Nhật muốn phát triển vũ khí đánh phủ đầu
Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất phát triển vũ khí đánh phủ đầu để loại bỏ mối đe dọa, thay vì bố trí lá chắn tên lửa Aegis Ashore.
Đề xuất của ông Abe là một trong những phương án được đưa ra nhằm thay thế lá chắn Aegis Ashore, tổ hợp hiện đại được bố trí trên đất liền để đánh chặn tên lửa đối phương. Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật có thể lựa chọn phương án cuối cùng trước tháng 10 năm nay, theo NHK.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono hôm nay cho biết mua sắm vũ khí cho phép tấn công căn cứ tên lửa đối phương cũng là một phương án được Tokyo xem xét nhằm cải thiện năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Các động thái này được đưa ra sau khi ông Kono hôm 16/6 bất ngờ thông báo hoãn triển khai hai hệ thống Aegis Ashore do khó khăn về tài chính và vấn đề kỹ thuật. Quyết định này khơi mào các cuộc tranh luận trong chính phủ và truyền thông Nhật về phát triển năng lực tấn công lãnh thổ đối phương nhằm đối phó mối đe dọa từ chương trình tên lửa và hạt nhân Triều Tiên, cũng như hoạt động quân sự của Trung Quốc.
Video đang HOT
Tiêm kích Nhật mang mô hình tên lửa siêu thanh XASM-3 dưới cánh. Ảnh: JASDF.
Trước khi chính phủ Nhật quyết định triển khai hệ thống Aegis Ashore hồi năm 2018, nhiều nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền cho rằng tấn công căn cứ tên lửa đối phương không vi phạm hiến pháp hòa bình vì đây được coi là hành động tự vệ.
Điều đó thúc đẩy Tokyo đặt mua hàng loạt tên lửa hành trình JASSM-ER phóng từ máy bay với tầm bắn 1.000 km, cho phép tiêm kích hoạt động trên vùng biển gần Nhật Bản đánh trúng mục tiêu trong lãnh thổ Triều Tiên. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng chúng chỉ hiệu quả với mục tiêu cố định, khó phát huy hết uy lực với các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động nếu thiếu năng lực trinh sát và dẫn bắn qua vệ tinh.
Việc theo đuổi chiến lược tung đòn phủ đầu cũng dẫn tới thay đổi đáng kể và dễ gây tranh cãi về chính sách quốc phòng Nhật Bản, gây lo ngại cho các nước láng giềng. Mỹ, đồng minh lớn nhất của Nhật, dường như cũng không hài lòng khi Tokyo xây dựng năng lực tiến công độc lập.
Những giải pháp thay thế Aegis Ashore có thể gồm tăng số máy bay cảnh báo sớm, hoặc triển khai máy bay không người lái (UAV) có khả năng giám sát các trận địa tên lửa và tấn công nếu phát hiện nguy cơ về một vụ phóng đe dọa lãnh thổ Nhật Bản.
Nếu không tìm ra được phương án thế chỗ Aegis Ashore, Tokyo sẽ phải trông đợi vào 7 tàu khu trục trang bị lá chắn Aegis và các hệ thống phòng không Patriot. Sự phát triển nhanh chóng của hải quân Trung Quốc đang buộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) phân tán hạm đội tàu chiến Aegis, gây suy giảm khả năng bảo vệ đất liền trước mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên.
Nhật Bản nêu lý do từ bỏ hệ thống phòng thủ của Mỹ
Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo quá trình triển khai đã buộc phải dừng lại do an nguy của cộng đồng dân cư xung quanh không được đảm bảo.
Hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất Aegis Ashore triển khai tại đảo Kauai (Hawaii). Ảnh: Kyodo
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 15/6 thông báo đã quyết định ngừng kế hoạch triển khai hai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore của Mỹ trên lãnh thổ nước này trước đó nhằm tăng cường năng lực quốc gia trước mối đe dọa Triều Tiên.
Bộ trưởng Taro Kono cho biết nguyên nhân dẫn tới việc dừng triển khai xuất phát từ việc không đảm bảo an toàn cho một trong hai cộng đồng dân cư được chọn làm nơi lắp đặt hệ thống. Trong khi đó, nếu như thiết kế lại phần cứng của hệ thống để đáp ứng nhu cầu, việc này sẽ mất nhiều thời gian và chi phí tốn kém.
"Cân nhắc chi phí và thời gian cần thiết, chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc buộc kế hoạch ngừng lại", nhà chức trách nhấn mạnh.
Trong năm 2017, Chính phủ Nhật Bản thông qua dự án lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa, bao gồm tàu khu trục có trang bị hệ thống Aegis và tên lửa Patriot trên mặt đất nhằm nâng cao năng lực phong thủ của quốc gia. Hai hệ thống Aegis Ashore ban đầu được triển khai tại tỉnh Yamaguchi phía Nam và tỉnh Akita phía Bắc, với mục đích bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản. Tuy nhiên, kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa phải đối mặt với sự phản đối từ người dân địa phương và chi phí đội lên cao tới 4,1 tỷ USD.
Giới phê bình cũng cho rằng thay vì mục đích phòng vệ cho Nhật Bản, các hệ thống này được lắp đặt nhằm chặn các tên lửa tầm xa của Triều Tiên đánh trúng đảo Guam hay Hawaii của Mỹ, từ đó dấy lên nỗi lo can thiệp vào chuyện xung đột giữa các nước. Bộ trưởng Kono cho biết Nhật Bản đã chi trước 1,7 tỷ USD để lắp đặt các hệ thống.
Nhật Bản là quốc gia thứ 3 lắp đặt Aegis Ashore của Mỹ, sau Romania và Ba Lan. Tokyo chọn hệ thống Aegis Ashore thay hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) vì chi phí rẻ hơn và độ linh hoạt của thiết bị. Hệ thống THAAD lắp đặt tại Hàn Quốc cũng vấp phải sự phản đối từ Trung Quốc, khi Bắc Kinh coi đây là một mối đe dọa an ninh.
Nhật Bản xem xét lại chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình? Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ngày 5/6 đã đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó có chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình bị hoãn do Covid-19. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono nhấn mạnh rằng dựa trên những vấn đề an ninh khu vực gần đây, với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng ông muốn chính...