“Nhật ký Tập Cận Bình”: Đấu võ mồm với Obama về việc tuần tra Biển Đông
Obama: Thôi tôi không tranh cãi với ngài nữa, dù sao thì tôi cho tàu vào 12 hải lý là để dư luận thế giới xem chứ không phải để người dân Trung Quốc xem.
Min Zhang, một chuyên gia người Hoa nghiên cứu Trung Quốc tại New York với bút danh Hà Ngạn Tuyền đã làm một việc “táo bạo” là thay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viết nhật ký “vì ông quá bận”. Công việc này được Hà Ngạn Tuyền bắt đầu từ tháng 4/2013 và dự định cập nhật nó cho đến khi ông Tập Cận Bình về hưu năm 2022.
Ông Hà Ngạn Tuyền, ảnh: Chinese Pen.
Bằng giọng văn hài hước, Hà Ngạn Tuyền đã hư cấu một cuộc trao đổi qua tin nhắn điện thoại giữa Tập Cận Bình và Obama ngày 17/10, trong đó lãnh đạo 2 siêu cường “đấu võ mồm” về việc Hải quân Mỹ chuẩn bị tuần tra tự do và an toàn hàng không, hàng hải ở Biển Đông, phạm vi 12 hải lý quanh các đảo Trung Quốc chiếm đóng, bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
China Digital Times ngày 22/10 đã trích đăng trang “Nhật ký Tập Cận Bình ngày 17/10″ do Hà Ngạn Tuyền thủ bút để cung cấp thêm một góc nhìn của một học giả người Hoa hải ngoại về khả năng lãnh đạo Trung – Mỹ trao đổi gì về vấn đề Biển Đông trước thông tin Hải quân Hoa Kỳ chuẩn bị tuần tra bảo vệ tự do hàng không, hàng hải 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp.
Do tính chất thú vị của đề tài và việc thiếu thông tin xung quanh hội nghị thượng đỉnh bí mật Mỹ – Trung về Biển Đông mà Việt Nam là quốc gia liên quan có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp dọc bờ biển theo UNCLOS đang bị hoạt động leo thang của Trung Quốc ngoài Biển Đông đe dọa, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin giới thiệu đến bạn đọc một góc nhìn, phân tích của ông Hà Ngạn Tuyền dưới thể loại nhật ký giả tưởng này để có thêm thông tin tham khảo.
Cách hành văn và nội dung thể hiện quan điểm riêng của ông Hà Ngạn Tuyền.
Nhật ký Tập Cận Bình ngày 17/10/2015
“Hải quân Mỹ tung tin thách thức yêu sách 12 hải lý của ta trên các đảo ở Biển Đông, tôi lập tức đưa ra lời mời, có giỏi thì Mỹ đưa thuyền đến Hoa Đông, Hoàng Hải, Bột Hải thách thức xem. Quân Mỹ trả lời rằng họ không đến, họ chỉ đến Biển Đông. Không có cách nào khác, tôi đành nhắn tin cho Tổng thống Obama, có chuyện gì từ từ thương lượng.
Obama: Việc gì khác còn có thể từ từ nói. Việc này không có gì để thương lượng.
Tập Cận Bình: Ngài muốn làm gì?
Obama: Những cái đầu nóng thường tự cao tự đại. Tôi sợ ngài làm chuyện dại dột nên muốn cho gáo nước lạnh để ngài tỉnh lại.
Tập Cận Bình: Ngài nói cụ thể xem?
Obama: Mỹ không thừa nhận cái gọi là lãnh hải 12 hải lý ở Biển Đông mà các ngài đòi.
Video đang HOT
Tập Cận Bình: Hì hì, nói toạc móng heo không phải “đặc sắc” của Trung Quốc.
Obama: Thế giới ngày nay chỉ cần khi nào Mỹ còn có mặt, khi đó không đến lượt Trung Quốc các ngài khua chân múa tay định ra luật chơi. Trung Quốc không thể tham dự việc này.
Tập Cận Bình: Quá khứ không thể, vì thế đồng chí Đặng Tiểu Bình mới đưa ra chiến lược giấu mình chờ thời. Nhưng ngày nay chúng tôi đã là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sức mạnh quân sự ngày càng phát triển, chiến hạm đóng mới nhiều như sủi cảo thả nồi, 2 chiếc hàng không mẫu hạm đang được chế tạo.
Trung Quốc nay đã khác xưa rồi. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong đường 9 đoạn ngay cửa ngõ nhà mình, một miếng pho mát nhỏ như thế mà không để chúng tôi ăn, ngài đang ích kỷ quá đấy.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
Obama: Tâm tư của ngài tôi biết. Cái gì mà Thái Bình Dương rất lớn, đủ cho cả Mỹ – Trung hai nước chúng ta. Cái gì mà vùng nhận diện phòng không Hoa Đông, cùng một thứ thuốc, cùng một bài ca, đó là các ngài cho rằng mình đủ lông đủ cánh, muốn cắt đất phong vương, tự vạch cho mình địa bàn thế lực. Tôi đoán không sai chứ?
Tập Cận Bình: Tổng thống Obama quả không hổ là người thông minh sáng suốt. Đúng là như thế.
Obama: Cảm ơn ngài. Ngài Tập Cận Bình, hãy nghe cho rõ: Biển Đông trước đây Mỹ không quản là vì thực lực các vị không có cách nào bành trướng nên khu vực bình yên vô sự, tàu thuyền các nước qua lại tự do. Hiện tại các ngài phát tài có tiền rồi thì đóng chiến hạm, vôi vã định biến Biển Đông thành ao nhà của mình. Tôi nói với ngài, đừng mơ.
Tập Cận Bình: Ngài dọa tôi sợ quá. Tôi nghĩ đây là mình đang nằm mơ đấy.
Obama: Bây giờ là lúc nào rồi mà ngài còn đùa được?
Tập Cận Bình: Tính tôi hay đùa, không có cách nào thay đổi.
Obama: Ngài Tập Cận Bình, hôm nay tôi nói rõ giới hạn của Mỹ để ngài rõ, kẻo ngài chưa va đầu vào tường thì chưa quay lại. Về kinh tế, 30 năm qua thuận buồm xuôi gió ăn đủ rồi, đã đến lúc phải hãm các ngài lại. Trong thời gian đã quy định, sẽ ký BIT trước, TPP sau.
Về mặt quân sự, tính từ khi ngài lên làm Tổng bí thư tháng 11/2012, tất cả những gì ngài làm kể từ khi nhậm chức chúng tôi không thừa nhận. ADIZ Hoa Đông chúng tôi không thừa nhận và 12 hải lý lãnh hải đảo nhân tạo ở Biển Đông chúng tôi không thừa nhận.
Tập Cận Bình: Chúng tôi mạnh hơn 30 năm trước nhiều rồi, sự thực này ngài thừa nhận không?
Obama: Thừa nhận.
Tập Cận Bình: Trách nhiệm mà chúng tôi gánh vác với thế giới ngày nay nhiều hơn so với 30 năm trước.
Obama: Ừ.
Tập Cận Bình: Mỗi lần Kim Jong-un nhắm tên lửa về phái Nhật, Hàn, chúng tôi lấp tức bơm tiền. Để thúc đẩy kinh tế các ngài, chúng tôi đã dùng thuật khích tướng để người tiêu dùng Trung Quốc sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản mua hàng.
Obama: Ngài khích tướng thế nào?
Tập Cận Bình: Thì chúng tôi nói Mỹ là thế lực thù địch, kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật. Người dân chúng tôi thường thích làm ngược lại.
Obama: Thôi đừng vòng vo nữa. Ngài cứ đợi chiến hạm của chúng tôi đến xem.
Tập Cận Bình: Các ngài dám đến thì chúng tôi dám đánh.
Obama: Các ngài càng dám đánh, tôi càng phải đến. Đương nhiên ngài không đánh tôi cũng đến.
Tập Cận Bình: Ngài thật sự không tin chúng tôi dám đánh sao?
Obama: Tư duy người Mỹ chúng tôi khác người Trung Quốc các ngài. Đã đi là phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu chứ không hơi đâu ngồi nghĩ các ngài có đánh hay không đánh. Nếu các ngài khai hỏa, chúng tôi sẽ đáp trả.
Tập Cận Bình: Chúng tôi không khai hỏa, chúng tôi chỉ xua đuổi.
Obama: Thế thì xem tàu chiến bên nào cứng hơn.
Tập Cận Bình: Hảo, hảo, hảo, coi như tôi sợ ngài rồi.
Obama: Ngài định ăn nói thế nào với dân nước mình?
Tập Cận Bình: Văn hóa Trung Hoa bát đại tinh thân, không phải cái mũi lõ các ngài có thể dễ dàng lĩnh hội.
Obama: Không nói thì thôi, dù sao cũng chả liên quan đến tôi.
Tập Cận Bình: Thôi được, để tôi bảo ngài nhé. Thực ra cũng chả có gì khó. Cứ phong tỏa hết thông tin từ bên ngoài, sống chết không thừa nhận việc tàu chiến các ngài tiến vào 12 hải lý.
Obama: Nếu tôi phái thủy quân lục chiến đổ bộ đảo nhân tạo thì sao?
Tập Cận Bình: Thì tôi cho xóa hết ảnh.
Obama: Thôi tôi không tranh cãi với ngài nữa, dù sao thì tôi cho tàu vào 12 hải lý là để dư luận thế giới xem chứ không phải để người dân Trung Quốc xem.
Tập Cận Bình: Tôi thì khác với ngài, chúng tôi chỉ làm cho dân Trung Quốc xem. Chỉ cần để họ không biết chân tướng là đủ rồi.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Iran kêu gọi OPEC giảm sản lượng
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nên cắt giảm sản lượng để nâng giá dầu lên ngưỡng 70 USD tới 80 USD/thùng, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh cho biết.
Bộ trưởng Zanganeh trả lời phỏng vấn tại Tehran rằng: "Không ai vui vẻ" khi giá dầu ở mức hiện tại. OPEC nên quyết định can thiệp vào thị trường bằng cách giảm sản lượng". Tuy nhiên, ông Zanganeh cho biết rằng, ông không kỳ vọng OPEC sẽ đưa ra quyết định này trong cuộc họp các bộ trưởng diễn ra vào tháng 12 tới.
OPEC đã sản xuất hơn mức mục tiêu chính thức 30 triệu thùng dầu mỗi ngày trong suốt 16 tháng qua, khi tổ chức này muốn giữ vững thị phần, bất chấp việc dư thừa nguồn cung trên thị trường. Giá dầu thô Brent tiêu chuẩn đã giảm 41% trong vòng 12 tháng qua và hiện ở mức 50,20 USD/thùng tại London lúc 8h31 theo giờ địa phương ngày hôm nay (19/10).
Theo kế hoạch, OPEC sẽ tiến hành nhóm họp các bộ trưởng dầu mỏ vào ngày 4/12 tại Vienna, nhằm quyết định mức mục tiêu sản lượng trong năm tới.
Iran có thể nâng lượng dầu xuất khẩu lên thêm 500.000 thùng/ngày trong vòng 1 tuần kể từ khi các lệnh cấm vận được gỡ bỏ, Roknoddin Javadi, giám đốc Công ty Dầu khí quốc gia Iran cho biết. Theo đó, quốc gia này có thể nâng lượng xuất khẩu lên thêm 1 triệu thùng mỗi ngày trong vòng 6 tháng sau khi các lệnh cấm được gỡ bỏ nhờ vào thỏa thuận hạt nhân mới đạt được gần đây.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Liên Hợp Quốc kêu gọi Croatia không đóng cửa biên giới với người di cư Liên Hợp Quốc ngày 17/10 cho biết, người di cư tại Serbia sẽ bị mắc kẹt và không thể tiếp cận quyền được bảo vệ cơ bản nếu Croatia đóng cửa biên giới. Khoảng 200 người di cư đã phải ở lại tại biên giới Serbia và Croatia suốt từ đêm qua khi cảnh sát Croatia tăng cường kiểm soát nhập cảnh đối...