Nhật lại điều F-15 “dằn mặt” máy bay Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, ngày 28-2 họ đã triển khai các máy bay chiến đấu F-15 ngăn chặn một chiếc máy bay của Trung Quốc đang bay về phía quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, chiếc máy bay cánh quạt Y-12 của Trung Quốc chưa xâm phạm vùng trời xung quanh quần đảo do Tokyo kiểm soát mà Nhật Bản gọi là quần đảo Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư.
Máy bay chiến đấu F-15 của Nhật
Chiếc máy bay đã quay trở lại bay về phía Trung Quốc ngay sau khi các máy bay quân sự của Nhật Bản cất cánh, các quan chức quốc phòng Nhật Bản tiết lộ nhưng không cho biết thêm thông tin chi tiết.
Theo lực lượng bảo vệ bờ biền Nhật Bản, vụ việc này diễn ra sau khi 3 chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo này.
Máy bay trinh sát Y-12 của lực lượng hải giám Trung Quốc
Ba chiếc tàu hải giám này đã đi vào khu vực lãnh hải 12 hải lý ngoài khơi đảo Uotsuri lúc hơn 07 giờ sáng (22 giờ GMT ngày 27-2) và đã rời khỏi khu vực này sau đó 2 giờ, lực lượng bảo vệ bờ biển nước này cho biết trong một tuyên bố.
Đây là hành động mới nhất trong một loại các vụ xâm nhập vùng biển này của các tàu hải giám Trung Quốc kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc quần đảo này hồi tháng 9 năm ngoái.
Theo ANTD
Những loại vũ khí khủng Nhật mua sắm, trang bị trong năm 2013
Thời gian qua, Nhật liên tiếp có những tuyên bố tăng cường ngân sách quốc phòng để nâng cao sức mạnh quân sự. Vậy Nhật định chế tạo và mua sắm những loại vũ khí, trang bị nào?
Video đang HOT
Ngày 29/01 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách quốc phòng năm 2013. Rõ ràng, trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới đang chưa có dấu hiệu khởi sắc nhưng sau 11 năm, lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản đã tăng ngân sách quốc phòng thêm 50 tỷ yên, lên mức 4,75 nghìn tỷ yên. Trong dự toán ngân sách quốc phòng Nhật chỉ rõ: Do môi trường an ninh xung quanh phát sinh nhiều biến hóa, vấn đề phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên ngày càng khó dự đoán, tranh chấp biển đảo ngày càng trở lên căng thẳng khiến Nhật không thể không cảnh giác.
Tàu khu trục lớp 25DD được chế tạo trên cơ sở tàu khu trục lớp Akizuki
Tuy nhiên, phần hết sức quan trọng, thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự trên thế giới là quy hoạch phát triển vũ khí trang bị của Nhật năm 2013. Phần quy hoạch này chỉ rõ, cần phải tăng cường năng cao khả năng thu thập thông tin tình báo; cảnh giới, giám sát và bảo đảm an ninh khu vực lãnh hải phía tây nam Nhật Bản. Để nâng cao khả năng phòng vệ các cụm đảo, Bộ quốc phòng cần phải từng bước nâng cao năng lực vận tải, tính cơ động, khả năng phòng không, tấn công mạng thông tin và tấn công tên lửa đạn đạo.
Tàu rà quét lôi viễn dương thế hệ mới cỡ 690 tấn
Ngoài các loại vũ khí khủng đã đề nghị mua năm 2012 như F-35A Block3, máy bay trinh sát chống ngầm P-8A Poseidon và một số vũ khí khác tự chế tạo, trong nội dung nâng cao khả năng thu thập thông tin tình báo; cảnh giới, giám sát khu vực lãnh hải phía tây nam Nhật Bản, dự toán ngân sách xác định sẽ đầu tư phát triển rất nhiều loại vũ khí khác nhau.
Tàu ngầm thông thường lớp "Soryu" có lượng giãn nước 4000 tấn khi lặn
Thứ nhất là phân bổ 70,1 tỷ yên để đóng mới 1 tàu khu trục hạng nặng thế hệ mới có lượng giãn nước trên 5000 tấn thuộc lớp 25DD. Siêu khu trục hạm này được đóng mới hoàn toàn trên cơ sở khung thân của tàu khu trục lớp Akizuki. Nó sẽ được trang bị hệ thống động cơ tua bin khí và tua bin khí - điện liên hợp, là tàu khu trục đầu tiên ở châu Á sử dụng hệ thống động cơ này, giúp tàu nâng cao khả năng tiết kiệm nhiên liệu, kéo dài thời gian hành trình trên biển. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống chỉ huy tác chiến và các loại vũ khí tiên tiến nhất.
Tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới Type 12
2 loại trang bị được phát triển tiếp theo là đầu tư 53,1 tỷ yên để đóng mới 1 tàu ngầm lớp "Soryu" có lượng giãn nước 2900 tấn (khi lặn 4000 tấn) được chế tạo trên cơ sở tàu ngầm lớp "Oyashio". Ngoài bắt tay đóng mới 1 chiếc, hải quân Nhật sẽ tiếp tục đặt mua thêm 9 chiếc nữa để đến năm 2015, Nhật sẽ có thêm 10 tàu ngầm thông thường trên 4000 tấn, đưa khả năng tác chiến ngầm lên một tầm cao mới.
Pháo tự hành thế hệ mới Nhật sẽ trang bị trong năm 2013
Một khoản chi nữa trong nội dung này là đầu tư 1,3 tỷ yên phát triển một loại tên lửa hạm đối hạm mới để thay thế loại tên lửa đối hạm Type 90 mà hiện hải quân Nhật vẫn đang sử dụng, đồng thời giảm bớt chi phí đầu tư phát triển loại tên lửa bờ đối hạm Type 12. Đây là loại tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới của Nhật được phát triển trên cơ sở khung gầm của loại tên lửa đất đối không Type 03.
Ngoài ra còn đóng mới 1 tàu rà quét lôi viễn dương 690 tấn để thay thế tàu rà quét lôi cũ "Yaeyama' sẽ ngừng sử dụng để duy trì khả năng dọn dẹp thủy lôi, bảo đảm hành trình viễn dương.
Thiết bị hiển thị mới trên mũ đội đầu của phi công F-15
Nội dung trọng yếu thứ 2 được đề cập trong dự toán ngân sách là "nâng cao khả năng cảnh giới, giám sát khu vực lãnh hải và cụm đảo phía tây nam Nhật Bản" sẽ tập trung nâng cao khả năng giám sát, cảnh giới từ trên không. Cụ thể là trong năm 2013, Nhật sẽ chi 10,1 tỷ yên để thay thế toàn bộ các trang bị trinh sát và tác chiến điện tử trên 4 máy bay cảnh báo sớm E-767, sang năm 2014 sẽ tiếp tục tiến hành với các máy bay còn lại.
Radar phòng thủ tên lửa mới cải tiến trên cơ sở radar FPS-7
Đồng thời, Nhật còn sử dụng 8,9 tỷ yên để thay thế 2 trạm radar cảnh giới, giám sát kiểu cố định (FPS-7) đặt ở Takada - Miyazaki và trên đảo Miyako (Miyakojima). Đây là loại radar phòng thủ chống tên lửa đạn đạo Trung Quốc được Nhật cải tiến trên cơ sở loại radar FPS-7. Ngoài ra, Nhật sẽ chi 40,9 tỷ yên để mua 2 máy bay trinh sát chống ngầm P-1.
Điểm đặc biệt đáng chú ý là trong phân bổ ngân sách lần này có một khoản đầu tư dành cho công tác nghiên cứu, phát triển các loại máy bay không người lái (UAV), mua sắm, triển khai và bảo dưỡng các loại UAV trinh sát chiến lược tầm cao, tầm xa như Golbal Hawk của Mỹ.
Nhật cũng đặt mua UAV trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk của Mỹ
Nhật cũng đã tiến hành một số hạng mục hiện đại hóa các máy bay chiến đấu hiện có của mình. Không quân Nhật sẽ đầu tư 12,2 tỷ yên để thay thế trang bị mới cho 6 chiếc F-15, ví dụ như thay thế thiết bị hiển thị trên mũ đội đầu của phi công; đồng thời nâng cấp khả năng không chiến cho 12 chiếc F-2 và trang bị cho 11 chiếc F-2 loại bom điều khiển chính xác liên hợp (JDAM).
F-2 sẽ được trang bị bom điều khiển chính xác JDAM
Để thực hiện nội dung thứ 3 là nâng cao khả năng vận tải và tính cơ động, Nhật sẽ mua 11 xe thiết giáp bánh lốp Tye 96, 45 xe thiết giáp hạng nhẹ và 1 máy bay trực thăng đa dụng UH-60JA. Nhằm nâng cao khả năng tác chiến chống đổ bộ, trong năm nay Nhật cũng sẽ mua 4 xe thiết giáp lưỡng thê (thiết giáp có khả năng vượt biển đổ bộ) để tăng cường cho lực lượng đồn trú trên các đảo.
Nhật sẽ mua thêm 4 xe thiết giáp lưỡng thê AAV-7
Một nội dung cũng rất đáng chú ý là, để nâng cao khả năng tác chiến phòng thủ tên lửa, năm 2013 này Nhật sẽ sử dụng nguồn kinh phí 28,3 tỷ yên cho các hạng mục phòng thủ tên lửa. Biện pháp cụ thể bao gồm: tiến hành hợp tác với Mỹ để cải tạo, nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa BMD trên 2 tàu khu trục Aegis và tiếp tục nghiên cứu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3.
Nhật sẽ mua 4 chiếc F-35A BLOCK3 của Mỹ
Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, Nhật vẫn quyết định đẩy mạnh công nghiệp hàng không vũ trụ quân sự, đầu tư kinh phí 35,9 tỷ yên cho lĩnh vực này. Trong đó, tập trung vào nghiên cứu, hiện đại hóa hệ thống chỉ huy tác chiến C4ISR, cử các nhân viên quân sự sang học tập các học viện hàng không vũ trụ quân sự Mỹ để phục vụ công tác kết nối với hệ thống vệ tinh giám sát của Mỹ trong năm nay.
Theo ANTD
Nhật điều F-15 ngăn chặn máy bay Trung Quốc áp sát Senkaku/Điếu Ngư Truyền thông Nhật Bản ngày 10-1 đưa tin, nước này đã điều chiến đấu cơ tới ngăn chặn một số máy bay quân sự Trung Quốc tiến gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Chiến đấu cơ F-15 thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản xuất kích từ một căn cứ không quân Mạng truyền hình Fuji TV dẫn...