Nhật ký sinh con giữa đại dịch
Hai tuần sau khi thành phố New York áp đặt lệnh cách ly toàn xã hội, Poonam Sharma Mathis trở dạ.
Poonam từng có nỗi ám ảnh đối với việc sinh nở, song cảm giác dần vơi bớt khi còn trai đầu lòng của cô, Pierce, ra đời 4 năm trước, với sức khỏe hoàn toàn bình thường. Ở tuổi 42, Poonam vui mừng khi biết tin mình tiếp tục mang thai, lần này là một bé gái.
“Giờ con sẽ không còn cô đơn nữa”, cô viết trong một bức thư gửi tới Pierce. Người mẹ thậm chí đã mua sẵn một chiếc váy màu hồng để mặc cùng con gái trong bức ảnh đầu tiên.
Rồi đại dịch đến. Nỗi sợ của Poonam tăng lên khi nhìn thấy số người nhiễm và tử vong vì Covid-19 leo thang. Việc sinh mổ tại bệnh viện đột ngột trở nên vô cùng đáng ngại. Vì tình trạng giãn cách xã hội, có thể chồng cô sẽ không được phép ở bên cạnh.
Giữa tháng 3: Nỗi sợ xâm chiếm
Lo lắng về đỉnh dịch sắp diễn ra ở Mỹ, Poonam cố gắng dời ngày sinh sản, tuy nhiên không thành công. Những bài viết về trẻ sơ sinh mắc Covid-19 vẫn tràn đầy mặt báo.
Sản phụ 42 tuổi quyết định chế ngự nỗi sợ hãi của mình bằng cách thu âm quá trình mang thai và các trải nghiệm của bản thân. Bản podcast ghi lại những điều chưa biết và có thể học hỏi khi sinh con giữa đại dịch.
“Điều này thật đáng sợ”, cô nói.
Sản phụ Poonam Sharma Mathis phải đeo khẩu trang ngay cả khi cho con bú. Ảnh: Poonam Sharma Mathis
30/3: Trở dạ và lần đầu gặp con gái qua chiếc khẩu trang
Video đang HOT
Poonam bắt đầu cảm nhận những cơn co thắt. Cô cùng chồng Kris đến Trung tâm Y tế NewYork-Presbyterian/Weill Cornell, nơi vốn đã quá tải bởi các bệnh nhân Covid-19 nguy kịch. Lúc đó, Mỹ ghi nhận hơn 2.000 ca tử vong. Thống đốc bang New York Andrew Mark Cuomo cho biết điều tồi tệ còn ở phía trước.
Kris được phép vào trong phòng mổ sau khi đo nhiệt độ tại cửa bệnh viện. Anh mặc áo choàng phẫu thuật, đeo găng tay, khẩu trang và đi ủng cao cổ để bảo hộ. Các y bác sĩ liên tục trấn an họ rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn. Khi Poonam bắt đầu cơn co tử cung 15 phút một lần, cô được đưa vào phòng xét nghiệm Covid-19 để lấy mẫu dịch mũi.
6 giờ tối cùng ngày, Asha, con gái Poonam ra đời. Cô bé nặng 3,5 kg với đôi mắt màu nâu. Sau khoảng nửa giờ, Kris được bác sĩ yêu cầu rời phòng hồi sức.
31/3: Một đêm tồi tệ
Poonam phải cho con bú trong khi đang đeo khẩu trang. Cô hôn con gái lần đầu khi nhân viên y tế thông báo kết quả chẩn đoán âm tính nCoV.
Tối đó, sản phụ mất ngủ bởi cơn đau như cắt. Cô cho biết cảm giác như “cơ thể bị cưa làm đôi”. Poonam cũng thấy khó thở và nôn 8 lần. Con gái Asha khóc đòi ăn suốt đêm.
Ngày 1/4: Hồi phục khó khăn
Sau một đêm trằn trọc, cơn đau của Poonam vẫn tiếp diễn.
“Thời gian phục hồi như tra tấn. Tôi nghĩ y tá đã đã cố gắng hết sức. Các sản phụ ở đây cũng vô cùng nỗ lực. Nhưng phải nằm viện một mình mà không có ai ở cạnh để giúp đỡ thật là một điều ám ảnh”, cô nói, nhớ về lần sinh nở đầu tiên khi cả gia đình đứng quây quần trong phòng bệnh.
Thời gian này, Poonam cảm thấy thực sự cô đơn.
2/4: Trở về nhà và lập tức cách ly
Đầu tháng 4, Mỹ ghi nhận hơn 215.000 ca nhiễm và 5.000 ca tử vong vì Covid-19. Riêng thành phố New York, số bệnh nhân đã vượt mức 50.000 người.
Chờ đợi tại bệnh viện, Poonam nóng lòng muốn được đoàn tụ cùng gia đình, gặp lại Kris cùng con trai Pierce dù rằng sẽ phải cách ly tại nhà trong thời gian dài.
Bên ngoài bệnh viện, Pierce cũng háo hức trong lần đầu nhìn thấy em gái. “Asha, dậy đi nào, anh là anh trai của em”, cậu bé vui mừng nói.
Phụ nữ mang thai tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới trải qua nhiều khó khăn giữa đại dịch. Ảnh: AFP
Hiện tại: Thành viên mới và một cuộc sống mới
Poonam đã trở về nhà được hơn một tháng. Cơn đau dịu đi vài tuần trước, tuy nhiên cô vẫn cảm thấy kiệt sức và chật vật khi phải cúi người. Asha thường ngủ rất ngoan, nhưng thỉnh thoảng bị đau bụng. Pierce thích hôn em gái khi cô bé khóc.
Vì tình trạng phong tỏa, cả gia đình phải thực hiện hàng chục cuộc gọi video cho người thân. Cha mẹ của Poonam cũng đến thăm cháu ngoại, song họ chỉ nhìn nhau qua lớp kính.
Niềm vui đón thành viên mới dường như bị khỏa lấp bởi tình hình dịch bệnh và một viễn cảnh không rõ ràng trước mắt.
“Tôi không biết mọi thứ rồi sẽ ra sao, chỉ dám chờ đợi. Nhưng tôi cũng không còn cảm thấy sợ hãi nữa mà chỉ buồn thôi”, Poonam nói.
Dù số lượng các ca bệnh có chiều hướng giảm, nước Mỹ vẫn đang vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19. Trong khi đó hàng chục nghìn người phụ nữ buộc phải sinh con trong tình cảnh ngặt nghèo chưa từng có. Nhiều bệnh viện chuyển khâu điều trị trước và sau sinh sang chăm sóc từ xa, hạn chế hoặc cấm hoàn toàn người thân ghé thăm.
Những thay đổi này khiến cho các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, hiệp hội y khoa và cả bệnh nhân quay cuồng, cố gắng đưa ra quyết định sáng suốt.
Nga có gần 1.500 ca mắc Covid mới trong 24 giờ qua
Tổng số người mắc Covid-19 đã vượt quá 10.000, ở 81 khu vực toàn nước Nga. Đến nay đã có 698 trường hợp hồi phục.
Nga ghi nhận 1.459 trường hợp mắc Covid-19 mới ở 50 khu vực trong 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 vượt quá 10.000, Sputnik dẫn thông tin từ Trung tâm phản ứng với virus corona SARS-CoV-2 ngày 9/4 cho biết.
"Trong 24 giờ qua, Nga đã ghi nhận 1.459 trường hợp COVID-19 ở 50 khu vực", Trung tâm Phản ứng cho biết thêm rằng nước này đã xác nhận 10.131 trường hợp mắc Covid-19 ở 81 khu vực.
Tổng cộng có 118 người đã hồi phục và được xuất viện trên khắp nước Nga (Ảnh: Sputnik).
Trong các trường hợp mắc mới, 857 ca mắc Covid ở Moscow, 199 ca ở vùng lân cận Moscow và 44 ca ở St. Petersburg.
Số ca tử vong đã tăng từ 13 lên 76 trong 24 giờ qua.
Tổng cộng có 118 người đã hồi phục và được xuất viện trên khắp nước Nga trong 24 giờ qua. Tính đến nay, tổng số ca phục hồi đã là 698 trường hợp.
Trong một diễn biến khác, những người đã hồi phục khỏi Covid-19 đang trở thành những người hiến tặng huyết tương để điều trị cho bệnh nhân COVID-19, Sputnik dẫn lời Phó Thị trưởng Moscow Anastasia Rakova cùng ngày 9/4 cho biết.
"Các nghiên cứu tương tự đang được tiến hành thành công ở Trung Quốc, Đức và Mỹ. Chúng tôi hy vọng rằng phương pháp mới này sẽ cho phép chúng tôi ứng phó với đại dịch Covid-19 hiệu quả hơn", bà Rakova nói với các phóng viên.
Theo bà Rakova, Viện nghiên cứu khoa học Sklifosovsky và bệnh viện thành phố số 52 đã thực hiện các thủ tục truyền máu đầu tiên. Bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục đã hiến huyết tương cho những người hiện đang nhiễm bệnh.
Bà Rakova cho biết huyết tương của bệnh nhân đã được phục hồi có thể được sử dụng để điều trị cho những người đang mắc căn bệnh nguy hiểm chết người này. Bà Rakova cho biết thêm rằng Ủy ban lâm sàng về phản ứng với virud SARS-CoV-2 đã phê duyệt công nghệ này./.
Bích Đào
Người bán mũ Việt lên báo nước ngoài vì hành động đẹp giữa dịch Covid-19 Theo Reuters, dịch Covid-19 đã khiến cuộc sống của Quach My Linh, người có gần 30 năm làm nghề bán mũ tại chợ Bà Chiểu ở thành phố Hồ Chí Minh, thay đổi hoàn toàn. Hãng thông tấn Anh hôm 6/4 đưa tin, Việt Nam bắt đầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong 15 ngày kể từ ngày 1/4 để ngăn...