Nhật-Mỹ dự kiến thời gian tổ chức đối thoại chiến lược ‘2+2′
Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi dự kiến thăm Mỹ và tham dự đối thoại chiến lược ngoại giao-quốc phòng (Đối thoại chiến lược “2 2″) với các quan chức đồng cấp của Mỹ vào đầu tháng 1/2022.
Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi (phải) trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken (trái) bên lề Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ở Liverpool, Anh, ngày 11/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây sẽ là Đối thoại chiến lược ngoại giao-quốc phòng đầu tiên giữa hai nước kể từ sau khi Nhật Bản chuyển giao từ chính quyền Thủ tướng Suga Yoshihide sang chính quyền Thủ tướng Kishida Fumio.
Theo một quan chức Chính phủ Nhật Bản, việc xây dựng kế hoạch cho đối thoại lần này tương đối khó khăn do lịch trình chính trị của mỗi bên, nhưng chính phủ hai nước quyết tâm tổ chức càng sớm càng tốt, có thể vào ngày 7/1/2022.
Dự kiến nội dung đối thoại sẽ tập trung vào củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, đặc biệt là trong chính sách an ninh và ngoại giao. Bên cạnh đó, hai bên sẽ có những thảo luận cụ thể nhằm thể hiện sự thống nhất trong ứng phó với các vấn đề cấp bách của cộng đồng quốc tế hiện nay như dịch bệnh COVID-19 và chống biến đổi khí hậu.
Đối thoại chiến lược “2 2″ năm 2020 giữa quan chức ngoại giao và quốc phòng hàng đầu hai nước Nhật Bản, Mỹ được tổ chức vào tháng 3, tức là 1 tháng sau khi Tổng thống Joe Biden chính thức tiếp quản Nhà Trắng.
Quốc hội Nhật Bản khai mạc kỳ họp bất thường
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 6/12, Quốc hội Nhật Bản triệu tập phiên họp bất thường lần thứ 27, trọng tâm là thảo luận và quyết định khoản ngân sách bổ sung cho tài khóa 2021 để hỗ trợ một phần gói kích thích kinh tế nhằm vực dậy nền kinh tế nước này sau đại dịch COVID-19.
Toàn cảnh một phiên họp Thượng viện Nhật Bản ở thủ đô Tokyo. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch, chiều 6/12, sau lễ khai mạc với sự chứng kiến của Nhật Hoàng, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ có bài phát biểu tại phiên toàn thể của cả Hạ viện và Thượng viện Nhật Bản.
Dư luận Nhật Bản đang chờ đợi việc người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản sẽ làm rõ những biện pháp nào để ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19, nhất là biến thể Omicron, và giải pháp cụ thể tăng trưởng kinh tế hướng tới hiện thực hóa khái niệm "chủ nghĩa tư bản mới kiểu Nhật Bản". Thủ tướng Kishida sẽ trả lời chất vấn của đại diện các đảng ở cả Thượng viện và Hạ viện trong 3 ngày, từ ngày 8/12.
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ đệ trình Quốc hội dự thảo bổ sung ngân sách năm nay cho các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và được thảo luận tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện vào tuần sau. Một phần của gói ngân sách bổ sung sẽ được sử dụng để tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch bệnh COVID-19 cũng như hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn của dịch bệnh.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Kishida trực tiếp trả lời chất vấn tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện và đối thoại với đại diện các đảng đối lập kể từ sau cuộc bầu cử Hạ viện vào cuối tháng 10 vừa qua. Đây cũng là lần xuất hiện chính thức đầu tiên của tân Chủ tịch đảng Dân chủ Lập hiến, đảng đối lập lớn nhất Nhật Bản, ông Izumi Kenta, sau cuộc bầu cử của đảng này diễn ra vào ngày 30/11.
Kỳ họp bất thường lần này của Quốc hội Nhật Bản sẽ diễn ra trong vòng 16 ngày, từ ngày 6 đến 21/12.
Nhật Bản kêu gọi Mỹ tham gia trở lại TPP Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tiền thân của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương hiện nay và tham gia nhiều hơn vào việc đảm bảo trật tự quốc tế ở khu vực Ấn Độ...