Nhật, Mỹ muốn bán tiêm kích F-15 cho Đông Nam Á
Nhật Bản đang muốn bán cho Mỹ các tiêm kích F-15J đã cũ để có thêm tiền mua sắm máy bay tàng hình F-35. Còn Mỹ xem xét bán lại số máy bay này cho các nước Đông Nam Á.
Nhật Bản giới thiệu chiến đấu cơ F-15 với Đoàn sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại căn cứ Komatsu, ngày 27.6.2018 JAPANFORWARD
Báo Nikkei Asian Review ngày 24.12.2018 cho biết chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc bán bớt một số chiến đấu cơ F-15J đã cũ cho Mỹ để có thêm tiền đặt mua tiêm kích tàng hình F-35. Trước đó Nhật công bố kế hoạch đặt mua 105 chiếc F-35 từ Mỹ, và đang đàm phán với phía Mỹ về việc bán lại các máy bay F-15 đã cũ cho Mỹ như một phần trong thỏa thuận mua máy bay F-35. Hai bên đang thương lượng về số lượng và giá cả máy bay F-15 mà Nhật muốn bán.
Chiến đấu cơ F-15J của Nhật Bản ASDF
Theo báo này, với việc bán lại chiến đấu cơ đã qua sử dụng cho Mỹ, Nhật Bản hy vọng làm giảm chỉ trích của công chúng về việc mở rộng chi tiêu quốc phòng trong lúc đang cố giảm thâm thủng ngân sách. Đây cũng là lần đầu tiên nước này bán vũ khí đã qua sử dụng cho Mỹ. Hành động này cũng đồng thời giúp Nhật có thêm kinh nghiệm trong việc xuất khẩu vũ khí.
Hiện Nhật Bản có khoảng 200 chiến đấu cơ F-15, và đây là sức mạnh chủ lực của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (ASDF). Khoảng một nửa trong số máy bay này đang được hiện đại hóa, bao gồm nâng cấp hệ thống điện tử; số còn lại hơn 100 chiếc được dự kiến bán đi là loại cũ không thể nâng cấp. Việc bán máy bay F-15 cũ để mua thêm F-35 đã được chính phủ Nhật quyết định tại phiên họp nội các ngày 18.12 qua.
Video đang HOT
Những chiếc F-15 cũ nói trên được Nhật Bản đưa vào hoạt động từ đầu những năm 1980.
Còn phía Mỹ cũng không mặn mà với vũ khí cũ của Nhật. Washington đã cho Nhật biết ý định xem xét bán lại số máy bay F-15 này cho những nước có lực lượng không quân yếu. Dự kiến Mỹ sẽ bán số máy bay trên cho một số nước Đông Nam Á với giá rẻ. Hiện ở Đông Nam Á chỉ Singapore là có sử dụng tiêm kích F-15 (loại F-15SG).
Thiếu tướng Hồ Thanh Tự trong buồng lái chiến đấu cơ F-15J tại căn cứ không quân Komatsu, Nhật Bản ngày 27.6.2018 SPF
Trước đó, một số báo Nhật cũng đưa tin về chuyến thăm và làm việc của đoàn cán bộ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại Nhật Bản cuối tháng 6.2018, do Quỹ hòa bình Sasakawa (SPF) tổ chức, trong khuôn khổ trao đổi hoạt động quốc phòng đôi bên vốn diễn ra 2 năm một lần kể từ 2014. Đoàn Việt Nam do thiếu tướng Hồ Thanh Tự (Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tổng tham mưu) dẫn đầu đã thăm căn cứ không quân Komatsu, nơi đóng quân của phi đoàn chiến đấu cơ chiến thuật số 306. Đoàn Việt Nam đã được phía Nhật giới thiệu hoạt động của một số thiết bị quân sự, trong đó có chiến đấu cơ F-15J, vận tải cơ C-130H…
Nhật Bản thời gian qua đã cung cấp một số khí tài cho Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực bảo đảm an ninh hàng hải như tàu tuần tra…
F-15 Eagle là chiến đấu cơ loại 2 động cơ, 1 – 2 chỗ ngồi do hãng McDonnell Douglas (nay thuộc Boeing) thiết kế, sản xuất từ những năm 1970 để cạnh tranh và giành ưu thế không chiến với tiêm kích MiG-25 của Liên Xô. F-15 có nhiều biến thể, mới nhất là loại F-15SE Silent Eagle (2 chỗ ngồi) với khả năng mang đến 16 quả tên lửa. Boeing dự định sản xuất F-15 đến năm 2022 mới ngừng.
F-15 có tốc độ tối đa 2.600 km/giờ, bay cao 20 km, tầm hoạt động gần 5.500 km, bán kính chiến đấu khoảng 2.000 km. Khối lượng vũ khí mang theo đến 8 tấn (gắn dưới cánh và bụng). Riêng loại F-15 của Nhật là phiên bản F-15J (1 chỗ ngồi) và F-15 DJ (huấn luyện, 2 chỗ ngồi) do Mitsubishi lắp ráp theo nhượng quyền từ 1981 – 1997.
Chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản cất cánh từ căn cứ ở tỉnh Ibaraki. Nhật Bản NIKKEI ASIAN REVIEW
Theo TNO
Bộ Ngoại giao thông tin về việc Hàn Quốc "nới" chính sách visa cho người Việt
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhận định, chính sách visa mới của Hàn Quốc với công dân Việt Nam sẽ góp phần tạo thuận lợi cho giao lưu nhân dân, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc. Được biết, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mà Hàn Quốc thực hiện chính sách này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Tại cuộc họp báo chiều 6/12, đề cập về chính sách mới của Hàn Quốc nhằm nới lỏng quy định visa với người Việt Nam, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã nêu quan điểm của Việt Nam.
"Chúng tôi hoan nghênh quyết định này của phía Hàn Quốc và cho rằng, việc này sẽ tạo thuận lợi cho việc trao đổi và giao lưu nhân dân giữa 2 nước, tăng cường du lịch, hợp tác thương mại, đầu tư. Qua đó, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc." - bà Hằng nói.
Từ ngày 3/12/2018, Hàn Quốc sẽ cấp visa nhiều lần có kỳ hạn 5 năm cho diện đi ngắn ngày (C-3) cho đối tượng là công dân các thành phố lớn gồm: Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng.
Theo chính sách visa mới này, công dân có hộ khẩu thường trú tại các thành phố nói trên có nhu cầu sẽ được cấp visa nhập cảnh nhiều lần trong 5 năm (một lần tối đa 30 ngày) - đơn giản hóa thủ tục trong xuất nhập cảnh; trong vòng 5 năm không giới hạn số lần xuất nhập cảnh.
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho rằng, việc thi hành chính sách visa mới Hàn Quốc nhấn mạnh vào yếu tố People (Nhân dân) - một trong 3 yếu tố nền tảng của chính sách hướng Nam mới (gồm People, Prosperity (Thịnh vượng), Peace (Hòa bình) với Việt Nam - quốc gia đối tác chiến lược trong chính sách này.
Được biết, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mà Hàn Quốc thực hiện chính sách này. Động thái này thể hiện sự coi trọng của Hàn Quốc với Việt Nam. Hàn Quốc cũng hi vọng có thể miễn cả visa về trung kỳ hoặc dài kỳ cho người dân Việt Nam.
Theo Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2018, số người Việt Nam đi Hàn Quốc đạt 440.000 người. Thống kê về việc xin cấp visa trong 3 năm gần đây của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cũng cho thấy, số trường hợp cấp visa đi Hàn Quốc tăng từ 43.435 trường hợp năm 2014 lên 116.982 trường hợp trong năm 2017, mức tăng là gần 200%.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Mỹ cần làm gì để tránh chiến tranh trên Biển Đông Tác giả Daniel R. DePetris, một nhà nghiên cứu trên trang Defense Priorities cho rằng các lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc cần phải có những hành động thiết thực vượt qua những xung đột về ý thức hệ cũng như cạnh tranh về địa chính trị để không biến những xung đột trên Biển Đông trở thành chấn tâm của một...