Nhật muốn lập căn cứ để tăng cường giám sát Thái Bình Dương
Nhật Bản hôm nay cho biết nước này cần mở rộng các hoạt động giám sát ra Thái Bình Dương ngoài khơi bờ biển phía đông để bảo vệ các lợi ích trong một khu vực giàu tài nguyên, nơi các tàu hải quân Trung Quốc thường xuyên xuất hiện gần đây.
Một tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Những bình luận trên của Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera diễn ra sau khi giới chức nước này hồi tháng 7 cho hay các tàu Trung Quốc đã đi vòng quanh Nhật Bản, mặc dù không đi vào lãnh hải Nhật.
“Nhật Bản là quốc gia lớn thứ 6 thế giới xét về diện tích bề mặt vùng đặc quyền kinh tế”, ông Ondera phát biểu tại một sự kiện ngày 27/9 với sự tham gia của các nhà học giả, các nhà báo và các cựu quân nhân.
“Nhiều tài nguyên gần đây đã được phát hiện dưới đáy biển, không chỉ dầu mỏ và khí đốt, mà còn cả bạch kim, đất hiếm và kim loại hiếm”.
“Cho tới nay, chúng ta đã thực hiện các hoạt động giám sát thường xuyên tại các khu vực như biển Nhật Bản và Hoa Đông. Nhưng khi chúng ta nghiên cứu về các lợi ích liên quan tới biển, chúng ta cũng cần tiến hành hoạt động giám sát ở Thái Bình Dương”, Bộ trưởng Ondera nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã tập trung các nỗ lực vào Biển Nhật Bản và Hoa Đông, ngoài khơi bờ biển phía tây, nơi Tokyo vướng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh vì quần đảo Sekaku/Điếu Ngư.
Trong nỗ lực nhằm thúc đẩy các hoạt động ở Thái Bình Dương, Bộ quốc phòng Nhật đã đề xuất 450 triệu yen (4,55 triệu USD) trong phân bổ ngân sách cho năm mới bắt đầu từ tháng 4/2014 để xây dựng một căn cứ trên hòn đảo hẻo lánh Iwo Jima.
Căn cứ có thể chặn các liên lạc không dây quanh hòn đảo, vốn nằm ở phía đông quần đảo Okinawa và cách Tokyo khoảng 1.250 km về phía nam.
Ông Ondera cũng đã tái khẳng định về kế hoạch của Bộ quốc phòng nhằm xem xét khả năng sử dụng các máy bay không người lái để tăng cường năng lực giám sát.
Bộ quốc phòng Nhật đã dành 200 triệu yen (2,2 triệu USD) trong đề xuất ngân sách để nghiên cứu khả năng sử dụng các máy bay không người lái.
An Bình
theo Dantri
'Tàu ngầm Trung Quốc' lảng vảng gần đảo của Nhật Bản
Nhật Bản lại vừa phát hiện một tàu ngầm nước ngoài xuất hiện gần các đảo thuộc tỉnh Okinawa và tuyên bố đã xác định được quốc tịch của con tàu này.
Tàu ngầm tấn công lớp Song Type 039 của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Chinese Defence
Kyodo dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm qua cho hay, chính phủ nước này đã xác định được quốc gia sở hữu tàu ngầm xuất hiện gần Okinawa hôm 19/5 và sẽ kêu gọi đối phương chấm dứt hành động trên.
Ông Onodera không tiết lộ đó là quốc gia nào, nhưng nói rằng con tàu vẫn chưa đi vào vùng lãnh hải Nhật Bản. Tuy nhiên, một nguồn tin chính phủ hôm 19/5 cho biết con tàu này thuộc về Trung Quốc.
"Chúng tôi sẽ truyền đạt với họ rằng chúng tôi đã xác định được đầy đủ danh tính con tàu và yêu cầu họ kiềm chế", ông Onodera nói. "Chúng tôi cần chia sẻ thông tin giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc".
Tàu ngầm trên bị một máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản phát hiện sáng ngày 19/5 ở vùng tiếp giáp lãnh hải phía nam đảo Minamidaito tỉnh Okinawa, nhưng tàu không thâm nhập vùng biển Nhật Bản.
Việc hoạt động trong vùng tiếp giáp lãnh hải của một quốc gia không vi phạm luật quốc tế. Tuy nhiên, một khi đã vượt qua vùng lãnh hải của nước khác, tàu ngầm phải nổi lên mặt nước và hiển thị cờ của nước mà nó mang quốc tịch.
Vụ phát hiện mới nhất diễn ra không lâu sau khi một tàu ngầm được cho của hải quân Trung Quốc bị phát hiện gần đảo Amami-Oshima, tỉnh Kagoshima hôm 2/5, và một tàu khác, cũng được tin là của Trung Quốc, lượn lờ gần đảo Kumejima của Okinawa hôm 12/5.
Vụ việc cũng xảy ra ít ngày sau khi Luo Yuan, một tướng cấp cao của quân đội Trung Quốc phát biểu rằng quần đảo Ryukyu, vốn bao gồm đảo Okinawa, thuộc tỉnh Okinawa, "không thuộc về Nhật Bản".
Ông Luo nhấn mạnh rằng xét về mặt lịch sử, quần đảo Ryukyu có mối quan hệ chư hầu với các triều đại vua chúa Trung Quốc. "Mối quan hệ này không nhất thiết chứng minh các đảo là một phần của Trung Quốc, nhưng chúng tôi có thể chắc chắn một điều, Ryukyu không thuộc về Nhật Bản", ông Luo nói.
Trước đó, hai học giả Trung Quốc cũng đưa ra lập luận theo khía cạnh lịch sử rằng Bắc Kinh có chủ quyền đối với Ryukyu. Tuy nhiên, Nhật Bản đã lập tức bác bỏ lập luận này, khẳng định quần đảo là một phần lãnh thổ của nước này và đã được quốc tế công nhận.
Theo VNE
Ba đại gia đua nhau 've vãn' ASEAN Các nước Mỹ, Nhật, Trung gần đây liên tục bày tỏ sự quan tâm đến ASEAN. Điều này không phải là mới, nhưng cường độ ve vuốt chưa từng có khiến người ta đặt câu hỏi: Tại sao là ASEAN và tại sao là lúc này? Dưới đây là ý kiến của Dylan Loh, thạc sĩ về quan hệ quốc tế thuộc trường...