Nhật mời phóng viên vào nhà máy điện hạt nhân
Giới chức Nhật Bản đưa một nhóm phóng viên vào bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I hôm nay để chứng minh Tokyo đã kiểm soát cuộc khủng hoảng hạt nhân.
Các chuyên gia phóng xạ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế quan sát lò phản ứng số 3 trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I tại Nhật Bản vào ngày 11/10. Ảnh: IAEA.
Hơn 30 phóng viên tham gia chuyến thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, nơi hứng chịu động đất và sóng thần hôm 11/3 dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất trong 25 năm qua. Ông Goshi Hosono, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản, hướng dẫn nhóm nhà báo trong chuyến tham quan.
Video đang HOT
Chuyến đi là một trong những nỗ lực của công ty điện lực Tokyo ( TEPCO), đơn vị quản lý nhà máy Fukushima I. Chỉ có 4 nhà báo của các hãng truyền thông nước ngoài được phép tham gia chuyến thăm. Trong thời gian khoảng một tiếng đồng hồ, các vị khách sẽ được xem 4 lò phản ứng từng hứng chịu sự cố sau thảm họa kép hồi tháng 3, AFP cho biết.
Một người phát ngôn của TEPCO nói với nhóm nhà báo rằng chừng 3.300 người đang khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng hạt nhân trong nhà máy.
Hôm qua các vị khách được đưa tới J-Village, tên của một nơi từng là trung tâm huấn luyện bóng đá quốc gia Nhật Bản nhưng nay là nơi ở của các công nhân, kỹ sư làm việc trong nhà máy Fukushima I.
Tuần trước chính phủ Nhật Bản đồng ý trao 900 tỷ yên (11,5 tỷ USD) cho TEPCO để họ bồi thường cho những người dân chịu ảnh hưởng của thảm họa. TEPCO sẽ nhận thêm 120 tỷ yên nữa để bồi thường cho người dân trong thời gian tới.
Hồi cuối tháng 10, một hội đồng chuyên gia của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản kết luận nhà máy điện hạt nhân Fukushima chỉ có thể ngừng hoạt động hoàn toàn sau ít nhất ba thập kỷ nữa. Quá trình dỡ các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng chỉ có thể bắt đầu từ năm 2021, sau khi quá trình sửa chữa bể chứa chúng hoàn tất.
Theo VNExpress
Nhật Bản nhất trí về lộ trình dỡ bỏ Fukushima 1
Tiểu ban chuyên môn thuộc Ủy ban điện hạt nhân nội các Nhật Bản ngày 9/11 đã nhất trí về dự thảo báo cáo đề xuất lộ trình thời gian cần thiết để dỡ bỏ các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 là trên 30 năm và thỏa thuận về việc thành lập một cơ quan độc lập giám sát quá trình này.
Lò phản ứng số 3 (trái) của nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, tại thị trấn Okuma, tỉnh Fukushima. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tiểu ban sẽ trình báo cáo cuối cùng lên Ủy ban điện hạt nhân vào đầu tháng 12 tới.
Theo dự thảo báo cáo trên, Nhật Bản cần thành lập Ủy ban xúc tiến nghiên cứu và phát triển công nghệ mới cần thiết cho việc dỡ lò phản ứng hạt nhân, có thành phần gồm các quan chức chính phủ, Công ty điện lực Tokyo và các chuyên gia.
Ngoài ra, để đảm bảo giám sát khách quan quá trình dỡ lò phản ứng hạt nhân, dự thảo báo cáo cũng đề xuất thành lập một cơ quan độc lập.
Dự thảo báo cáo yêu cầu xây dựng gần hiện trường các cơ sở tiến hành thử nghiệm xử lý các thanh nhiên liệu đã nóng chảy và vật nhiễm xạ, xây dựng cơ sở mô phỏng nhà máy điện hạt nhân để kiểm chứng sự phù hợp của các đối sách./.
Theo TTXVN
IAEA tăng cường chương trình an ninh hạt nhân Ngày 2/11, tại diễn đàn Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 66, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Yukiya Amano, khẳng định bài học nóng hổi từ thảm họa hạt nhân mới nhất tại Fukushima (Nhật Bản) là các nước luôn phải đặt an ninh hạt nhân là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với...