Nhật lên kế hoạch ứng phó UFO
Bộ Quốc phòng Nhật thông báo sẽ xây dựng giao thức cho các cuộc chạm trán UFO sau khi Mỹ công bố video về vật thể bay không xác định.
Quy trình ứng phó, ghi nhận và báo cáo về vật thể bay không xác định (UFO) được xây dựng do bản chất bí ẩn của UFO có thể khiến phi công lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) gặp bối rối trong các cuộc chạm trán, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong thông cáo ngày 2/5.
Kế hoạch ứng phó UFO được Bộ Quốc phòng Nhật Bản xem xét sau khi Lầu Năm Góc ngày 27/4 giải mật và công bố ba video quay một số UFO hồi năm 2004 và 2015. Các video này được quay từ buồng lái tiêm kích hải quân Mỹ, ghi lại hình ảnh các vật thể hình elip di chuyển với tốc độ cao và có khả năng cơ động chưa từng thấy.
Tiêm kích F-15J của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trình diễn tại căn cứ Misawa, tháng 9/2017. Ảnh: USAF.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Taro Kono hôm 27/4 nói các phi công JASDF chưa bao giờ gặp UFO, nhưng cơ quan này phải xây dựng sẵn quy trình đề phòng các cuộc chạm trán xảy ra.
Video đang HOT
Theo quy trình ứng phó trước đây, các tiêm kích của JASDF bố trí tại 7 căn cứ trải dài từ Hokkaido đến Okinawa có nhiệm vụ theo dõi và xác định máy bay không rõ quốc tịch. Nếu vật thể bay tiến gần không phận Nhật Bản, phi công tiêm kích JASDF sẽ yêu cầu chuyển hướng bằng tiếng Anh. Khi xác định được quốc tịch của máy bay, yêu cầu chuyển hướng được lặp lại bằng ngôn ngữ của nước đó.
Nếu vật thể bay này xâm nhập không phận Nhật Bản, JASDF có thể bắn cảnh báo, trong đó có sử dụng đạn vạch đường, và ép phi công hạ cánh. Hiện chưa rõ quy trình này có được áp dụng trong trường hợp chạm trán UFO hay không.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản lo ngại UFO có thể không bị radar mặt đất phát hiện và bất ngờ chạm trán máy bay của JASDF đang làm nhiệm vụ huấn luyện hoặc trinh sát.
“Nếu bắt gặp UFO, nhiệm vụ huấn luyện sẽ bị hủy ngay lập tức”, một nguồn tin trong JASDF cho biết. “Chúng tôi sẽ tìm cách xác định UFO từ khoảng cách an toàn, xem xét nó có phải máy bay không người lái hay không, sau đó báo cáo cho Trung tâm Chỉ huy Phòng không để nhận lệnh”, nguồn tin cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Kono khẳng định ông không tin vào UFO. “Tuy nhiên, do Lầu Năm Góc đã công bố video như vậy, tôi muốn biết ý định và phân tích từ phía Mỹ”, Kono nói.
Ba video chạm trán với UFO từng được rò rỉ cho truyền thông Mỹ, làm dấy lên đồn đoán rằng đây là phương tiện của người ngoài hành tinh. Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định giải mật và công bố các video để xóa bỏ nghi vấn về tính xác thực sau khi xác định chúng “không làm lộ bất cứ năng lực hay hệ thống nhạy cảm nào”.
Lộ hành tung tàu sân bay, Trung Quốc thừa nhận vào Biển Đông tập trận
Quân đội Trung Quốc ngày 13-4 thừa nhận nhóm tàu sân bay Liêu Ninh gồm tàu sân bay, 4 tàu chiến hộ tống và 1 tàu hậu cần sẽ tập trận trên Biển Đông sau khi hành tung của tàu bị phát giác bởi Nhật và Đài Loan.
Tàu sân bay Liêu Ninh (trên) và tàu hộ vệ số hiệu 542 thuộc lớp Type 054A của hải quân Trung Quốc bị Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản phát hiện ngày 10-4 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản
Truyền thông quốc tế đã dành nhiều sự chú ý và đặt dấu chấm hỏi về động thái này của Trung Quốc trong bối cảnh cả thế giới đang tập trung đối phó đại dịch COVID-19.
Người phát ngôn của hải quân Trung Quốc, Gao Xiucheng, ngày 13-4 đã lên tiếng xác nhận tàu sân bay Liêu Ninh cùng 2 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, 2 tàu hộ vệ và 1 tàu hậu cần chuẩn bị tiến vào Biển Đông tập trận.
Cũng giống như các lần trước đây, phía Trung Quốc giữ kín như bưng về khu vực tập trận. Phát ngôn viên Gao Xiucheng nhấn mạnh đây là một hoạt động "thường lệ", đã dự kiến từ trước và "phù hợp với luật quốc tế".
Liền tiếp đó, Thời Báo Hoàn Cầu, một tờ báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, lập luận việc nhóm tàu sân bay Trung Quốc vẫn tiến hành tập trận đúng kế hoạch cho thấy quân đội Trung Quốc không bị ảnh hưởng bới dịch COVID-19.
Tờ này còn dẫn lời "một chuyên gia quân sự giấu tên" để ca ngợi việc Trung Quốc công khai ý định tập trận ở Biển Đông, nhấn mạnh điều này cho thấy Bắc Kinh hoàn toàn minh bạch và "không phải đang lợi dụng COVID-19" để làm bậy.
Nhóm tàu này trước đó đã băng ngang eo biển Miyako nằm giữa đảo Miyako và đảo Okinawa của Nhật Bản rồi qua eo Ba Sĩ phía nam đảo Đài Loan để vào Biển Đông.
Ngày 11-4, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố hình ảnh chụp đầy đủ và rõ ràng số hiệu các tàu chiến của Trung Quốc đồng thời xác nhận những tàu này đã đi qua eo Miyako vào tối 10-4.
Lúc này trên mạng xã hội Twitter và một số trang khác chuyên về quân sự đã có vài ý kiến suy đoán nhóm tàu sân bay Trung Quốc sẽ tiến ra tây Thái Bình Dương tập trận để thị uy sức mạnh trong bối cảnh hải quân Mỹ đang điêu đứng vì dịch COVID-19. Tuy nhiên sau đó các tàu chiến Trung Quốc lại bẻ ngoặt về phía nam.
Đài Loan lập tức thể hiện sự thận trọng và cảnh giác trước diễn biến mới. Truyền thông của vùng lãnh thổ này cũng chuyển sự chú ý sang theo dõi động tĩnh của nhóm tàu chiến Trung Quốc và lo ngại sự vắng mặt của các tàu sân bay Mỹ có thể khiến Trung Quốc "thừa nước đục thả câu".
BẢO DUY
Tàu sân bay Trung Quốc bất thình lình xuất hiện, Đài Loan điều chiến hạm bám theo Đài Loan đã điều động các tàu chiến đi theo giám sát hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh trên hành trình di chuyển tới Tây Thái Bình Dương. Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), sự việc xảy ra vào đêm ngày 11/4. Vào thời điểm đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết nhóm tác chiến...