Nhật mở rộng phòng thủ phía tây nam
Không chỉ xây dựng cơ sở quân sự mới, Nhật còn triển khai lực lượng đổ bộ đầu tiên trú đóng tại khu vực tây nam, gần Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera dự lễ khởi công trạm ra đa quân sự ở đảo Yonaguni – Ảnh: Reuters
Ngày 19.4, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera dự lễ khởi công một trạm ra đa quân sự ở đảo Yonaguni, chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc khoảng 150 km. Công trình xây dựng trên khu đất rộng 25 ha dự kiến sẽ được hoàn tất trước tháng 4.2016. Ông Onodera cho hay đây là đợt mở rộng quân sự đầu tiên của Nhật kể từ khi Mỹ trả lại đảo Okinawa năm 1972 và nhấn mạnh việc mở rộng này có thể được triển khai sang các đảo khác thuộc vùng biển phía tây nam các quần đảo chính của Nhật. “Tôi muốn phát triển một chiến dịch có thể bảo vệ các đảo thuộc lãnh thổ Nhật”, Reuters dẫn lời ông Onodera tuyên bố.
Cùng với việc xây dựng trạm ra đa, Bộ Quốc phòng Nhật đã quyết định triển khai 100 binh sĩ đến đồn trú ở Yonaguni. Reuters dẫn lời giới quan sát nhận định trạm ra đa trên Yonaguni có thể mở rộng khả năng theo dõi của Nhật đối với các hoạt động trên đất liền, tàu bè, máy bay và tên lửa của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, kể cả khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Ngoài ra, với trạm ra đa ở Yonaguni, lực lượng phòng vệ Nhật có thể giám sát tàu của Trung Quốc từ biển Hoa Đông xuống biển Đông hoặc ra Thái Bình Dương. Khi được hỏi về động thái trên của Nhật, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh trả lời: “Do những lý do lịch sử, bất kỳ động thái quân sự nào của Nhật cũng sẽ gây quan ngại trong các nước châu Á. Nhật cần giải thích rõ ràng về ý định thật sự của việc xây dựng khả năng quân sự ở khu vực liên quan”.
Video đang HOT
Ngoài cơ sở quân sự ở Yonaguni, Bộ Quốc phòng Nhật vừa bắt đầu thương lượng với chính quyền thành phố Sasebo thuộc tỉnh Nagasaki ở phía tây nam về việc cho phép lực lượng đổ bộ được thành lập đồn trú tại đây. Lực lượng đổ bộ này nhằm nâng cao khả năng bảo vệ chuỗi đảo hẻo lánh Nansei, vốn bao gồm Okinawa và Senkaku/Điếu Ngư.
Trong bối cảnh khu vực nóng lên vì tranh chấp chủ quyền, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice vừa thông báo vấn đề này sẽ là một trong những chủ đề chính mà Tổng thống Barack Obama dự kiến bàn luận với Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Tokyo vào ngày 24.4, theo Kyodo News. Bà Rice nói rõ ông Obama sẽ nhấn mạnh Washington muốn tranh chấp ở biển Đông và Hoa Đông được giải quyết hòa bình và theo luật. Hai bên sẽ tuyên bố không tha thứ cho nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Cũng trong cuộc gặp sắp tới, hai nhà lãnh đạo sẽ nhất trí cùng hỗ trợ các nước thành viên ASEAN đẩy mạnh khả năng giám sát biển. Tờ Yomiuri Shimbun hôm qua dẫn một số nguồn tin cho hay Mỹ và Nhật sẽ cung cấp tàu tuần tra, hỗ trợ huấn luyện lực lượng tuần duyên của các nước ASEAN. Hai bên cũng sẽ hỗ trợ thiết lập một cơ chế trong các nước ASEAN để chia sẻ thông tin liên quan đến cướp biển.
Theo TNO
Mỹ: Quân đội Nga nên tránh xa Ukraine
Lo ngại Nga sẽ can thiệp quân sự vào quốc gia đồng minh Ukraine sau khi tổng thống nước này bị lật đổ, chính phủ Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Moscow nên giữ quân đội cách xa Ukraine, hãng tin Telegraph (Anh) đưa tin hôm 23.2.
Người dân tụ tập tại Quảng trường Độc Lập ở Kiev, thủ đô Ukraine, vào hôm 23.2 - Ảnh: Reuters
Bà Susan Rice, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cho biết việc Nga gửi quân đến Ukraine để khôi phục lại chính quyền cũ sẽ là một "sai lầm nghiêm trọng", đồng thời nói rằng sẽ chẳng ai được lợi lộc gì nếu Ukraine bị phân tách.
"Chứng kiến Ukraine bị phân tách không phải là lợi ích của Ukraine, Nga, Liên minh châu Âu (EU) hay Mỹ. Đây chẳng phải là lợi ích của bất kỳ ai khi bạo lực tái bùng phát và khủng hoảng lan rộng", bà Rice nói.
Nữ cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cũng cho biết thêm rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bàn về sự thống nhất của Ukraine với người đồng cấp bên phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin, trong một cuộc điện đàm mới đây.
"Lời nhắn nhủ của tổng thống là Mỹ và Nga cùng có chung quyền lợi từ một Ukraine thống nhất, toàn vẹn và độc lập. Ông Putin đã đồng ý với quan điểm này", bà Rice cho hay.
Được biết, căng thẳng đang gia tăng tại Khu tự trị Crimea, đông nam Ukraine, nơi các chính trị gia thân Nga đang tổ chức các cuộc biểu tình phản đối thay đổi chính trị tại thủ đô Kiev và đòi tách vùng này khỏi Ukraine.
Giới quan sát lo ngại Crimea có thể trở thành nơi khởi đầu cho nguy cơ chia rẽ Ukraine do khu tự trị này chịu ảnh hưởng sâu đậm từ Moscow.
Ukraine hiện đang bị chia rẽ sâu sắc giữa vùng phía đông, vốn có xu hướng thân Nga, và khu vực phía tây vốn thù ghét ông Yanukovych, theo Telegraph.
Theo TNO
Trung Quốc trừng phạt gần 4.600 cán bộ quan liêu Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa thông báo trong tháng 3 có tổng cộng 4.599 cán bộ bị trừng phạt do vi phạm các quy định chống quan liêu. Giới lãnh đạo Trung Quốc quyết chống nạn quan liêu - Ảnh: Reuters Tân Hoa xã ngày 19.4 dẫn thông báo trên nói rõ...