Nhật-Mỹ sẽ sửa “Nguyên tắc hợp tác quốc phòng” để đối phó Trung Quốc?
Nhật-Mỹ quyết định sửa đổi “Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ”, triển khai UAV Global Hawk và cùng xây dựng Guam chống Trung Quốc.
Ngày 3/8/2012, tại Thủ đô Washington, Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto tổ chức cuộc họp báo chung và phát biểu về vấn đề triển khai máy bay cánh xoay MV-22 Osprey.
Tờ “Japan News Network” đưa tin, ngày 3/8, tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tổ chức hội đàm, hai bên đồng ý sửa đổi “Nguyên tăc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ”, tăng cường khả năng cùng đối phó với Trung Quốc.
“Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ” được chỉnh sửa năm 1997. Trong cuộc hội đàm, Bộ trưởng Satoshi Morimoto cho rằng, so với mười mấy năm trước, tình hình Đông Á hiện nay đã có sự thay đổi rất lớn, đặc biệt là chiến lược vươn ra đại dương của Trung Quốc trực tiếp đe dọa tới an ninh của Nhật, Mỹ, cho nên cần thiết phải tiến hành sửa “nguyên tăc”.
“Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ” sửa năm 1997 chủ yếu là nhằm vào CHDCND Triều Tiên, không lấy Trung Quốc làm mục tiêu chủ yếu. Nội dung sửa đổi khi đó chủ yếu có 3 điểm:
Một khi CHDCND Triều Tiên “có sự” (có vấn đề), (1) Nhật-Mỹ tích cực hợp lực, hợp tác trong các hành động chính; (2) Nhật Bản chi viện cho các hành động của quân Mỹ; (3) Nhật-Mỹ tiến hành hợp tác trên phương diện vận chuyển vật tư quân sự.
Còn lần này, quân đội hai nước Nhật-Mỹ cho rằng, do “chiến lược biển” của Hải quân Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh, đặc biệt là tình hình căng thẳng ở khu vực biển Hoa Đông ngày càng nổi lên, không loại trừ khả năng đảo Senkaku và các hòn đảo tây nam gần Okinawa bị tấn công xâm lược, vì vậy cần phải sửa “Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ” đối phó Trung Quốc, đề phòng bất trắc.
Video đang HOT
Nhật Bản quyết định sử dụng máy bay không người lái Global Hawk để theo dõi hoạt động trên biển của Trung Quốc. Trong hình là máy bay không người lái RQ-4 Block 40 Global Hawk của Không quân Mỹ, do Công ty Northrop Gumman chế tạo.
Hãng tin “Jiji news agency” Nhật Bản phân tích, Nhật-Mỹ quyết định tiến hành sửa mới “Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ” là căn cứ vào tăng cường hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ nhằm vào Trung Quốc, làm rõ nội dung hợp tác.
Ngoài việc lãm rõ sự phân công về “nhiệm vụ và chia sẻ trách nhiệm”, sẽ lấy các lĩnh vực tình báo, trinh sát như giám sát biển và dò tìm tàu ngầm làm trọng điểm tăng cường hợp tác giữa hai nước.
Trong hội đàm, Panetta cho biết, để ứng phó với sự bành trướng quân sự của Trung Quốc, sẽ xem xét để căn cứ Guam của quân Mỹ trở thành căn cứ quân sự chung của quân đội hai nước Nhật-Mỹ.
Hãng Kyodo Nhật Bản bình luận, do môi trường bảo đảm an ninh Đông Á đã thay đổi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đề nghị thảo luận sửa đổi “Nguyên tắc hợp tác quốc phòng”. Thời gian và nội dung sửa đổi cụ thể sẽ để sau này quyết định. Động thái này có thể là để ứng phó với sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc.
Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản cho rằng, chính phủ Nhật-Mỹ vừa quyết định sử dụng máy bay trinh sát không người lái Global Hawk, tăng cường mức độ giám sát đối với duyên hải Nhật Bản. Đây là một trong những mắt xích của “hợp tác phòng vệ động thái” của chính phủ Nhật-Mỹ nhằm kiềm chế hoạt động trên biển của Trung Quốc.
Báo Nhật cho rằng, Mỹ triển khai máy bay không người lái Global Hawk ở Nhật Bản. Mỹ sẽ cung cấp cho Nhật Bản nhiều thông tin tình báo và số liệu do Global Hawk thu thập, giúp Nhật Bản có thể nhanh chóng phản ứng khi tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm lãnh hải.
Global Hawk có thể bay ở trên cao khoảng 20.000 m, sử dụng radar và bộ cảm biến có tính năng cao, triển khai hoạt động theo dõi và thu thập tin tức tình báo đối với tàu ngầm và tàu nổi lạ. Thời gian tự bay đạt 30 giờ trở lên, diện bao quát rộng. Tháng 12/2010, Chính phủ Nhật Bản thông qua quyết định nội các về “Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn”, bắt đầu nghiên cứu nhập máy bay không người lái.
Mỹ vừa tăng cường triển khai máy bay vận tải cất/hạ cánh thẳng đứng MV-22 Osprey (trên) và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 (dưới) ở Nhật Bản.
Theo GDVN
Mỹ tính điều thêm oanh tạc cơ, tàu ngầm đến Thái Bình Dương
Lầu Năm Góc sẽ cân nhắc điều thêm oanh tạc cơ và tàu ngầm tấn công đến Thái Bình Dương trong chiến lược chú trọng đến những thách thức an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương, theo một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 1.8.
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ - Ảnh: Reuters
Ông Robert Scher, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách kế hoạch, tiết lộ với các nhà làm luật nước này rằng, Lầu Năm Góc sẽ nghiên cứu bổ sung sức mạnh cho căn cứ chiến lược tại Guam.
Đây là kiến nghị từ một tổ chức độc lập chuyên nghiên cứu các kế hoạch quân sự của Mỹ tại khu vực.
Chiến lược chuyển trọng tâm sang Thái Bình Dương của Mỹ bao gồm việc chuyển các nguồn lực quân sự, ngoại giao và kinh tế sang khu vực này sau một thập kỷ chiến tranh trên bộ tại Iraq và Afghanistan.
Đảo Guam là lãnh thổ Mỹ nằm cách 3/4 quãng đường từ Hawaii đến Philippines.
Không quân Mỹ có một đội máy bay ném bom B-52 đồn trú luân phiên tại đây trong khi hải quân có một đội ba chiếc tàu ngầm tấn công.
Đánh giá mới về sự bố trí lực lượng quân sự Mỹ trong khu vực được Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) thực hiện theo ủy nhiệm của Quốc hội.
CSIS, một nhóm nghiên cứu chính sách phi đảng phái, đã kiến nghị trong một báo cáo được công bố vào tuần trước rằng, Mỹ nên bổ sung một hay nhiều tàu ngầm tấn công tại Guam.
Một lựa chọn khác được CSIS đưa ra là tái bố trí thường trực một đội 12 chiếc B-52 tại Guam, thay vì việc điều chuyển luân phiên từ các căn cứ tại Mỹ, theo Reuters.
Sự bất định địa chiến lược mà Mỹ và các đồng minh, đối tác phải đối mặt trong khu vực là những tác động từ sự gia tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với trật tự và sự ổn định trong những năm tới, theo CSIS.
CSIS cho biết lực lượng Mỹ có thể giúp định hình môi trường hòa bình bằng cách hành động theo đúng những cam kết an ninh, một động thái được nghiên cứu nói rằng sẽ giúp "can ngăn sự áp bức của Trung Quốc và sự hung hăng của CHDCND Triều Tiên".
Ông Sher cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đồng ý với đánh giá của CSIS rằng "có cơ hội để tiến tới với Guam và gửi một tín hiệu quan trọng cho khu vực".
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng sẽ tiếp tục khảo sát những cơ hội với đồng minh Philippines để triển khai lực lượng tại những "khu vực ưu tiên" chưa được đề cập cụ thể, nhằm củng cố an ninh hàng hải.
Theo Thanh Niên
Dân Nhật phản đối Mỹ điều máy bay tới Okinawa Ngày 23.7, nhiều máy bay vận tải MV-22 Osprey của Mỹ đã đến Nhật Bản, mặc cho người dân nước này biểu tình phản đối do lo ngại về độ an toàn của máy bay này. Một tàu chở hàng đã đưa nhiều chiếc MV-22 Osprey (không rõ số lượng) đến khu căn cứ hải quân của Mỹ ở thành phố Iwakuni, miền...