Nhật – Mỹ – Úc “liên thủ” đối đầu Trung Quốc
Mỹ, Nhật và Úc đã đồng thuận đầu tư vào các dự án hạ tầng ở khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương để cạnh tranh với kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc, Japan Times trích nguồn tin từ chính phủ Úc cho hay.
Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Úc gặp gỡ các đồng cấp Mỹ tại California ngày 24/7 (AP)
“Mối quan hệ đối tác tay ba này thể hiện nhận thức rằng hòa bình và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương cần phải được củng cố”, ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói. Thỏa thuận ba bên sẽ huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, vận tải, du lịch và hạ tầng công nghệ, theo tuyên bố của chính phủ Úc.
Các bước đi của thỏa thuận sẽ được Cơ quan Đầu tư hải ngoại Mỹ, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc điều phối.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã công bố khoản đầu tư 113 triệu USD của chính phủ Mỹ vào công nghệ, năng lượng và hạ tầng vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong bài phát biểu trước Phòng Thương mại Mỹ.. Ông Pompeo nói Mỹ “sẽ không bao giờ tìm kiếm sự thống trị ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương” và “chúng tôi sẽ đối đầu với bất cứ quốc gia nào muốn làm điều đó”.
Video đang HOT
Tại Tokyo, chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói đối tác tay ba này là nhằm thỏa mãn nhu cầu gia tăng về các khoản đầu tư khổng lồ vào hạ tầng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
“Dựa trên chiến lược một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, chúng tôi sẽ hợp tác với các bên liên quan như Mỹ và Úc, thúc đẩy sự phát triển hạ tầng của vùng”, ông Suga nói. Tuy nhiên, ông thẳng thừng bác bó các đồn đoán rằng thỏa thuận ba bên này nhằm đối trọng chiến lược “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc, đổ tiền đầu tư hạ tầng (đường sá, cầu cống, bến cảng….) nối châu Á với châu Âu và châu Phi.
Tuy nhiên, trước đó, tổng thống Mỹ Donald Trump trong bản chiến lược An ninh Quốc gia đã kêu gọi xây dựng chính sách “đáp trả” các cường quốc đối thủ trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng. Đáng kể nhất là dự án “Một vành đai, Một con đường” với số vốn ước tính 1,3 ngàn tỷ USD thực hiện trong 10 năm tới.
Theo Anh Minh
Tiền phong
Mỹ đầu tư 113 triệu USD đối trọng Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương
Mỹ đã công bố chương trình đầu tư châu Á trị giá 113 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoat động xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vự Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong một động thái dường như nhằm đối trọng với sáng kiến "vành đai, con đường" của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: Reuters)
Theo SCMP, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 30/7 đã công bố về chương trình đầu tư châu Á trị giá 113 triệu USD trong khuôn khổ sự kiện diễn đàn kinh doanh Ấn Độ-Thái Bình Dương, diễn ra tại thủ đô Washington DC. Theo giới chức Mỹ, dự án ra đời nhằm nhấn mạnh lại cam kết của Mỹ với các đồng minh và đối tác trong khu vực trong việc xây dựng phát triển các dự án cơ sở hạ tầng.
Nhằm đối trọng với tham vọng "vành đai, con đường" của Trung Quốc, dự án mà các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sử dụng như "bàn đạp" để gia tăng tầm ảnh hưởng tại châu Á và toàn thế giới, chương trình đầu tư mới của Mỹ sẽ tăng các khoản hỗ trợ tài chính cho các nước trong khu vực thông qua tập đoàn phát triển tài chính quốc tế Mỹ (USIDFC).
Ngoài 113 triệu USD được dùng như khoản đầu tư trực tiếp, kế hoạch của Washington còn tăng gấp đôi chi tiêu cho các hoạt động tài chính quốc tế lên mức 60 tỷ USD. Khoản tiền này có thể được dùng cho các công ty tư nhân vay vốn đầu tư cho các dự án ở nước ngoài.
Cho dù các quan chức Mỹ không công bố rằng chương trình này nhằm trực tiếp vào Trung Quốc, nhưng các chuyên gia nhận định nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ Trung - Mỹ, vốn đang căng thẳng trong thời gian gần đây vì các vấn đề liên quan tới thương mại.
Phát biểu tại sự kiện ngày 30/7, ông Pompeo cho biết dự án đầu tư mới nằm trong tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
"Chúng tôi muốn mọi quốc gia, tất cả mọi quốc gia, đều có thể bảo vệ chủ quyền và không bị ép buộc bởi bất cứ quốc gia nào. Chúng tôi mong muốn giải pháp hòa bình cho các tranh chấp về hàng hải và lãnh thổ. Cam kết của chúng tôi hướng tới mọi đất nước trên thế giới. Khi Mỹ đi tới khu vực nào, chúng tôi kiếm tìm sự hợp tác, không phải là sự cai trị. Chúng tôi tin tưởng vào cái gọi là hợp tác chiến lược, không phải là sự phụ thuộc chiến lược. Người Mỹ và toàn thế giới sẽ nỗ lực vì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hòa bình và ổn định, chính vì vậy khu này cần phải tự do và mở cửa", ông Pompeo nói.
Ngoại trưởng Pompeo cho biết, Mỹ sẽ đầu tư 113 triệu USD vào công nghệ mới, lĩnh vực năng lượng và các dự án cơ sở hạ tầng. Washington còn đầu tư 25 triệu USD để mở rộng xuất khẩu công nghệ của Mỹ tại khu vực và gần 50 triệu USD hỗ trợ các nước sản xuất và dự trữ nguồn năng lượng trong năm 2018.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ SCMP
Mỹ, Nhật, Ấn có thể tập trận hải quân ở Đông Á để răn đe Trung Quốc Hải quân ba nước sẽ chuyển cuộc tập trận Malabar tới vùng biển Nhật Bản như một thông điệp gửi tới Bắc Kinh. Tàu sân bay Nimitz của Mỹ tham gia tập trận Malabar 2017. Ảnh: US Navy. "Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã thảo luận về việc tiến hành cuộc tập trận Malabar tại vùng biển ngoài khơi Nhật Bản vào...