Nhật “lờ” cảnh báo thảm họa hạt nhân của Mỹ
Nhật Bản đã từng phớt lờ cảnh báo của các chuyên gia Mỹ về thảm họa nước ngầm nhiễm phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Trong bối cảnh Nhật Bản đang phải vật lộn chiến đấu với tình trạng rò rỉ nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển, các quan chức mới đây tiết lộ rằng nhà chức trách Nhật đã từng phớt lờ cảnh báo của Mỹ về tình trạng nước ngầm nhiễm phóng xạ tại nhà máy này.
Công ty Điện lực Tokyo ( TEPCO) ước tính có khoảng 300 tấn nước ngầm bị nhiễm chất phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân này đang từ từ chảy ra biển. Hiện TEPCO phải liên tục bơm nước lên các lò phản ứng bị hư hỏng tại Fukushima để ngăn ngừa tình trạng nóng chảy do quá nhiệt.
Công nhân Nhật bơm nước ra khỏi lò phản ứng hạt nhân ở Fukushima
Theo ước tính của TEPCO, mỗi ngày có khoảng 400 tấn nước ngầm từ các vùng đất cao hơn chảy về phía nhà máy điện hạt nhân này. Hiện các cơ quan hữu trách Nhật Bản cũng không thể ngăn cản được dòng chảy ngầm này, mặc dù họ đã biết về nguy cơ nước ngầm nhiễm xạ trước khi trận động đất sóng thần xảy ra vào năm 2011 làm hư hại nặng nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Video đang HOT
Hai quan chức tham gia vào chiến dịch dọn dẹp ở Fukushima cho biết TEPCO đã phớt lờ cảnh báo từ các chuyên gia Mỹ về sự cần thiết phải kiểm soát nguồn nước nhiễm xạ tại nhà máy. Ngay từ đầu tháng 4/2011, các chuyên gia này đã đề xuất xây dựng một bức tường chặn nước ngầm chảy vào Fukushima.
Chuyên gia Charles Casto, đại diện của Ủy ban Kiểm soát Hạt nhân Mỹ (NRC) tại Nhật Bản từ tháng 3/2011 đến đầu năm 2012 cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rõ ràng rằng nguy cơ nước ngầm xâm nhập vào nhà máy là rất lớn, và chúng tôi đã chia sẻ thông tin này với chính phủ Nhật Bản.”
Tuy nhiên TEPCO đã chọn cách phớt lờ đề xuất này vì chi phí xây dựng một bức tường chắn sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả làm ăn của nhà đầu tư. Một bản ghi nhớ của TEPCO được gửi tới các quan chức Nhật Bản vào tháng 6/2011 cho biết chi phí xây dựng một bức tường chắn như vậy sẽ làm nảy sinh những quan ngại về nguy cơ phá sản của nhà máy.
Ông Yoshikazu Nagai, người phát ngôn của TEPCO cho biết: “Chi phí không phải là nguyên nhân duy nhất để chúng tôi không thực hiện đề xuất này. Bức tường chắn này làm nảy sinh rất nhiều vấn đề về kỹ thuật khiến chúng tôi không chắc là nó có khả thi hay không. Vì lý do đó, nhiều người đã lo ngại rằng sẽ bị ghi nhận là một nguy cơ mắc nợ có thể đẩy công ty đến gần hơn tới bờ vực phá sản.”
Hôm thứ Năm, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tới thăm nhà máy Fukushima và ra lệnh đóng cửa hai lò phản ứng hạt nhân không bị thiệt hại trong vụ động đất sóng thần hồi năm 2011. Ông cũng khẳng định sẽ theo đuổi cam kết của mình nhằm làm cho khu vực này an toàn và ổn định trong thời gian diễn ra Thế vận hội 2020 ở Tokyo.
Trước đó, ông Abe đã cam kết với các quan chức Olympic rằng tình hình hiện đã “được kiểm soát” và hứa sẽ “giải quyết vấn đề rò rỉ nước nhiễm phóng xạ vào cuối tháng 3/2014″.
Tuy nhiên thông báo đưa ra hôm thứ Năm của đại diện TEPCO Kazuhiko Yamashita lại chứa đựng những thông tin trái ngược, trong đó TEPCO nói rằng việc xử lý nước nhiễm xạ tại Fukushima sẽ được hoàn tất vào tháng 4/2015.
TEPCO cho biết hiện công ty này đang đặt cược vào hệ thống “ALPS” để xử lý nước nhiễm xạ, tuy nhiên hệ thống này mới chỉ đang chạy thử và đã bị ngừng trệ hồi tháng 8 sau khi 300 tấn nước nhiễm xạ bị rò rỉ ra ngoài và chỉ có thể tiếp tục chạy lại vào cuối tháng 9.
Hồi đầu tháng, chính phủ Nhật cũng đã cam kết sẽ chi hàng trăm triệu đô-la để dựng một “bức tường băng” bao quanh các lò phản ứng hạt nhân để ngăn chặn nước nhiễm xạ bị rò rỉ.
Theo khampha
Kinh hoàng rò rỉ phóng xạ
Dù biết mức nguy hiểm từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima còn cao nhưng người Nhật vẫn phải giật mình khi thông tin lộ ra rằng chất phóng xạ có nồng độ lên tới 60 tỷ bq đang bị thải ra Thái Bình Dương hàng ngày từ nhà máy điện trên.
Nỗ lực ngăn chặn rò rỉ phóng xạ tại nhà máy Fukushima vẫn chưa đạt kết quả
Phát biểu trong hội thảo khoa học của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) diễn ra tại Vienna (Áo), chuyên viên Cục khí tượng và thủy văn Nhật Bản M. Aoyama cho biết hai loại chất phóng xạ cesium 137 và strontium 90 đang bị rò rỉ vào Thái Bình Dương lên tới 60 tỷ bq. Thông tin này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành các nhà máy điện hạt nhân Fukushima, thừa nhận tình hình rò rỉ phóng xạ đã vượt khả năng kiểm soát.
Độ phóng xạ (H) của một lượng chất phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu, đo bằng số phân rã trong 1 giây, đơn vị là beccơren (Bq). Thường thì khi có sự cố hạt nhân và có phóng xạ thoát ra, nồng độ phóng xạ trong sữa có thể là 100 Bq/lit hoặc ở thịt là 300 Bq/kg. Tức là có 100 hạt nhân phân rã/giây trong một lít sữa, hoặc 300 hạt nhân phân rã/giây trong 1 kg thịt. Ở mức hoạt động như vậy, sữa và thịt có thể vẫn sử dụng được. Nhưng giới hạn cao nhất cho phép chỉ là 1.000 bq/kg đối với một số chất phóng xạ.
Điều đó giải thích vì sao người Nhật lại giật mình sợ hãi đến thế khi con số 60 tỷ bq được lộ ra. Thực chất thì thảm họa phóng xạ ở Fukushima đã nằm ngoài khả năng đối phó của TEPCO. Trước đó, trong nỗ lực ngăn chặn sự rò rỉ, các công nhân Nhà máy Fukushima 1 đã cho xây một rào chắn ngầm dưới đất bằng cách bơm hóa chất xuống đất làm cho đất rắn lại. TEPCO cũng tăng cường thêm bồn chứa có khả năng chứa đến 400.000 tấn nước nhiễm xạ và có kế hoạch xây dựng thêm bồn chứa 300.000 tấn nước vào 3 năm tới.
Tuy nhiên, những nỗ lực trên vẫn chưa hiệu quả, và cuối tháng 8 vừa rồi, Cơ quan điều hành hạt nhân Nhật Bản (NRA) cho biết mỗi ngày có tới 300 tấn nước nhiễm xạ cao từ Nhà máy Fukushima rò rỉ ra biển. Đến mức này thì NRA buộc phải khuyến cáo chính quyền Nhật Bản cần có thông báo khẩn cấp đến Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) để nhờ trợ giúp.
Hôm 19-9, sau khi dành tới 3 giờ để thị sát nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Thủ tướng Nhật Bản S. Abe đã ra lệnh đóng cửa ngay lập tức hai lò phản ứng còn lại tại đây thay vì chỉ dừng 4 lò như thời gian vừa qua để có thể tập trung toàn bộ nhân lực cho việc giải quyết vấn đề rò rỉ nước nhiễm xạ. Ông Chủ tịch Tepco Hirose đã cam kết chuẩn bị 1000 tỷ yên (tương đương 10,1 tỷ USD) cho việc khắc phục hậu quả rò rỉ hạt nhân. Chính phủ Nhật Bản thì đã thông qua kế hoạch dành khoảng 15 tỷ yên (150 triệu USD) để nâng cấp một hệ thống xử lý nước ALPS do hãng Toshiba của Nhật Bản và EnergySolutions của Mỹ cùng phát triển. Hệ thống này có thể giảm đáng kể lượng chất phóng xạ có trong nước nhiễm xạ tại nhà máy Fukushima.
Cuộc đua với thần chết ở Fukushima đang diễn ra căng thẳng. Đó không chỉ nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt giúp Thủ đô Tokyo tổ chức an toàn Thế vận hội mùa hè 2020, mà còn vì uy tín và tương lai của nước Nhật, nơi được coi là niềm tự hào của nhiều công nghệ.
Theo ANTD
Nhật đóng cửa toàn bộ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Sau khi dành tới 3 giờ để thị sát nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong ngày 19/9, thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã ra lệnh đóng cửa ngay lập tức hai lò phản ứng còn lại tại đây. Ông Abe cũng khẳng định nước nhiễm xạ rò rỉ đã được kiểm soát. Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang...