưng quan hệ song phương Việt – Trung không hề bị gián đoạn hoặc xấu đi. “Vậy tại sao chính quyền của Thủ tướng Noda Noshihiko lại không học tập theo cách làm của Việt Nam?” – tác giả đề xuất.
Video đang HOT
Tàu tuần dương của Trung Quốc (Ảnh: SINA)
Tác giả bài viết trên Sankei Shimbun cho rằng các chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hết sức đa dạng, diễn ra trên các mặt trận truyền thông, kinh tế hay thậm chí bằng vũ lực.
Tranh cãi chủ quyền ở biển Đông chưa tìm ra hướng giải quyết vì nhiều nguyên nhân, mà vấn đề chính trong đó, theo Giáo sư danh dự Paul Dibb – trường đại học Quốc gia Úc – là do “Trung Quốc không tôn trọng luật biển quốc tế”. Tờ Sankei Shimbun tiếp tục dẫn lời giáo sư Dibb cho rằng trong mối quan hệ với các nước liên quan, Bắc Kinh chưa từng ký kết hiệp định đề phòng sự cố trên không và trên biển; cũng như không tỏ ra quan tâm đến vấn đề này.
Tờ báo cũng dẫn lời ông Rommel C. Banlaoi – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khủng bố, bạo lực và hòa bình (PIPVTR) của Philippines: “Với chủ trương tuyên bố chủ quyền đối với biển Đông, việc thành lập thành phố Tam Sa là một trong những chiến lược tăng cường sức mạnh chi phối tình hình của Bắc Kinh”. Một nguồn tin khác của Philippines nói: “Với thái độ cứng rắn, Trung Quốc sẽ tăng cường các hành động biểu dương lực lượng trên Biển Đông”.
Còn bài xã luận trên trang tin The Want China Times viết rằng nếu Việt Nam bắt đầu tiến hành tuần tra thường xuyên xung quanh quần đảo Trường Sa, nhất là sau khi vừa thông qua luật biển của Việt Nam, căng thẳng với Bắc Kinh có thể tăng lên, dễ dẫn đến nguy cơ xung đột quân sự tại Biển Đông.
Theo NLD
Dân Nhật góp 1 tỉ yen mua đảo tranh chấp với Trung Quốc
Người dân Nhật Bản đã quyên góp được gần 1 tỉ yen (tương đương 1,25 triệu USD) để mua lại quần đảo tranh chấp Senkaku (còn gọi là Điếu Ngư) giữa nước này và Trung Quốc. Các quan chức Tokyo thông báo hôm 24-5.
Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara
Theo công bố cách đây không lâu, chính quyền thành phố Tokyo cho biết hơn 864 triệu yen đã được gửi vào tài khoản ngân hàng của chính quyền thành phố khi lời phát động quyên góp được phát đi chưa đầy một tháng. Tính tới thời điểm này thì số tiền đó đã lên khoảng 1 tỉ yen.
Ngoài ra, thị trưởng Tokyo, ông Shintaro Ishihara, còn cho biết một doanh nhân đã đề nghị quyên góp 100 triệu yen cho chiến dịch này nhưng số tiền chưa được chuyển tới tài khoản của thành phố nên chưa thống kê vào.
Vào tháng 4-2012, thị trưởng Ishihara- một chính khách không mấy thiện cảm với Bắc Kinh - đã lại khuấy động căng thẳng tranh chấp lãnh hải âm ỉ lâu dài giữa Trung Quốc và Nhật Bản khi tuyên bố Tokyo sẽ mua loại quần đảo Senkaku từ một người dân đang sở hữu.
Ông Ishihara cho biết đã có cuộc gặp gỡ với người chủ sở hữu của quần đảo này, vốn là một người Nhật Bản và đang cho chính quyền Nhật Bản thuê lại các đảo với giá 24 triệu yen/năm, bày tỏ ý định mua lại 3 trong số 5 hòn đảo trong khu vực.
Senkaku là một quần đảo không có người ở, nằm cách Tokyo khoảng 2.000 km nhưng là nơi sở hữu nguồn tài nguyên sinh vật biển và năng lượng dồi dào. Vì vậy, Nhật Bản và Trung Quốc đều nhất quyết không nhượng bộ.
Căng thẳng giữa hai quốc gia càng lên cao khi ngày 23-5, chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura đã lên tiếng chỉ trích phía Bắc Kinh khi trưởng Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Gia Thụy tuyên bố: "Trung Quốc coi quần đảo Điếu Ngư là lợi ích cốt lõi".
Mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn được cho là lý do mà thượng tướng Quách Bá Hùng - phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc - đã hủy chuyến thăm Nhật Bản ngày 23-5.
Theo NLD
Trung Quốc tăng cường tàu hải giám Để đảm bảo các lợi ích hàng hải to lớn của nước này, Cơ quan tuần dương Trung Quốc (CMS) sẽ tăng thêm 36 tàu vào hạm đội của họ vào năm 2013. Nhật báo Trung Quốc dẫn lời một quan chức CMS giấu tên cho biết số tàu đó gồm 7 tàu trọng lượng 1.500 tấn, 15 tàu 1.000 tấn và 14...