Nhật lần đầu tập trận chung với Mỹ và Australia
Nhật Bản sẽ lần đầu tiên tham gia một cuộc tập trận quân sự lớn của Mỹ và Australia vào đầu tháng 7 tới, một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa ba đồng minh trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc đang leo thang.
Một máy bay F/A-18E Super Hornet của Mỹ đỗ trên tàu sân bay USS George Washington trong cuộc tập trận chung với Nhật Bản tháng 11 năm ngoái. Ảnh: US Navy
Theo Reuters, cuộc tập trận Talisman Sabre diễn ra hai năm một lần sẽ được tổ chức tại nhiều địa điểm quanh Australia, với các nội dung như hoạt động trên biển, diễn tập đổ bộ, chiến thuật lực lượng đặc biệt và chiến tranh đô thị.
Trong khi chỉ có 40 sĩ quan và binh sĩ Nhật Bản tham gia cuộc diễn tập liên quan đến 30.000 binh sĩ Mỹ và Australia, các chuyên gia nhận định rằng động thái này vẫn cho thấy Washington muốn tăng cường hợp tác với các đồng minh an ninh ở châu Á.
Cả ba nước gần đây bày tỏ quan ngại về tự do lưu thông trên biển và trên không ở Biển Đông, khi Trung Quốc ồ ạt bồi đắp các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
Giới chuyên gia nghi ngờ một khi hoàn thành các công trình xây dựng, trong đó có ít nhất một đường băng quân sự, Trung Quốc có thể áp đặt một vùng hạn chế trên không và trên biển quanh Trường Sa.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani bác bỏ thông tin cho rằng cuộc tập trận trên nhằm vào Trung Quốc. Ông cho hay Tokyo đơn giản chỉ muốn cải thiện hợp tác quân sự với Washington và Canberra.
Anh Ngọc
Theo VNE
Australia phản đối lập căn cứ quân sự ở Biển Đông
Australia hôm qua bày tỏ quan ngại về việc củng cố quân sự trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh và các bên liên quan đảm bảo an ninh trong khu vực.
Hoạt động xây dựng và nạo vét của Trung Quốc trên Đá Chữ thập được máy bay P8-A Poseidon ghi lại hôm qua. Ảnh: CNN
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kevin Andrews đưa ra ý kiến trên hai ngày sau khi Mỹ có chuyến bay giám sát và chạm trán với Trung Quốc gần một căn cứ của Bắc Kinh trên bãi ngầm mà nước này đang cải tạo ở Biển Đông.
Theo Sydney Morning Herald, ông Andrews khẳng định Australia phản đối bất kỳ "hành động đơn phương hay cưỡng ép" nào trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Hai vùng biển này là nơi Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với các nước Đông Nam Á và Nhật Bản.
Ông cho hay gần một nửa giao dịch thương mại hàng hải của Australia đi qua Biển Đông. Chính phủ Australia yêu cầu tự do lưu thông cho tàu thuyền và máy bay của tất cả các nước qua khu vực này.
Từ năm 2010 đến 2014, nhập khẩu vũ khí trong khu vực tăng 37% so với 5 năm trước đó. Tuy nhiên, theo ông, dù căng thẳng là không thể tránh khỏi, "cả Trung Quốc và Mỹ đều có lợi ích trong việc bảo vệ ổn định và an ninh khu vực", ít nhất là vì mối quan hệ kinh tế giữa hai bên.
Cảnh báo về một môi trường an ninh "ngày càng thách thức" trong những năm tới, ông Andrews nhấn mạnh rằng mối quan hệ Mỹ-Trung là một yếu tố mấu chốt trong chiến lược quốc phòng mà Canberra dự kiến công bố vào tháng 7 hoặc tháng 8 tới.
Ông cũng bác bỏ mối quan ngại rằng Australia đang cô lập Trung Quốc bằng cách kết thân hơn với Mỹ và Nhật Bản.
"Chúng tôi muốn là bạn tốt với tất cả các nước láng giềng trong khu vực, bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản, vì nếu đạt được điều đó, chúng ta sẽ được sống trong một khu vực hòa bình và và tất cả chúng ta sẽ phát triển mạnh", ông nói.
Trung Quốc từng bị Australia, Nhật Bản và Mỹ chỉ trích khi thiết lập Vùng nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Đông vào cuối năm 2013. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tuần trước yêu cầu Bắc Kinh không thành lập một vùng tương tự trên Biển Đông và ưu tiên giảm căng thẳng ở khu vực này.
Tuy nhiên, vụ chạm trán mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng những lần Trung Quốc cảnh cáo máy bay quân sự Philippines gần quần đảo Trường Sa thời gian qua, cho thấy Bắc Kinh đang mưu tính áp đặt một vùng đặc quyền quân sự phía trên các đảo.
Một số chuyên gia an ninh lo ngại về nguy cơ đối đầu giữa các bên, nhất là sau khi Mỹ cho hay có thể triển khai tàu và máy bay đến khu vực này để bảo đảm tự do hàng hải.
Anh Ngọc
Theo VNE
Trung Quốc muốn kiểm soát Biển Đông bằng đảo nhân tạo Việc Trung Quốc đẩy mạnh xây đảo nhân tạo là một trong những chủ đề chính tại hội thảo về Biển Đông vừa được tổ chức tại thủ đô Paris (Pháp). Các chuyên gia quốc tế bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc không ngừng tăng cường bồi đắp đảo nhân tạo tại Biển Đông - Ảnh: Lan Chi Hội thảo có...