Nhật lấy làm tiếc vì chưa thể cấp tàu cho Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe giải thích nước này cần phải có thời gian để bàn giao các tàu tuần tra cho Việt Nam.
Phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản ngày 28/5, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết Nhật Bản không thể cung cấp ngay lập tức các tàu tuần tra cho Việt Nam khi bản thân lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng đang phải tăng cường hoạt động.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Khi được hỏi về khả năng cung cấp các tàu tuần tra cũ cho Việt Nam, ông Abe nói: “Nhiệm vụ giám sát hiện rất nặng nề đối với lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Rất tiếc, đất nước chúng ta hiện không ở trong tình trạng mà chúng ta có thể cho “nghỉ hưu” toàn bộ các tàu đã hết niên hạn sử dụng”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Shinzo Abe một lần nữa chỉ trích hành động sử dụng vũ lực của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cho biết Nhật Bản sẽ phối hợp với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để yêu cầu các nguyên tắc luật pháp cần phải được tôn trọng.
Phát biểu trước quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói: “Trung Quốc đang muốn thay đổi hiện trạng ở Biển Đông thông qua việc sử dụng vũ lực. Chúng tôi sẽ phối hợp với các nước ASEAN nhằm yêu cầu luật pháp cần phải được tôn trọng”.
Video đang HOT
Tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Trước đó, trả lời phỏng vấn Nhật báo Phố Wall, Thủ tướng Shinzo Abe đã nhắc lại cam kết đẩy nhanh tiến trình trợ giúp hàng hải cho Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc có những động thái gây hấn ở Biển Đông.
Ông Abe cũng chỉ trích rằng hành động đơn phương của Trung Quốc kéo giàn khoan Hai dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đã làm gia tăng căng thẳng tại khu vực, đồng thời nhấn mạnh Nhật Bản sẽ không bao giờ dung thứ cho các hành động dùng vũ lực hay cưỡng ép để làm thay đổi nguyên trạng như vậy.
Hành động ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đặc biệt là việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam hoạt động trong ngư trường truyền thống của Việt Nam, cũng vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Chính phủ và truyền thông Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cùng ngày 28/5 khi phát biểu với báo giới cho biết: “Chúng tôi coi việc các tàu cá Việt Nam bị tàu các Trung Quốc bao vây, đâm và đánh chìm là hành động hết sức đáng báo động. Vụ việc này đã xảy ra ngay khi các tàu hải giám của Trung Quốc hiện diện tại khu vực rõ ràng là một tiền lệ xấu. Chúng tôi hết quan ngại về việc các tàu cá đơn thuần lại có thể đâm chìm một tàu khác như vậy. Thật là không thể tin được”.
Còn Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga thì cho rằng: “Bất chấp việc nhiều nước đã yêu cầu Trung Quốc kiềm chế, tránh các hành động đơn phương, song họ vẫn tuyên bố tiếp tục triển khai giàn khoan. Chúng tôi cho rằng đây là hành động cực kỳ nguy hiểm”.
Theo Báo Đất Việt
Nhật Bản sẽ có chính sách cứng rắn đối phó Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố như trên và cam kết Nhật Bản sẽ tăng cường viện trợ trên biển cho Việt Nam.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, ông Abe nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông đã làm leo thang căng thẳng trong khu vực nhất là việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thủ tướng Abe khẳng định Nhật Bản sẽ không tha thứ cho bất kỳ một hành động nào cố ý làm thay đổi nguyên trạng hiện nay trong khu vực, nhất là khi hành động đó được thực hiện bằng các biện pháp dọa dẫm và sử dụng vũ lực.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe duyệt lực lượng phòng vệ Nhật Bản
Tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản được đưa ra ngày 26/5, chỉ 1 ngày sau khi Nhật Bản tố cáo máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã áp sát máy bay của Nhật Bản trên khu vực quần đảo tranh chấp giữa hai nước trên biển Hoa Đông.
Sau sự việc nói trên, cả hai nước đều đã lên tiếng cáo buộc lẫn nhau, trong đó Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đã cố tình dọa dẫm Nhật Bản và Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố Nhật Bản đã tiến hành những hành động nguy hiểm và vi phạm luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Nhật Bản cũng nhấn mạnh rằng Tokyo không có lựa chọn nào khác là phải trở nên cứng rắn và mạnh mẽ hơn nữa nhằm chống lại những nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra trong khu vực.
Dự kiến ngày 30/5, Thủ tướng Abe sẽ đến Singapore và có một bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Đối thoại Quốc phòng thường niên Shangri-La.
Trước đó, vào giữa tháng 5/2014, Thủ tướng Nhật Bản đã đẩy mạnh đề xuất cho phép Chính phủ có thể diễn giải lại Hiến pháp vì hòa bình của Nhật Bản.
Theo đó, Nhật Bản muốn nới lỏng những giới hạn về quân sự của mình vốn bị quân Đồng minh áp đặt từ Thế chiến thứ 2 nhằm giúp Nhật Bản có thể đưa ra những chính sách tương tự như Mỹ trong khu vực châu Á.
Mỹ cũng đã ủng hộ đề xuất của ông Abe nhất là sau những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc trong khu vực và sau khi có những báo cáo về việc Bắc Kinh đang tăng cường chi tiêu quốc phòng.
Theo VTC
Nhật Bản bắt tay với NATO "dằn mặt" Trung Quốc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký thỏa thuận hợp tác mới với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 6-5 do lo ngại việc Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng và gia tăng căng thẳng tromg khu vực. Trong chuyến thăm trụ sở NATO tại thủ đô Brussels- Bỉ, ông Abe cùng Tổng thư ký NATO Anders...