Nhật – Mỹ “nắn gân” Trung Quốc
Trong khi ông Tập Cận Bình đang thăm Mỹ, Nhật-Mỹ quyết định sẽ tiến hành tập chung.
Ngày 4/6, các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin Nhật Bản và Mỹ sẽ tiến hành tập trận chung. Thông tin này được đưa ra trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thăm Mỹ. Trung Quốc đã có động thái yêu cầu hoãn lại cuộc tập trận này. Tuy nhiên, Washington và Tokyo không lắng nghe quan điểm của Bắc Kinh.
Từ ngày 7-8/6, tại Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc gặp trao đổi với nhau về những vấn đề cũng quan tâm, thảo luận những biện pháp nhằm tháo “nút thắt” trong quan hệ hai nước.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục căng thẳng (Ảnh: AFP)
Trong khi đó, ngày 10/6, theo yêu cầu của Tokyo, lính nhảy dù của Mỹ và Nhật Bản sẽ tập luyện đổ bộ trên hòn đảo bị đối phương chiếm đóng. Kịch bản của cuộc tập trận này được cho là đưa ra những biện pháp đối phó quân sự với Trung Quốc khi cần thiết.
Hiện tại, Nhật Bản và Trung Quốc đang căng thẳng xung quanh tranh chấp quần đảo tại khu vực Biền Hoa Đông. Nhật Bản rất quan tâm đến việc bảo vệ các hòn đảo ở khu vực này. Và Trung Quốc cũng đang tăng cường hoạt động của các tàu tuần tra và hàng không hải quân ở vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Quần đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, nhưng Trung Quốc coi đó là lãnh thổ của mình bị chiếm đóng bất hợp pháp.
Chuyên viên Aleksandr Larin từ Viện Viễn Đông cho biết: “Thời gian gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã trở thành căng thẳng hơn. Điều này dựa trên thực tế cho thấy rằng, Trung Quốc đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng của mình ở vùng biển. Mỹ cũng có lợi ích kinh tế và chiến lược rất quan trọng tại khu vực Đông Á. Do vậy, Mỹ củng cố quan hệ với các đồng minh, đặc biệt với Nhật Bản. Các nước đồng minh muốn có sự hỗ trợ của Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Tất cả điều này dẫn đến sự leo thang căng thẳng. Chứng tỏ về điều đó là cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Nhật Bản nhằm tăng cường hiệp ước an ninh song phương. Những bước đi như vậy gây ra phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc. Quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington trở thành căng thẳng hơn”.
Trong khi đó, yêu cầu của Trung Quốc hủy bỏ cuộc tập trận Nhật-Mỹ không được tính đến. Tại Diễn đàn “Đối thoại Shangri-La” ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhắc lại quan điểm của Washington: quần đảo Điếu Ngư nằm trong phạm vi thỏa thuận về an ninh với Nhật Bản. Theo hiệp ước này, Washington phải bảo vệ nước đồng minh trong trường hợp xung đột vũ trang.
Tokyo hiểu rõ rằng, ông Tập Cận Bình sẽ nêu vấn đề này tại cuộc gặp với ông Barack Obama. Vì vậy, họ quyết định sớm “chia mũi dùi” vào nhà lãnh đạo Trung Quốc, và ngay từ trước cung cấp những luận cứ bổ sung cho cuộc đối thoại ở California. Ngày 4/6, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố, Nhật Bản không muốn thảo luận về quy chế của Senkaku/Điếu Ngư. Không có vấn đề lãnh thổ phải được hoãn lại, bộ trưởng Nhật Bản cho biết.
Bắc Kinh yêu cầu tiến hành cuộc đàm phán về vấn đề này, nhưng, họ hiểu rằng, vấn đề không thể được giải quyết ngay lập tức. Đa số nhà chính trị học của Nga cũng chia sẻ quan điểm này. Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Vladimir Portyakov nói: “Rõ ràng là cần phải từ bỏ sự đối đầu, phải khôi phục quan hệ. Và tất nhiên, cả hai bên phải làm như vậy. Cần phải trở lại với châm ngôn của ông Đặng Tiểu Bình, người đã đề nghị để lại vấn đề lãnh thổ cho các thế hệ tương lai. Tôi nghĩ rằng, người ta quá sớm bắt tay giải quyết vấn đề này”.
Rõ ràng là Trung Quốc sẽ đáp trả việc Nhật Bản và Hoa Kỳ tiến hành cuộc tập trận đó. Cần phải lưu ý rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử nền ngoại giao Trung Quốc khi Bắc Kinh yêu cầu không thực hiện cuộc diễn tập quân sự. Không loại trừ khả năng, trong khi thủy quân lục chiến của Mỹ và Nhật Bản giải phóng hòn đảo khỏi đối phương ước lệ ở California, thì Trung Quốc sẽ phô trương sức mạnh quân sự của mình gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư./.
Theo vietbao