Nhật muốn cùng ASEAN chia sẻ dữ liệu chuỗi cung ứng
Nikkei Asia ngày 5.1 đưa tin Nhật Bản sẽ đề xuất chia sẻ dữ liệu chuỗi cung ứng với các nước ASEAN, nhằm góp phần tăng cường mối quan hệ kinh tế trong khu vực cũng như trong bối cảnh hai bên kỷ niệm 50 năm hợp tác.
Một nhà máy lắp ráp xe hơi ở Thái Lan . REUTERS
Một trong những mục tiêu là vận hành hệ thống chia sẻ thông tin về kho phụ tùng, năng lực sản xuất và nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng giữa các công ty Nhật và ASEAN trong lĩnh vực xe hơi, điện tử và các lĩnh vực khác.
Các nhà bán lẻ và những công ty khác cũng có thể tham gia nền tảng chia sẻ dữ liệu.Đề xuất sẽ còn bao gồm các sáng kiến về bền vững, đào tạo kỹ năng và nghiên cứu chung giữa các trường đại học, các công ty. Đề xuất sẽ được quyết định tại cuộc họp bộ trưởng kinh tế Nhật – ASEAN vào tháng 8.
Hội nghị AMM-55: Campuchia thông báo kết quả hội nghị và các cuộc họp liên quan
Ngày 6/8, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn cho biết Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các cuộc họp liên quan đã kết thúc thành công tại Phnom Penh, thông qua khoảng 30 văn kiện về hợp tác khu vực.
Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 29 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: TTXVN
Phát biểu họp báo kết thúc các cuộc họp, ông Prak Sokhonn nói: "Chúng tôi đã đánh giá những tiến bộ đạt được cho đến nay nhằm tăng cường xây dựng Cộng đồng ASEAN, thúc đẩy hội nhập khu vực và đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài". Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi đã thông qua và tán thành khoảng 30 văn kiện từ các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội và văn hóa đến quan hệ đối ngoại". Đây là kết quả sau 19 phiên họp liên tục trong hơn 3 ngày, có sự tham gia của ngoại trưởng và đại diện đến từ 38 quốc gia.
Về đại dịch COVID-19, đại diện Campuchia cho biết bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN khuyến khích việc vận hành hiệu quả Kho Dự phòng vật tư y tế khu vực ASEAN cho các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi hài lòng với tiến bộ đạt được trong việc thực thi Khuôn khổ Phục hồi toàn diện ASEAN và Kế hoạch Thực thi nhằm thúc đẩy các nỗ lực phục hồi của ASEAN sau đại dịch COVID-19".
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia cho biết thêm rằng hội nghị cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, hỗ trợ phục hồi kinh tế và cải thiện sự ổn định và khả năng phục hồi của khu vực. Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN và các đối tác đối thoại cũng đã trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Về kinh tế, ông Prak Sokhonn khẳng định ASEAN quyết tâm đảm bảo việc thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Ông nói: "ASEAN quyết tâm đảm bảo thực thi RCEP để nâng cao sức hấp dẫn của ASEAN về thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu".
Trong thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 được công bố ngày 5/8, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN nêu rõ: "RCEP sẽ đóng góp đáng kể vào chiến lược phục hồi của chúng ta và tiếp tục hỗ trợ một cấu trúc thương mại và đầu tư rộng mở và toàn diện trong khu vực".
RCEP bao gồm 15 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có 10 quốc gia thành viên ASEAN (Việt Nam, Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan) và 5 đối tác thương mại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Truyền thông quốc tế nêu 4 lý do giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về đầu tư sản xuất Theo mạng tin tradefinanceglobal.com, trong thập niên qua, Việt Nam đã trở thành điểm đến hàng đầu cho các khoản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, hấp dẫn hơn các nước ASEAN-4 (Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines). Dây chuyền sản xuất bản mạch điện tử tại Công ty TNHH Nexcon Việt Nam, vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Bắc Ninh....