Nhật lo ngại Bắc Triều Tiên đẩy nhanh phát triển hạt nhân-tên lửa tầm xa
Nhật Bản lo ngại CHDCND Triều Tiên đi theo hướng cực đoan quân sự, có thể chuyển nhượng công nghệ tên lửa, khắc phục điểm yếu băng phát triển vũ khí hủy diệt.
Quân đội Mỹ triển khai B-2 ở Guam chi viện Hàn Quốc, đối phó Bắc Triều TiênTriều Tiên coi Mỹ-Hàn tập trận quy mô lớn là để đánh đòn phủ đầuMỹ tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa đối phó với Triều Tiên
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 31 tháng 8 dẫn trang mạng “Học giả ngoại giao” Nhật Bản ngày 28 tháng 8 đăng bài viết “Sach trăng quôc phong Nhật Bản đã nói gì với CHDCND Triều Tiên”. Sau đây là nội dung chính của bài viết:
Khối tên lửa chiến thuật trong lễ duyệt binh của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
Sach trăng quôc phong năm 2015 của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã cho thấy Nhật Bản ngày càng lo ngại đối với CHDCND Triều Tiên đi theo hướng cực đoan quân sự trong bối cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-ul triển khai một loạt thay đổi nhân sự.
Ông Kim Jong-ul cách chức nhiều quan chức quân sự cấp cao, đồng thời đã xử tử Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng Jang Song-thaek.
Sách trắng viết: “Điều này sẽ thúc đẩy CHDCND Triều Tiên triển khai hành động khiêu khích quân sự trong tình hình không có đủ cân nhắc ngoại giao. Theo đó, tính không xác định cũng sẽ tăng mạnh”.
Hơn nữa, Jang Song-thaek bị xử tử càng đươc cho la thắng lợi của phái cứng rắn quân sự và những người tôn sùng “chính trị đi đầu bằng quân sự” của CHDCND Triều Tiên.
Cụm máy bay ném bom H-5 của Không quân Triều Tiên
Thông qua phân tích chương trình tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, sách trắng nhấn mạnh, CHDCND Triều Tiên luôn ra sức đầu tư nghiên cứu phát triển và tăng cường khả năng điều khiển tổng thể, năng lực bắn bất ngờ của họ đang ngày càng tăng lên, vì vậy mối đe dọa tên lửa tổng thể của Nhật Bản cũng chắc chắn sẽ gia tăng.
Video đang HOT
“Vấn đề tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên trở nên hiện thực và cấp bách hơn đối với Đông Bắc Á, trong đó có Nhật Bản. Hơn nữa, ở góc độ nâng cao năng lực tên lửa và chuyển nhượng, phổ biến công nghệ, vấn đề này cũng rất quan trọng đối với cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, xu thế phát triển như vậy rất đáng lo ngại” – Sách trắng viết.
Báo cáo nhấn mạnh, phát triển vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên “đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh Nhật Bản, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của Đông Bắc Á và cộng đồng quốc tế, vì vậy quyết không thể nhân nhượng”.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3 Nhật Bản
Nhưng, sách trắng hoàn toàn không nói cụ thể chính sách không nhân nhượng của Nhật Bản đối với vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên gồm những gì. Báo cáo chỉ kêu gọi tiến hành chú ý chặt chẽ đối với tât ca tình hình phát triển liên quan đến lĩnh vực này.
Theo báo cáo, mặc dù phần lớn trang bị của Quân đội CHDCND Triều Tiên đều cũ kỹ, lạc hậu, nhưng CHDCND Triều Tiên đang căn cứ vào 4 nguyên tắc chỉ đạo quân sự của họ để từng bước tăng cường sức mạnh quân sự.
Tuy nhiên, sách trắng chỉ ra, lực lượng thông thường của CHDCND Triều Tiên “lạc hậu xa so với Quân đội Hàn Quốc và Quân đội Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc”, hậu quả không hay của cục diện này chính là CHDCND Triều Tiên sẽ tăng cường “năng lực vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo để khắc phục hạn chế của họ”.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 Mỹ diễn tập tấn công trên bầu trời Hàn Quốc ngày 28 tháng 3 năm 2013
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Biển Đông tiếp tục là nguy cơ bất ổn
Báo The Australian (Úc) đưa tin phát biểu tại Phòng Thương mại Mỹ ở Canberra hôm 27-8 (giờ địa phương), Bộ trưởng Quốc phòng Kevin Andrews đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ quân sự từ Trung Quốc.
Ông thông báo Sách trắng quốc phòng Úc sắp công bố sẽ nêu tình hình bất ổn tiếp tục ở biển Đông và các nơi khác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cùng các mối đe dọa đối với Úc.
Ông nhận xét cường quốc kinh tế và quân sự đang tiếp tục chuyển dịch đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tăng trưởng ở khu vực không bình đẳng và cuộc cạnh tranh ảnh hưởng có thể dẫn đến bất ổn.
Ông ghi nhận tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên trên biển Đông sẽ tiếp tục là nguyên nhân gây căng thẳng. Nếu phối hợp với tình hình tăng cường năng lực quân sự, nguy cơ gây bất ổn sẽ gia tăng ảnh hưởng đến lợi ích của Úc.
Ông cho biết Sách trắng quốc phòng Úc (có hiệu lực trong hai thập niên) sẽ bao gồm kế hoạch trang bị cho quân đội Úc máy bay không người lái quân sự hoặc thiết bị bay không người lái như loại Reaper của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews
Bộ trưởng Quốc phòng Kevin Andrews cho biết Úc sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ về bố trí hải quân luân phiên tại Darwin, gia tăng hợp tác với không lực Mỹ, tiến hành nhiều biện pháp cải thiện hợp tác hải quân. Ông nói các tàu ngầm và tàu nổi của Mỹ có thể hoạt động tại căn cứ hải quân Stirling của Úc.
Trong khi đó, AFP đưa tin tại Philippines hôm 27-8, người phát ngôn quân đội thông báo Philippines đã đề nghị Mỹ giúp đỡ bảo vệ việc tiếp tế và chuyển quân luân phiên của Philippines ở biển Đông.
Đề nghị này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin nêu ra trong cuộc hội đàm với Đô đốc Harry Harris, tư lệnh bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ.
Người phát ngôn cho biết phía Mỹ chưa đưa ra cam kết nào. Tuy nhiên, AP đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho biết Đô đốc Harry Harris đã bảo đảm sẵn sàng giúp Philippines.
Reuters dẫn nguồn tin quân sự cho biết Đô đốc Harry Harris đã thảo luận với tướng Hernando Iriberri, người đồng cấp Philippines, về chiến lược an ninh hàng hải ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hai bên đã nhất trí sẽ gia tăng quy mô, tần suất và mức độ của các cuộc tập trận chung trong khu vực.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino đón Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. (Ảnh: MANILA TIMES)
Đô đốc Harry Harris đã đến thăm bộ chỉ huy quân sự của Philippines trên đảo Palawan hôm 27-8. Quân đội Philippines thông báo chuyến thăm của Đô đốc Harry Harris nhằm làm quen với tình hình thực địa.
Giai đoạn hai của cuộc tập trận Nga-Trung mang tên "Hợp tác hàng hải 2015" bắt đầu từ ngày 23-8 trên vịnh Peter Đại đế đã kết thúc. Ngày 28-8, người phát ngôn quân khu miền Đông (Nga) thông báo như trên.
Theo hãng tin Sputnik (Nga), 22 tàu chiến và tàu tiếp vận, 20 máy bay và trực thăng cùng với hơn 500 binh sĩ và 40 đơn vị kỹ thuật phối hợp trong các hạng mục trên biển, trên không và trên bộ.
Đây là giai đoạn cuối của cuộc tập trận Nga-Trung. Giai đoạn một diễn ra hồi tháng 5 trên Địa Trung Hải với các hạng mục bắn pháo, chống tàu ngầm và chống hải tặc.
Song song theo đó, Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa tin ngày 27-8, hải quân Trung Quốc đã tiến hành bắn đạn thật trên biển Hoa Đông. Hơn 100 tàu chiến, hàng chục máy bay và các tiểu đoàn tên lửa tham gia.
Đây là lần thứ ba Trung Quốc tập trận trên quy mô lớn trong hai tháng nay. Hai cuộc tập trận trước diễn ra ở Hoàng Hải và biển Đông.
Báo The Nation (Thái Lan) đưa tin ngày 28-8, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã bảo đảm với vai trò nước điều phối quốc gia về quan hệ ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2010-2015, Thái Lan sẽ tiếp tục giám sát việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN.
____________________________________
2% GDP là mức tăng ngân sách quốc phòng của Úc từ nay đến năm 2023-2024. Mức tăng ngân sách này được nêu trong Sách trắng quốc phòng Úc. Úc cũng đã mời Nhật, Đức và Pháp tham gia hợp đồng sản xuất tàu ngầm mới.
Theo Dạ Thảo
Pháp luật TPHCM
Nhà Trắng và nước Mỹ chấn động sau vụ bắn chết 2 nhà báo Nhà Trắng đã nhanh chóng lên án mạnh mẽ vụ bắn 2 nhà báo, đồng thời kêu gọi Quốc hội Mỹ sớm thông qua luật kiểm soát súng đạn. Nước Mỹ hôm qua (26/8) tiếp tục chấn động sau vụ xả súng nhằm vào hai nhà báo đang tác nghiệp. Nhà Trắng đã ngay lập tức lên án mạnh mẽ vụ tấn công...