Nhật, Mỹ hội đàm về vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 1-12 cho biết ông sẽ thảo luận với Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tại Tokyo về việc đơn phương mở rộng vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) trên biển Hoa Đông mới đây của Trung Quốc.
Phó tổng thống Mỹ Biden (trái) gặp Thủ tướng Nhật Bản Abe trong cuộc họp song phương tại Singapore vào tháng 7-2013. Ảnh: AFP
Cuối tuần trước, Bắc Kinh khiến cộng đồng thế giới dậy sóng khi tuyên bố mở rộng ADIZ trên biển Hoa Đông, nơi nước này đang tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Tokyo, đồng thời yêu cầu máy bay bay ngang khu vực này phải trình báo kế hoạch bay.
Tokyo đã ngăn các hãng hàng không nước này nộp kế hoạch bay cho Bắc Kinh. “Chúng tôi muốn hội ý với Phó tổng thống Mỹ Biden khi ông sang thăm Nhật Bản tuần này và hai bên sẽ hợp tác giải quyết vấn đề này” – AFP dẫn lời ông Abe nói.
Ông Biden dự kiến sẽ đến Tokyo cuối ngày thứ hai (2-12) trong chuyến thăm kéo dài 34 giờ trước khi đến Trung Quốc và Hàn Quốc trong khuôn khổ chuyến công du Đông Á của mình.
Trước đó, bảng thông cáo ngày 29-11 của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ sáu nói rằng các hãng hàng không thương mại Hoa Kỳ nên cân nhắc yêu cầu của Trung Quốc về việc thông báo kế hoạch bay của mình khi đi qua ADIZ Hoa Đông. Tuy nhiên bảng thông cáo này cũng nói rõ việc tuân thủ “quy chế ADIZ Trung Quốc” của các chuyến bay thương mại không đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ chấp nhận các yêu cầu của Trung Quốc về “quy chế hoạt động” trong phạm vi ADIZ Hoa Đông.
Video đang HOT
Bảng thông cáo này khiến nhiều người nhầm hiểu Washington đã khuyên các máy bay của nước này tuân theo yêu cầu của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông Abe và Bộ trưởng bộ quốc phòng Nhật Itsunori Onodera, Washington dứt khoát không yêu cầu các hãng hàng không nước này nộp kế hoạch bay cho Bắc Kinh.
“Chúng tôi sẽ xác nhận sự việc này thông qua các kênh ngoại giao” – Hãng tin Jiji Press dẫn lời ông Abe nói với các nhà báo.
Trong khi đó ông Onodera phát biểu trên kênh truyền hình NHK rằng: “Chính quyền Mỹ có cùng lập trường với Nhật Bản về ADIZ của Bắc Kinh. Phía Mỹ có phản ứng nhanh hơn Nhật Bản về vấn đề này. Họ đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ” – ông Onodera cho biết.
Ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố mở rộng ADIZ, các máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay vào khu vực này. Lầu Năm Góc tỏ rõ quan điểm rằng các lực lượng quân sự nước này sẽ tiếp tục hoạt động bình thường dù Trung Quốc đang đưa máy bay chiến đấu thám thính Nhật và Mỹ trong vùng ADIZ Hoa Đông.
Ông Onodera cũng dẫn các bài báo cho biết Trung Quốc có thể “sẽ có bước đi tương tự ở biển Đông”. “Tôi nghĩ các quốc gia khối ASEAN cũng sẽ cảm thấy căng thẳng. Cộng đồng quốc tế không nên bỏ qua cách tiếp cận đơn phương như thế” – ông Onodera kết luận.
Theo Tuổi Trẻ
Trung Quốc tuyên bố ADIZ chỉ nhằm kéo Nhật vào đàm phán, sẽ không có đụng độ
Bưu điện Hoa Nam ngày 1/12 đưa tin, Bắc Kinh tuyên bố áp đặt cái gọi là khu nhận diện phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông chỉ nhằm ép Tokyo "thừa nhận tranh chấp" ở Senkaku mà họ gọi là Điếu Ngư và quay trở lại bàn đàm phán với Trung Quốc, nguy cơ đối đầu quân sự ở Hoa Đông khó có thể xảy ra.
Đường Gia Triền, cựu Ngoại trưởng Trung Quốc vừa gặp các chính khách Nhật Bản tại Bắc Kinh hôm thứ Tư đề xuất Tokyo ngồi vào bàn đàm phán.
Tuyên bố áp đặt ADIZ ở Hoa Đông đã thu hút sự chỉ trích gay gắt và máy bay chiến đấu từ Nhật Bản, Mỹ cũng như sự giận giữ của Hàn Quốc, Đài Loan bởi ADIZ đã "đè" lên lãnh thổ và ADIZ của các bên liên quan.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng mục tiêu chính của Bắc Kinh vẫn là ép Tokyo từ bỏ lập trường "không có gì tranh chấp" ở nhóm đảo Senkaku.
Lưu Giang Vĩnh, một giáo sư chuyên về quan hệ Trung - Nhật từ đại học Thanh Hoa nhận xét, mối quan tâm lớn nhất là khu vực Senkaku đang tranh chấp, nơi có thể xảy ra một vụ va chạm giữa chiến đấu cơ 2 nước.
"Để giảm thiểu rủi ro, việc 2 bên ngồi lại đàm phán về vấn đề tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku đã trở nên vô cùng cấp bách. Đó là tất cả những gì Bắc Kinh yêu cầu, Tokyo phải thừa nhận có tranh chấp chủ quyền", ông Vĩnh nhận xét.
Lưu Giang Vĩnh, chuyên gia quan hệ Trung - Nhật từ đại học Thanh Hoa cũng đang góp phần "ép Nhật Bản ngồi vào bàn đàm phán."
Từ Quang Dụ, một viên Thiếu tướng quân đội Trung Quốc đã nghỉ hưu cũng nhận định như trên: "Mục đích cuối cùng là buộc Nhật Bản phải ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc, tránh tính toán sai lầm leo thang."
Kyodo News cho biết, Đường Gia Triền, một cựu Ngoại trưởng, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra đề xuất này trong cuộc họp với các chính trị gia Nhật Bản tại Bắc Kinh hôm thứ 4.
"Cũng giống như cơ chế quản lý khủng hoảng song phương được Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Nhật Bản thiết lập trên biển, quản lý hoạt động hàng không là cần thiết và vấn đề này cần được thảo luận", ông Triền nói với báo chí.
Nhưng đề nghị này của Bắc Kinh dường như không được Tokyo chào đón. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm thứ Sáu khẳng định nước ông không thể chấp nhận bất kỳ yêu cầu đàm phán nào từ phía Trung Quốc về việc vận hành cái gọi là khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông.
"Theo cách xác định ADIZ của Trung Quốc thì quần đảo Senkaku trở thành lãnh thổ của Trung Quốc, vì vậy Nhật Bản không thể chấp nhận điều đó." Financial Times dẫn lời ông Onodera cho biết.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Chiến đấu cơ Trung Quốc nhận dạng 12 máy bay Mỹ, Nhật Trung Quốc hôm nay triển khai chiến đấu cơ để giám sát và nhận dạng 12 máy bay quân sự của Mỹ và Nhật được cho là vào vùng nhận dạng phòng không mới thiết lập của nước này. Các chiến đấu cơ F-15 của Nhật. Ảnh minh họa: Wikipedia. "Một số máy bay chiến đấu được triển khai để xác định danh...