Nhật lại bắt tàu ngầm lạ hiện nguyên hình
Ngày 15/2, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã phát hiện một tàu ngầm lạ tiến vào khu vực biển giữa Nhật và bán đảo Triều Tiên.
Nguồn tin này cho biết, trong lúc tuần tra, một máy bay P-3C, một trực thăng và tàu khu trục Asagiri của Nhật đã cùng phát hiện một chiếc tàu ngầm ở khu vực liền kề vùng biển phía Đông Nam đảo Tsushima (thuộc tỉnh Nagasaki Prefecture). Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, khi bị phát hiện, chiếc tàu ngầm bí ẩn này đang di chuyển từ biển Nhật Bản tới biển Hoa Đông. Trong ảnh: Máy bay P-3C.
Khu vực liền kề này rộng 12 hải lý, nằm giữa vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Khu vực không cấm các tàu ngầm nước ngoài qua lại theo luật pháp quốc tế, nhưng đây là lần đầu tiên Nhật Bản thông báo về một sự kiện có liên quan đến phương tiện quân sự đặc biệt ở gần Đảo Tsushima. Trong ảnh: Máy bay P-3C.
Trước dó, Nhật Bản cũng thông báo về việc tàu ngầm nước ngoài di chuyển gần vùng lãnh hải của họ thuộc tỉnh miền nam Okinawa 3 lần trong các năm 2013 và 2014. Việc giám sát chặt chẽ tàu lạ đi qua và tiến gần lãnh hải của mình là hoàn toàn nằm trong tầm tay của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bởi hiện nay, sức mạnh tuần tra săn ngầm của lực lượng này thuộc top đầu thế giới. Trong ảnh: Máy bay P-3C.
Hệ thống chống tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển chủ yếu được tạo thành từ “ hạm đội 8-8″, “cơ chế 100 máy bay” P-3C và lực lượng tàu ngầm. “Hạm đội 8-8″ là hình thức tổ chức của tàu chiến mặt nước Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, tức là 8 tàu khu trục và 8 máy bay trực thăng tạo thành biên đội tàu chiến mặt nước. Trong ảnh: Máy bay P-3C.
Video đang HOT
Giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, Nhật Bản đã xây dựng thành công “hạm đội 8-8″ đầu tiên. Tháng 8/1986, “hạm đội 8-8″ lần đầu tiên tham gia diễn tập Vành đai Thái Bình Dương đã gây kinh ngạc bằng biểu hiện “làm cho tàu ngầm đối phương hầu như không có”. Trong ảnh: Máy bay P-3C.
Trong thành viên của “hạm đội 8-8″, tàu chỉ huy là tàu khu trục trực thăng có khả năng săn ngầm rất mạnh. Tất cả 8 tàu khu trục đều trang bị thiết bị định vị thủy âm ở vỏ tàu hoặc thiết bị thủy âm gắn trên cáp kéo hoặc thiết bị định vị thủy âm ở độ sâu khác nhau, 8 máy bay trực thăng săn ngầm cũng đều trang bị dipping sonar, thiết bị dò từ tính, radar máy bay và phao định vị thủy âm (phao sonar). Có thể nói, “hạm đội 8-8″ chính là một hạm đội tàu chiến mặt nước lấy săn ngầm làm cốt lõi. Trong ảnh: Máy bay P-1.
Hiện nay, lực lượng tàu chiến mặt nước của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản do 4 “hạm đội 8-8″ cấu thành, các tàu chủ lực của chúng là tàu khu trục lớp Kongo và lớp Atago, hai lớp tàu này đều thuộc tàu Aegis có tính năng tiên tiến. Đặc biệt là tàu lớp Atago có thể mang theo 2 máy bay trực thăng săn ngầm, bán kính phạm vi phòng thủ săn ngầm có thể đạt 200 km, có khả năng săn ngầm mạnh hơn. Trong ảnh: Chiến hạm lớp Atago.
“Thể chế trăm máy bay” P-3C là chỉ cụm máy bay tuần tra săn ngầm P-3C trên trăm chiếc, đây là lực lượng cốt cán săn ngầm trên không của Nhật Bản. Máy bay tuần tra săn ngầm cánh cố định P-3C có căn cứ trên bờ, hành trình có thể đạt 7.410 km, trên máy bay trang bị thiết bị dò tìm tàu ngầm tiên tiến, gồm có máy thu thiết bị định vị thủy âm, máy chỉ thị phao sonar, dụng cụ dò tìm từ tính lạ, đồng thời còn trang bị các vũ khí tấn công tàu ngầm như bom phá tàu ngầm, thủy lôi và ngư lôi. Trong ảnh: Máy bay P-1.
Để bảo đảm cho cụm máy bay săn ngầm khổng lồ tác chiến, chuỗi đảo duyên hải Nhật Bản xây dựng thành rất nhiều căn cứ máy bay săn ngầm phía trước cùng các cơ sở phụ trợ nhằm tăng bán kính tác chiến cho máy bay, nâng cao tốc độ phản ứng tác chiến săn ngầm. Hiện nay, Nhật Bản đã xây dựng căn cứ tuyến trước cho máy bay săn ngầm ở đảo Hachijyo, đảo Iwo, đảo Minami; xây dựng căn cứ tuyến trước hoặc căn cứ máy bay săn ngầm tầm gần ở các khu vực như Okinawa, Saiki, Kanoya… ở chuỗi đảo Tây Nam. Trong ảnh: Máy bay P-1.
Tháng 3/2014, máy bay săn ngầm P-1 do Nhật Bản mới nghiên cứu chế tạo bàn giao, đưa vào sử dụng. Loại máy bay này có tính năng dò tìm tàu ngầm mạnh hơn, có thể dò tìm hiệu quả tàu ngầm ở trạng thái tĩnh. So với máy bay P-3C hiện có, tốc độ lớn nhất của máy bay này đã nâng cao 20%, tốc độ tuần tra đã nâng cao 37%, có thể thực hiện tác chiến săn ngầm ở vùng biển có mối đe dọa. Trong ảnh: Máy bay P-1.
Việc nâng cao hiệu quả tác chiến tổng thể của máy bay săn ngầm P-1 sẽ làm thay đổi sự lệ thuộc của máy bay săn ngầm P-3C hiện nay trong chiến đấu thực tế, điều quan trọng hơn là nó làm cho phạm vi săn ngầm của Nhật Bản từ vùng biển xung quanh Nhật Bản mở rộng đến toàn bộ khu vực Đông Á, từ đó có tính tấn công hơn. Trong ảnh: Chiến hạm lớp Atago.
Lực lượng tàu ngầm là lực lượng cốt lõi săn ngầm dưới nước của Nhật Bản. Từ tàu ngầm lớp Harushio, lớp Oyashio đến lớp Soryu, trọng tải của tàu ngầm Nhật Bản ngày càng lớn, tốc độ lặn không ngừng tăng lớn, khả năng chạy liên tục dưới nước không ngừng nâng cao, hiệu quả chạy êm cũng ngày càng tốt. Từ chiếc tàu ngầm lớp Oyashio thứ năm hạ thủy vào ngày 1/10/2002, Nhật Bản mỗi năm hạ thủy một chiếc tàu ngầm mới và đưa vào hoạt động năm tiếp theo, từ đó đã duy trì sự dẫn trước về tính năng của tàu ngầm hiện có. Trong ảnh: Tàu ngầm AIP lớp Soryu.
Đặc biệt là ngày 30/3/2009, chiếc tàu ngầm lớp Soryu lắp hệ thống AIP đầu tiên hạ thủy đi vào hoạt động, lượng giãn nước của nó gần 4.200 tấn, khả năng chạy dưới nước liên tục đạt 3 tuần, được bên ngoài cho là “gần như tàu ngầm hạt nhân”. Hiện nay, về cơ bản, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đổi mới theo phương thức “mỗi năm cho nghỉ hưu 1 tàu ngầm cũ, đưa vào hoạt động 1 tàu ngầm mới”. Trong ảnh: Tàu ngầm AIP lớp Soryu.
Vì vậy, 18 tàu ngầm hiện có chỉ là số lượng của lực lượng tuyến 1. Trong khi đó, tuổi thọ bình quân của những tàu ngầm đã nghỉ hưu chưa đến 7,5 năm, một bộ phận tương đối đưa vào kho niêm phong, bảo trì tốt. Một khi cần là có thể nhanh chóng khôi phục tham chiến. Hơn nữa, tàu ngầm Nhật Bản do 2 nhà máy đóng tàu Kawasaki va Mitsubishi luân phiên hoàn thành, mỗi nhà máy đóng tàu có dây chuyền sản xuất độc lập. Một khi có nhu cầu, có thể sản xuất lượng lớn tàu ngầm trong thời gian ngắn. Có thể nói, Nhật Bản ẩn chứa một lực lượng săn ngầm dưới nước rất khả quan. Trong ảnh: Tàu ngầm AIP lớp Soryu.
Chính dựa vào một lực lượng như vậy, khả năng tác chiến săn ngầm của Nhật Bản được xếp vào top đầu thế giới. Theo phân tích của chuyên gia, trong thời chiến Nhật Bản có thể triển khai 40 tàu chiến mặt nước, 60 máy bay tuần tra săn ngầm và hơn 10 tàu ngầm dùng để tiến hành tác chiến săn ngầm chuỗi đảo, quy mô và mật độ này được cho rằng chỉ đứng sau Mỹ. Trong ảnh: Chiến hạm lớp Atago.
1/15
Theo_Báo Đất Việt
Tạp chí Mỹ: Tàu ngầm Nga làm NATO kinh hãi
Sau một thời gian dài tạm lắng, hoạt động của hạm đội tàu ngầm Nga ở khu vực Bắc Đại Tây Dương đã quay trở lại mức độ thời Chiến tranh Lạnh.
Đó là nhận định của nhà báo Dave Majumdar trên tạp chí Mỹ National Interest. Ông dẫn tuyên bố của Phó Đô đốc Anh Clive Johnson, Tư lệnh Hải quân của NATO: "Các tàu ngầm hiện đại của Nga đã trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết, làm NATO hoang mang lo ngại".
Tàu ngầm hạt nhân Project 971 Shchuka-B
Phó Đô đốc này nhận định, các tàu ngầm mới của Hải quân Nga đã vượt trội tất cả những gì mà lực lượng hải quân NATO hay Hoa Kỳ từng đối mặt trong chiến tranh lạnh. Clive Johnson chỉ ra rằng, Nga đã có những bước nhảy vọt công nghệ xuất sắc, các tàu ngầm Nga hiện đại "có phạm vi hoạt lớn, sở hữu loạt hệ thống được cải tiến và điều khiển thuận lợi".
Quả thực, sự đầu tư của Nga vào hiện đại hóa hạm đội đã thu được hiệu quả, nếu chính NATO xác nhận "tính chuyên nghiệp và khả năng điều khiển được nâng cao", nhà báo National Interest viết.
"Đó là thực tế đáng báo động", tác giả trích lời Clive Johnson từ một cuộc phỏng vấn với IHS Jane"s của Anh.
Năm ngoái, chính National Interest cũng có bài viết liệt kê các tàu ngầm đáng gờm nhất của Nga và nhận định, thời Chiến tranh lạnh, tàu ngầm của Liên Xô đã là lực lượng đáng nể. Trong thập kỷ qua, các nhà chức trách Nga tiếp tục có những nỗ lực lớn để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Nga. Nâng cấp các mô hình tàu ngầm thời Chiến tranh Lạnh và thiết kế các tàu ngầm hoàn toàn mới, Nga rõ ràng có kế hoạch cải thiện vị thế và tiềm năng Hạm đội hải quân của mình.
Trong danh sách các tàu ngầm đáng gờm nhất của Nga, theo liệt kê của National Interest, đứng đầu là tàu ngầm hạt nhân Project 971 Shchuka-B (NATO gọi là tàu Akula). Mặc dù không thể chạy êm như "đồng nghiệp phương Tây", tàu ngầm Akula vẫn là mối đe dọa thực sự, đặc biệt là sau một loạt cải tiến.
Đứng ở vị trí thứ hai là tàu ngầm diesel-điện dự án 877 Paltus (NATO gọi là tàu Kilo). Xếp vị trí thứ ba là tàu ngầm diesel đa năng Project 636 Varshavyanka (NATO gọi là tàu Kilo nâng cấp). National Interest dành vị trí thứ tư cho tàu ngầm hạt nhân Project 955 Borey.
Cuối cùng là các tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen, với lượng giãn nước khi lặn là 13.500 tấn.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Điều Su-35S đến Syria là lời cảnh báo của Nga với Thổ Nhĩ Kỳ Động thái của Nga được tiến hành sau khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng cáo buộc máy bay chiến đấu của Nga đang tác chiến ở Syria đã vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến cơ Su-35S của Nga. Mục blog của trang Lợi Ích quốc gia/National Interest ngày 1/2/2016 đăng tải bài nhận định của tác giả Dave Majumdar,...