Nhật muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản mong muốn gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp tới Bắc Kinh tham dự Hội nghị APEC.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho hay, ông Abe nói rằng, ông muốn gặp lãnh đạo Trung Quốc để thảo luận về các cách thức tránh xung đột trên biển Hoa Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Trước khi rời Tokyo tới Bắc Kinh, ông Abe nói với các phóng viên rằng, nếu có thể xúc tiến gặp trực tiếp ông Tập Cận Bình bên lề APEC, ông muốn đề xuất thiết lập một cơ chế quản lý khủng hoảng để ngăn các cuộc xung đột có thể xảy ra tại biển Hoa Đông.
“Nhật Bản và Trung Quốc đều có trách nhiệm với hòa bình và ổn định trong cộng đồng quốc tế, cả hai nên trở lại điểm xuất phát trong quan hệ chiến lược đôi bên cùng có lợi để phát triển quan hệ” – ông Abe nói.
Video đang HOT
Quan hệ giữa hai nước đã xuống mức thấp nhất trong những năm gần đây do tranh cãi về chủ quyền đối với nhóm đảo đá ở biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2012, hai nhà lãnh đạo Trung Quốc – Nhật Bản chưa từng có cuộc hội đàm trực tiếp nào, trong khi các cuộc trao đổi cấp cao trở nên gay gắt hơn, dẫn tới lo ngại rằng do thiếu kênh truyền thông nên đôi bên có thể có những tính toán sai lầm.
Nhưng các dấu hiệu mới đây cho thấy nhiều khả năng ông Abe cuối cùng sẽ gặp ông Tập Cận Bình sau nhiều lần đề nghị trong suốt hai năm qua. Các Ngoại trưởng Trung Quốc và Nhật Bản hôm qua đã có cuộc gặp chính thức đầu tiên tại Bắc Kinh sau hơn hai năm.
Thứ Sáu tuần trước, hai quốc gia đã ra tuyên bố &’sẽ thẳng thắn đối diện với lịch sử và hướng tới tương lai’ và công nhận &’các quan điểm khác biệt’ tồn tại trong tranh cãi tại biển Hoa Đông.
Liang Yunxiang, giáo sư về nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Bắc Kinh, nói rằng trong khi tuyên bố trên không giải quyết được vấn đề lịch sử và chủ quyền, đây vẫn được coi là một thành công trong việc đặt ra vấn đề cốt yếu là không bên nào mong muốn xảy ra xung đột vũ trang trong vùng biển tranh chấp.
“Những lời lẽ diễn đạt liên quan tới lịch sử và quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư rất mơ hồ, và điều này cho phép cả hai chính phủ có sự diễn giải phù hợp để vừa lòng người dân trong nước” – ông Liang nói.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du Nam Á
Ngày 14/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Male, đánh dấu lần tiên lãnh đạo Bắc Kinh thăm cấp nhà nước Maldives kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 42 năm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Maldives Abdulla Yameen tại lễ đón. (Nguồn: Xinhua)
Đây cũng là chặng dừng chân đầu tiên của ông Tập Cận Bình trong khuôn khổ chuyến công du Nam Á đưa ông tới Sri Lanka và Ấn Độ.
Dự kiến, tại Male, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Maldives, ông Abdulla Yameen, và đây sẽ là cuộc tiếp xúc thứ hai của nguyên thủ quốc gia hai nước trong một tháng qua.
Trước đó, ngày 16/8, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại thành phố Nam Kinh khi dự lễ khai mạc Olympic Thanh niên mùa Hè 2014.
Trong 42 năm qua, quan hệ hợp tác Trung Quốc-Maldives chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại và du lịch. Ngành công nghiệp không khói hiện chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của quốc đảo tại Ấn Độ Dương này, mỗi năm đón khoảng 1 triêu lượt du khách, trong đó khách đến từ Trung Quốc chiếm 30%.
Rời Maldives, ngày 16/9, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tới Sri Lanka và một ngày sau đó sẽ tới Ấn Độ./.
Theo Vietnam
Mục đích của việc bổ nhiệm hai nhân vật thân Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Ngày 3/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bổ nhiệm hai nhà lập pháp kỳ cựu có quan hệ thân thiện với Trung Quốc vào các vị trí cấp cao trong đảng cầm quyền. Đây là một tín hiệu rõ ràng cho thấy hi vọng của ông về một sự tan băng trong quan hệ với Bắc Kinh và cuộc họp thượng...