Nhật muốn thúc đẩy xuất khẩu vũ khí

Theo dõi VGT trên

Tokyo đang xem xét thiết lập một cơ quan phụ trách xuất khẩu vũ khí do chính phủ tài trợ, nhằm tăng cường quan hệ an ninh khu vực trong bối cảnh sức mạnh Trung Quốc gia tăng.

Nhật muốn thúc đẩy xuất khẩu vũ khí - Hình 1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters.

Bước đầu tiên, chính phủ có kế hoạch triệu tập một ủy ban tư vấn để xem xét các đề xuất cụ thể nhằm mở đường cho việc tài trợ bán mặt hàng quân sự của các công ty Nhật Bản và cấp vốn cho hoạt động hợp tác công nghiệp quốc phòng ở nước ngoài, Reuters dẫn lời 4 người liên quan trong hoạt động cho hay.

Ủy ban này gồm 10 thành viên, gồm một chuyên gia pháp lý, một chuyên gia ngân hàng cùng các học giả, giám đốc điều hành trong ngành công nghiệp quốc phòng. “Ủy ban sẽ xem xét mọi thứ từ tài trợ đến tìm kiếm các thỏa thuận, quy trình đàm phán, duy trì và hỗ trợ”, một trong những nguồn tin nói.

Một trong những lựa chọn là thiết lập cơ quan do chính phủ hậu thuẫn, tài trợ ưu đãi cho những dự án quân sự dựa vào Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), họ cho biết thêm.

Các ý tưởng khác đang xem xét còn có tăng thêm hỗ trợ tài chính cho một cơ quan mua sắm quốc phòng được lên kế hoạch vào năm 2015 hoặc mở rộng quy mô của JBIC trong việc cấp vốn cho các dự án quốc phòng

Nhóm người này đề nghị giấu tên bởi tính nhạy cảm của những cuộc đàm phán có thể khiến Trung Quốc khó chịu. Trung Quốc vẫn còn hằn sâu ký ức về thời kỳ chiến tranh với Nhật Bản và từng chỉ trích quyết định chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu vũ khí từng kéo dài suốt nhiều thập niên của Thủ tướng Shinzo Abe hồi tháng 4.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản từ chối bình luận về các thông tin. “Chúng tôi đang xem xét một loạt các lựa chọn liên quan tới trang bị quốc phòng nhưng, như đã nói, chưa quyết định điều gì”, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói.

Thủ tướng Abe tuần trước giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử hạ viện vào ngày 14/12, với kỳ vọng đảng Dân chủ Tự do cùng đối tác trong liên minh sẽ giành thắng lợi. Ủy ban tư vấn sẽ nhóm họp sau cuộc bầu cử này.

JBIC phát hành trái phiếu riêng để tài trợ cho các dự án năng lượng. Tổ chức này, dưới sự giám sát của Bộ Tài chính Nhật Bản, còn giúp các công ty công nghiệp mở rộng ra nước ngoài bằng cách cung cấp những khoản vay cho khách hàng nước ngoài mua máy móc Nhật Bản.

Kawasaki Heavy Industries, công ty chế tạo máy bay và tàu ngầm, năm ngoái cho biết có thể tiếp cận được nguồn tài trợ từ JBIC cho các giao dịch phiên bản dân sự của phi cơ vận tải quân sự C-2.

Video đang HOT

Trong khi đó, JICA, kênh chuyển vốn chính của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, phân phối số vốn viện trợ phát triển 17 tỷ USD mỗi năm ra nước ngoài. JICA hỗ trợ xây dựng các trường học, bệnh viện và tài trợ nông nghiệp, dự án sức khỏe trong đó thường có sự tham gia của kỹ sư, y tá cùng chuyên gia Nhật Bản.

Như Tâm

Theo VNE

Thủ tướng: Thúc đẩy xây dựng lòng tin để ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông

Ngày 13/11/2014, tại Nay Pyi Taw, các nhà Lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao với các Đối tác Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự, có phát biểu quan trọng tại các hội nghị.

Tại các Hội nghị, các Nhà Lãnh đạo ASEAN và Đối tác nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác, đồng thời khẳng định coi trọng quan hệ hợp tác với ASEAN, cam kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng vào năm 2015 cũng như triển khai Tầm nhìn sau 2015, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong tăng cường cấu trúc hợp tác khu vực đóng góp cho mục tiêu chung về hoà bình, an ninh và phát triển.

Lãnh đạo các nước cũng dành thời gian trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông. Nhấn mạnh hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không là lợi ích và mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực; theo đó cần bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử COC.

ASEAN và Trung Quốc với yêu cầu đảm bảo an ninh ở Biển Đông

Thủ tướng: Thúc đẩy xây dựng lòng tin để ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông - Hình 1

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 17, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã tái khẳng định cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc. Các nhà Lãnh đạo hai bên hài lòng ghi nhận những kết quả quan trọng đạt được trong triển khai Kế hoạch hành động 2011-2015 triển khai quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc vì hòa bình và thịnh vượng, nhất là những thành tựu trên tất cả 11 lĩnh vực ưu tiên, bao gồm nông nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư, phát triển đồng lưu vực sông Mekong, giao thông, năng lượng, văn hóa, du lịch, y tế công cộng và môi trường.

Các nhà Lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc hoan nghênh những tiến triển hợp tác và thảo luận thực chất về sáng kiến và đề xuất của Trung Quốc trong khuôn khổ 2 7, theo đó nhất trí làm sâu sắc hơn nữa hợp tác hiện có và mở rộng các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ nói trên. Hai bên ghi nhận những bước phát triển kinh tế nhanh chóng trong năm qua, và đề nghị tiếp tục chú trọng hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực trọng tâm, thực hiện hiệu quả các cam kết trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN -T rung Quốc (ACFTA), phấn đấu đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 500 tỷ USD năm 2015. ASEAN đán.h giá cao việc ASEAN và Trung Quốc cùng với các đối tác khác thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc cũng dành thời gian trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông. Nhấn mạnh hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không là lợi ích và mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực; theo đó cần bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử COC.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đán.h giá tích cực quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc với những thành tựu quan trọng đã đạt được. Đán.h giá cao sự ủng hộ của Trung Quốc đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình và các diễn đàn do ASEAN sáng lập. Việt Nam ủng hộ việc duy trì và tăng cường hơn nữa tham vấn và đối thoại giữa hai bên về DOC và COC.

Để đưa quan hệ hai bên tiếp tục phát triển vững chắc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN và Trung Quốc tiếp tục nỗ lực phát triển quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đẩy mạnh các chương trình hợp tác trong khuôn khổ Kế hoạch hành động 2011-2015, đẩy mạnh các nỗ lực nhằm tạo môi trường hoà bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực. Để đạt được điều này, việc tăng cường hiểu biết, củng cố và làm sâu sắc niềm tin chiến lược giữa ASEAN và Trung Quốc là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng. Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư nhằm đạt mục tiêu 500 tỷ USD kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2015. Tăng cường hợp tác kết nối giữa ASEAN và Trung Quốc. Đề nghị Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ ASEAN triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN, góp phần thúc đẩy liên kết, kết nối ASEAN và Đông Á. Theo đó, hoan nghênh đề xuất của Trung Quốc lập Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và mong rằng Ngân hàng này sẽ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình kết nối này của ASEAN. Trung Quốc cần tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong các diễn đàn ASEAN sáng lập, cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang định hình; cùng xử lý và ứng phó với những thách thức toàn cầu.

Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Do đó, các bên liên quan cần nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên hợp quốc năm 1982; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đ.e dọ.a sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhất là thực hiện Điều 5 của DOC về kiềm chế, không có hành động làm phức tạp thêm, gia tăng căng thẳng, hay thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.

Sự hợp tác và phát triển thịnh vượng chỉ diễn ra thuận lợi trong môi trường hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực trên cơ sở bảo đảm và củng cố được lòng tin chiến lược giữa các quốc gia, bao gồm cả lòng tin chiến lược trong bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực.

Hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong tham vấn vừa qua giữa ASEAN và Trung Quốc, trong đó có việc cam kết sẽ đề ra các biện pháp cụ thể và cơ chế nhằm bảo đảm tuân thủ Tuyên bố DOC, nhất là Điều 5 của Tuyên bố; cũng như về việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC), thống nhất xây dựng và triển khai ngay các biện pháp "thu hoạch sớm", như lập đường dây nóng giữa hai bên nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin, ngăn ngừa sự cố, căng thẳng; đẩy mạnh thương lượng nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

ASEAN và Hoa Kỳ hợp tác chống biến đổi khí hậu

Thủ tướng: Thúc đẩy xây dựng lòng tin để ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông - Hình 2

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 2, các Nhà Lãnh đạo tập trung kiểm điểm những tiến triển trong quan hệ đối thoại ASEAN - Hoa Kỳ, đán.h giá tích cực nhiều hoạt động hợp tác đang được triển khai hiệu quả trên các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ.

Hai bên đán.h giá cao tiến triển tích cực và thực chất trong quan hệ hợp tác, tạo cơ sở hướng tới đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ. Hoa Kỳ khẳng định tiếp tục hỗ trợ ASEAN về xây dựng Cộng đồng, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển và nâng cao năng lực; khẳng định tiếp tục tập trung nguồn lực triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2011-2015. Hoa Kỳ cũng khẳng định chính sách gắn kết lâu dài với Đông Á và ASEAN, coi ASEAN là ưu tiên chiến lược và một trụ cột trong chính sách đối ngoại của mình ở khu vực; coi trọng các khuôn khổ đa phương khu vực như ARF, EAS, ADMM , APEC, TPP..., ủng hộ xây dựng cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm; nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ASEAN và Hoa Kỳ, mong muốn hai bên phối hợp có trách nhiệm trong các cơ chế hợp tác khu vực, giải quyết hiệu quả các thách thức. Hoa Kỳ cũng khẳng định coi trọng hợp tác Hạ nguồn Mekong trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ nguồn Sông Mekong (LMI).

ASEAN hoan nghênh chính sách của Hoa Kỳ tiếp tục gắn kết với Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng; đán.h giá cao sự ủng hộ và hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho ASEAN trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng và giữ vai trò chủ đạo ở khu vực. ASEAN mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng vào năm 2015, triển khai và dành ưu tiên cao cho tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, và đầu tư; đán.h giá cao hợp tác giữa Hoa Kỳ và các nước Mekong trong hợp tác Hạ nguồn Mekong trong khuôn khổ LMI.

Về kinh tế, hai bên cam kết tăng cường đối thoại về thương mại và đầu tư, tăng cường thực hiện Sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng (E3) và Thỏa thuận Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho ASEAN và Hoa Kỳ cùng các đối tác khác tiến hành đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Hội nghị cũng đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN - Hoa Kỳ về hợp tác chống biến đổi khí hậu với mục đích tăng cường hợp tác hai bên bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, cũng như đóng góp tích cực vào các nỗ lực toàn cầu về chống biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ ASEAN đán.h giá cao tầm quan trọng của quan hệ đối tác ASEAN - Hoa Kỳ và những kết quả hợp tác đã đạt được trong thời gian qua giữa hai bên; đán.h giá cao sự ủng hộ và hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho ASEAN trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng và giữ vai trò chủ đạo ở khu vực.

Để đưa quan hệ ASEAN và Hoa Kỳ tiếp tục phát triển, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam chia sẻ định hướng và những biện pháp trọng tâm, gồm: Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động ASEAN - Hoa Kỳ giai đoạn 2011-2015, tập trung nguồn lực đẩy mạnh hợp tác toàn diện, ưu tiên hỗ trợ ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng vào năm 2015, gia tăng kết nối, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, giao lưu nhân dân và giải quyết các thách thức chung như an ninh năng lượng, quản lý nguồn nước bền vững, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai, bệnh dịch, chống tội phạm xuyên quốc gia. Tiếp tục triển khai và dành ưu tiên cao cho tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, và đầu tư. Đề nghị hai bên tiếp tục triển khai hiệu quả Sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng (E3) và Thỏa thuận Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), tăng cường tham vấn giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho ASEAN và Hoa Kỳcùng các đối tác khác tiến hành đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đán.h giá cao việc Hoa Kỳ ủng hộ và tích cực tham gia vào triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN. Đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm trợ giúp ASEAN trong triển khai các dự án kết nối cơ sở hạ tầng trong lục địa ASEAN, đặc biệt tại Tiểu vùng Mekong, và các dự án kết nối cảng biển, kết nối công nghệ thông tin và truyền thông, năng lượng. Khuyến khích doanh nghiệp hai bên tham gia quá trình thực thi Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN với hình thức phù hợp như Đối tác Công-Tư (PPP). Đán.h giá cao hợp tác giữa Hoa Kỳ và các nước Mê Công trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ nguồn Sông Mê Công (LMI) cũng như Sáng kiến Hạ nguồn Sông Mekong - Những người bạn (FLM). Đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục dành quan tâm và ưu tiên cho thực hiện Kế hoạch Hành động LMI 2011-2015, gắn kết hợp tác LMI với các chương trình hợp tác về kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển của ASEAN ở tiểu vùng Mekong cũng như hỗ trợ các nước trong tiểu vùng nâng cao năng lực quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nước sông Mekong.

Vấn đề Biển Đông tiếp tục được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ.

ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á - tuân thủ các giá trị và chuẩn mực chung

Thủ tướng: Thúc đẩy xây dựng lòng tin để ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông - Hình 3

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 lần thứ 17, Lãnh đạo các nước ASEAN và ba Đối tác Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hoan nghênh và đán.h giá cao hiệu quả hợp tác ASEAN 3 thời gian qua và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ đối tác ASEAN 3 vì hòa bỉnh, thịnh vượng ở khu vực, hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng Đông Á trong tương lai, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm của cấu trúc khu vực. Để đạt được mục tiêu này, các nước nhấn mạnh mục tiêu trước mắt là thực hiện hiệu quả Kế hoạch công tác ASEAN 3 giai đoạn 2013-2017, và đẩy mạnh nghiên cứu triển khai các khuyến nghị của Nhóm tầm nhìn Đông Á II (EAVG-II) trên các lĩnh vực của hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.

Các nhà Lãnh đạo ASEAN và 3 đối tác Đông Bắc Á tái khẳng định cam kết ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên, và nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy tuân thủ các giá trị và chuẩn mực chung, các nguyên tắc luật pháp. Nhất trí tiếp tục đẩy mạnh ưu tiên thực hiện các chương trình hợp tác đã thỏa thuận, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và tài chính; duy trì đà phát triển kinh tế ngày một tăng trong khu vực, đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hướng tới sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP); tăng cường hợp kinh tế vĩ mô; bảo đảm cân bằng giữa an ninh năng lượng với phát triển kinh tế và bảovệ môi trường; bảo đảm an ninh lương thực; ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý thiên tai, dịch bệnh; đồng thời tiếp tục tăng cường hợp tác giáo dục, phòng chống dịch bệnh xuyên biên giới, tăng cường kết nối, hợp tác du lịch, dịch vụ công, hợp tác thông tin và truyền thông, hợp tác khoa học công nghệ, và thúc đẩy giao lưu nhân dân...

Về vấn đề Biển Đông, các nhà Lãnh đạo nhấn mạnh hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không là lợi ích và mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực; theo đó cần bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử COC.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng ASEAN 3 đã có những đóng góp rất ý nghĩa vào tăng cường liên kết khu vực Đông Á cũng như trong hợp tác về các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực. Những kết quả nổi bật đật được khẳng định ASEAN 3 là một cơ chế hợp tác năng động và hiệu quả.

Để đưa hợp tác ASEAN 3 đi vào chiều sâu, thực chất hơn, đặt nền tảng vật chất cho cộng đồng ở Đông Á trong tương lai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN 3 cần tập trung nguồn lực tiếp tục triển khai Kế hoạch Công tác hợp tác ASEAN 3 sửa đổi giai đoạn 2013-2017, đóng góp đầy đủ cho Quỹ Hợp tác ASEAN 3 để hỗ trợ triển khai hiệu quả hơn các dự án hợp tác. Đẩy mạnh quá trình liên kết kinh tế, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, tạo cơ sở thiết lập FTA khu vực Đông Á trong tương lai. Theo đó, cần đẩy mạnh đàm phán Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đúng lộ trình vào năm 2015. Tiếp tục tăng cường hợp tác ổn định tài chính vĩ mô thông qua triển khai hiệu quả Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai, mở rộng Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á và Quỹ Đầu tư Bảo đảm Tín dụng; vận hành hiệu quả Văn phòng nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN 3. Triển khai hiệu quả và toàn diện Tuyên bố về Quan hệ Đối tác ASEAN 3 về Kết nối và Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN, tạo cơ sở cho liên kết và kết nối rộng lớn trong toàn khu vực Đông Á, đặc biệt về cơ sở hạ tầng, giao thông. Đẩy mạnh hợp tác các vấn đề toàn cầu như an ninh năng lượng và lương thực, phòng chống dịch bệnh, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, trong đó có việc sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên nước.

Malaysia đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2015 Chiều 13/11/2014, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã có cuộc gặp với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC) nhằm đối thoại và trao đổi về các biện pháp nâng cao đóng góp của ABAC trong việc giúp ASEAN hoạch định chính sách, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN và liên kết khu vực.

Kết thúc các Hội nghị Cấp cao, tối cùng ngày đã diễn ra Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các Cấp cao giữa ASEAN với Đối tác.

Tại buổi lễ, nước Chủ tịch ASEAN năm 2014, Myanmar, đã chuyển giao cương vị Chủ tịch ASEAN 2015 cho Malaysia. Phát biểu tiếp nhận vai trò nước Chủ tịch ASEAN 2015, Thủ tướng Malaysia Najib Razak khẳng định Malaysia sẽ tiếp tục phối hợp cùng các nước ASEAN thúc đẩy các mục tiêu, trọng tâm và ưu tiên của ASEAN trong năm 2015, nhất là chuẩn bị cho Cộng đồng ASEAN ra đời vào ngày 31/12/2015.

P.Thảo

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g
10:18:17 02/10/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024
Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine
21:14:28 30/09/2024

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên
17:44:50 02/10/2024
Miss Grand 2024: Quế Anh bị phẫn nộ khủng khiếp, chưa từng có lịch sử nhan sắc
15:15:24 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024
Phùng Tiểu Cương: Diddy bản Trung, biến em Triệu Lệ Dĩnh thành con rối mua vui
16:04:19 02/10/2024

Tin mới nhất

Anh hướng tới 'cài đặt lại' quan hệ với EU

20:53:01 02/10/2024
Phát biểu trước chuyến thăm, Thủ tướng Starmer đã bày tỏ mong muốn có thể cùng nhau hợp tác để giải quyết các thách thức quốc tế, thiết lập mối quan hệ thực chất và tốt đẹp với EU.

Croatia từ chối điều quân tham gia sứ mệnh hỗ trợ Ukraine của NATO

20:45:06 02/10/2024
Tổng thống Milanovic khẳng định thêm rằng với các chính sách quốc gia có trách nhiệm, Croatia có thể ngăn chặn xung đột lan sang biên giới của nước này và duy trì hòa bình cũng như đảm bảo an ninh.

Quy tắc bảo mật mới đối với người sử dụng Gmail

20:37:15 02/10/2024
Người dùng ứng dụng Mail trên iOS và macOS sẽ cần sử dụng tùy chọn đăng nhập tài khoản Google để kích hoạt OAuth, vốn sẽ yêu cầu họ xóa và thêm lại tài khoản.

Xung đột Israel - Hezbollah làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế của Liban

20:31:55 02/10/2024
Liban đã trải qua nhiều cú sốc kinh tế nghiêm trọng trong 5 năm qua. Sự sụp đổ tài chính năm 2019 đã khiến đồng tiề.n của nước này mất giá 98% và đẩy 80% dân số vào cảnh nghèo đói.

Israel mở cửa trở lại không phận sau vụ tấ.n côn.g của Iran

20:28:08 02/10/2024
Trong khi đó, các hãng hàng không hàng đầu châu Âu như Lufthansa, KLM và Swiss ngày 1/10 thông báo họ sẽ gia hạn lệnh đình chỉ các chuyến bay đến Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực.

Tòa án Brazil dỡ lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng của mạng xã hội X

20:25:01 02/10/2024
Phán quyết này mở đường cho việc dỡ bỏ lệnh đóng cửa mạng xã hội X của tỷ phú Mỹ Elon Musk tại quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh. Trước đó, X đã bị đình chỉ hoạt động tại Brazil kể từ ngày 31/8 sau khi từ chối thực hiện các yêu cầu của Tòa án...

Hai ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ 'đấu khẩu' về vấn đề di cư và phá thai

20:17:34 02/10/2024
Về vấn đề phá thai, ông Vance cáo buộc đảng Dân chủ có lập trường ủng hộ phá thai cực đoan. Trong khi đó, ông Walz đáp trả rằng ông ủng hộ phụ nữ.

Căng thẳng Hezbollah- Israel: Trên 100.000 người di cư từ Liban sang Syria

20:14:49 02/10/2024
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cảnh báo số người di tản sẽ còn tăng khi quân đội Israel tiếp tục đưa ra lệnh sơ tán tại nhiều địa phương của Liban, trong đó có 30 ngôi làng ở miền Nam nước này.

Lực lượng Nga tăng tốc, tiến vào trung tâm 'pháo đài' Vuhledar

20:12:41 02/10/2024
Dẫn lời những người lính đang chiến đấu tại Vuhledar, đài truyền hình Suspilne của Ukraine đưa tin những người lính này vẫn chưa nhận được lệnh rút quân.

Đài Loan (Trung Quốc) đóng cửa thị trường tài chính, hủy các chuyến bay do bão Krathon

20:10:54 02/10/2024
Trước khi tiến đến Đài Loan, bão Krathon đã quét qua một số đảo ở cực Bắc Philippines, gây mất điện diện rộng và nhiều thiệt hại về nhà cửa.

Cộng đồng quốc tế kêu gọi ngăn chặn xung đột toàn diện ở Trung Đông

20:08:05 02/10/2024
Trong khi đó, tại Mỹ, thông báo của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã chỉ thị quân đội nước này cần hỗ trợ ngăn chặn các cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa nhằm vào Israel - đồng minh chủ chốt của Mỹ.

Mỹ: Thiệt hại do bão Helene gây ra 'vượt ngoài sức tưởng tượng'

20:03:50 02/10/2024
Theo tờ USA Today, bão Helene đã gây ra những thiệt hại chưa từng có tại dãy Appalachia, đặc biệt là các vùng núi phía Tây bang North Carolina, phía Đông bang Tennessee, South Carolina và Georgia.

Có thể bạn quan tâm

Nữ diễn viên hạng A bị tình trẻ kém 13 tuổ.i "đá bay" sau khi lừa mất căn nhà chục tỷ

Sao châu á

21:14:00 02/10/2024
Ngày 2/10, dư luận Trung Quốc xôn xao khi 1 blogger giải trí hàng đầu cho biết quốc bảo diễn xuất Châu Tấn và tay guitar Trác Việt đã chia tay.

"Drama queen" Yuna Vũ phản ứng với sự xuất hiện của Á hậu Bùi Khánh Linh

Tv show

21:10:57 02/10/2024
Show hẹn hò Đảo Thiên Đường đang dần bước vào chặng nước rút và các mối quan hệ trong nhà chung cũng đã dần được xác định rõ ràng.

Chu Thanh Huyền thân thiết với mẹ chồng, Quang Hải vui mừng nhưng dân mạng lại mỉ.a ma.i "sao không khoe mẹ đẻ", nàng WAG đáp trả ra sao?

Netizen

21:05:47 02/10/2024
Mẹ và vợ gắn bó thân thiết với nhau, Quang Hải càng có hậu phương vững chắc để anh yên tâm phát triển sự nghiệp.

Bệnh lạ Negav mắc từ bé có phải nguyên nhân phát ngôn phản cảm, nguy hiểm không?

Sức khỏe

20:54:05 02/10/2024
Những ngày qua, Negav là cái tên hot nhất các diễn đàn vì loạt phát ngôn và hành động thiếu chuẩn mực. Thế nhưng, ít ai biết rằng, anh chàng từng mắc phải 1 căn bệnh từ khi còn nhỏ.

HLV Kim Sang-sik gọi Văn Quyết trở lại tuyển Việt Nam

Sao thể thao

20:46:31 02/10/2024
Ngày 2/10, HLV Kim Sang-sik công bố danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam chuẩn bị loạt giao hữu quốc tế gặp Ấn Độ và Li Băng dịp FIFA Days tháng 10/2024.

Lại thêm drama: Negav nghi xúc phạm giáo viên, đây là lý do thôi học?

Sao việt

20:46:05 02/10/2024
Negav bị đào lại bài đăng vô lễ, xúc phạm giáo viên. Hành động của Negav lần nữa khiến nhiều người bức xúc, phẫn nộ

Phim 'Độc đạo' tập 15: 'Trùm cuối' là Hưng 'khẹc'?

Phim việt

20:08:31 02/10/2024
Phim Độc đạo tập 15: Bà Mộc bị đám của Quân già khống chế; Long yêu cầu Hồng hợp tác điều tra vụ Dương cơ bắp mất tích; Hưng khẹc tuyên bố sẽ lấy lại những gì mà Quân đã cướp.

Biển Đông xuất hiện áp thấp nối với bão Krathon, miền Trung còn mưa lớn

Tin nổi bật

20:03:54 02/10/2024
Biển Đông xuất hiện rãnh áp thấp nối với cơn bão Krathon (bão số 5), gây mưa giông trên vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.

Ô tô bị cuốn trôi khi qua đậ.p tràn ở Đà Lạt, tài xế mất tích

Pháp luật

20:00:20 02/10/2024
Xe tải bị cuốn trôi còn tài xế mất tích khi chạy qua đậ.p tràn ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) lúc nước lũ từ thượng nguồn đổ về mạnh và chảy xiết.

Tổng Giám đốc UNDP: Việt Nam là đối tác chủ chốt của Liên hợp quốc

19:59:34 02/10/2024
Việt Nam là một đối tác chủ chốt của LHQ nói riêng và UNDP nói chung, với những đóng góp to lớn về phát triển con người và tăng trưởng bền vững đã đạt được trong những năm gần đây.