Nhật ký rùng rợn của nô lệ tình dục 9 tuổi
Em đã bị hàng trăm người đàn ông cưỡng bức quan hệ trước khi em tròn 10 tuổi. Sau những ngày tháng đọa đầy, còn lại gì cho tương lai của em? Tạp chí Marie Claire đã kể lại câu chuyện cuộc đời đau thương của em.
Các em gái được giải cứu tại trung tâm bảo trợ AFESIP
Sreypov Chan – cô gái Campuchia cười thật sảng khoái, cô yêu thích các bài hát của Kelly Clarson. Trong những giấc mơ, cô luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi rằng, một ngày kia cô lại bị nhóm giang hồ bắt trở lại. Họ tóm cô và ném cô vào một căn phòng bẩn thỉu, dơ dáy ngập ngụa với bầy gián. Cô biết điều gì sẽ xảy ra sau đó: lại bị đánh đập, những sợi dây kim loại quất từng nhát vào da thịt, rồi bị khóa trong một cái chuồng, bị dây điện gí vào người và giật từng hồi, và cuối cùng, nhóm giang hồ lại lôi cô ra cưỡng bức.
Sreypov đã từng sống trong chính cơn ác mộng đó.
Khi mới lên 7 – tuổi mà các bé gái vẫn còn tuổi ăn tuổi ngủ, Sreypov đã bị bán cho một nhà thổ ở Phnom Penh, thủ đô Campuchia. Tại đây, em phải làm việc của một gái điếm. Người đã bán em trong vụ “làm ăn” này chính là mẹ đẻ của Sreypov.
Trong nhiều năm liền, các chủ chứa đã bắt Sreypov phải quan hệ với 20 “khách” mỗi ngày. Nếu không đạt “chỉ tiêu” hoặc có ý định bỏ trốn, Sreypov bị trừng phạt thậm tệ theo những cách không thể nào nghĩ ra – Sreypov bị gí những quân bài poker vào người, và côn trùng nhung nhúc cắn vào cơ thể em. Và tệ hơn thế, “tôi đã muốn chết” – Sreypov nói.
Sreypov vẫn là một trong số những người may mắn. 10 tuổi, em nung nấu ý định bỏ trốn khỏi nhà chứa và bắt đầu một cuộc sống mới. Lúc này, Sreypov đã đủ bình tĩnh để kể lại câu chuyện cuộc đời mình, cởi mở về quãng thời gian nô lệ và bỏ trốn, và can đảm chấp nhận quá khứ u ám của mình.
Một sự thật gây sốc như chuyện của Sreypov đó là cô không phải là người duy nhất chịu cảnh này. Hơn 12 triệu người đang là nạn nhân bị cưỡng bức làm mại dâm và nô lệ lao động trên khắp thế giới. Theo bản Báo cáo tình hình Buôn người năm 2009 của Bộ Ngoại giao Mỹ, mua – bán người là ngành thương mại mang lại “lợi nhuận” 32 tỉ USD trên toàn cầu.
Nhà báo Abigail Pesta đã gặp Sreypov ba năm trước khi Sreypov tới Mỹ – đây là chuyến đi đầu tiên của cô ra ngoài lãnh thổ Campuchia. Lúc đó, Sreypov 17 tuổi, rất ngượng ngập, chỉ dám nhìn mọi người. “Sreypov không thể tin là mọi người lại thân thiện với cô như vậy” – một trong những người đồng hành với cô kể lại. “Họ nhìn vào mắt của cô ấy”.
Một năm sau đó, nhà báo Pesta lại gặp Sreypov. Một cô gái 18 tuổi má hồng bầu bĩnh chào đón Pesta với một vòng ôm thật chặt và chào hỏi bằng tiếng Anh: “Xin chào, cô có khỏe không?”. Trong bộ váy lụa màu hồng, dường như Sreypov đã phát hiện ra rằng, cô có quyền sống và tồn tại. Bất chợt, Pesta tự hỏi: đã bao giờ Sreypov thực sự vượt qua khỏi quá khứ đau thương tủi hổ của mình? Lần này, Pesta tới Campuchia để tìm ra câu trả lời này.
Nhìn từ trên cao, Campuchia trông như vùng đất ngập bùn. Trên mặt đất, xe taxi lao trên những con phố ngập nước như sông.
Xuyên qua một con phố hẹp và lầy lội giữa thành phố, lắt lẻo qua những cầu thang uống lượn chênh vênh, Sreypov giờ đã là một cô gái 20 tuổi, trẻ trung và sôi động. Căn phòng của cô trần trụi những bức tường thô ráp, trừ một mắc treo quần áo màu xanh lá có hình con bọ cười. Một cái chăn hình Tom và Jerry trên giường; có vài bức hình của cô trên bàn chụp cô cùng với những người bạn, trong đó có một cô bạn đã mất một mắt. Pesta nhận ra đó là cô gái đã bị một chủ chứa dùng một thanh kim loại chọc thủng mắt khi cô dám xin nghỉ “giải lao” giữa hai ca tiếp khách.
Sreypov ngồi trên giường và kể lại câu chuyện của mình. Sreypov nhớ lại tuổi thơ tràn ngập niềm vui, với tình yêu của bố mẹ, nhà có 5 anh chị em trong một ngôi nhà ở vùng nông thôn Koh Thom. Nhà cô có một mảnh ruộng trồng lúa. “Con phải đi học thôi” – Sreypov nhớ lại lời cha mình nói. Cô hình dung ra một ngày được đi học.
Video đang HOT
Khi Sreypov lên 5 tuổi, cha cô qua đời. “Sau đó, mẹ tôi đã thay đổi”- Sreypov kể lại. “Mẹ quá đau khổ, và cuộc sống của chúng tôi không còn hạnh phúc như trước. Chúng tôi trở nên rất nghèo khổ”. Sau đó, cả nhà phải sống trong một túp lều. Khi Sreypov lên 7 tuổi, mẹ đã bán cô, và nói rằng cô sẽ làm người giúp việc cho một gia đình khác. Sreypov nghĩ rằng đó là mệnh lệnh mà cô phải tuân theo. Chanthan – người phiên dịch của Sreypov – giải thích: ở đây, “Con gái cũng như là gánh nợ. Họ có mặt là để phục vụ cho gia đình”.
Quả thật, Sreypov đã làm người giúp việc – những chỉ trong hai ngày. Vào buổi chiều ngày thứ hai, chủ nhà mới đã dẫn cô tới một ngôi nhà khác tại Phnom Penh. Cô ăn tối và đi ngủ tại đây. “Khi tỉnh dậy, tôi không thể ra ngoài” – Sreypov kể. “Tôi bị nhốt trong phòng. Tôi khóc và cố gắng mở cửa”. Khuôn mặt của Sreypov bỗng nhiên biến sắc khi nhớ lại ký ức. Đó là đêm đầu tiên cô ở trong nhà chứa.
Con đường tới làng Kampong Cham, ngoại ô Phnom Penh rất mấp mô; những trận mưa lớn đã để lại những vết lõm sâu to hoắm trên đường khấp khểnh. Sreypov, Chanthan và Pesta đi tới trung tâm bảo trợ các nạn nhân tình dục. Sreypov đã từng ở đây, sau đó thường quay trở lại để trò chuyện với các bé gái, thường là dưới 18 tuổi. Có em mới lên 5.
Tại trung tâm bảo trợ có tên viết tắt là AFESIP, Sreypov tiếp tục kể lại câu chuyện của mình. “Ban đầu, nó rất yên tĩnh” – Sreypov nói. “Nhưng một ngày, một người đàn ông mở cửa và nói: “Mày có muốn tiếp khách không?”. Tôi không hiểu ông ấy nói gì, nhưng tôi nghĩ đó hẳn là điều chẳng lành. Tôi nói “Không”. Sau đó ông ấy đưa tôi đến một căn phòng để trừng phạt”. Sreypov ngừng lại một lát. “Tôi phải uống nước tiểu của ông ấy”. Những ngày sau đó, các trò lạm dụng ngày một tăng thêm. Sreypov bị treo lên và kiến bâu đầy người, bị chích điện giật. Cuối cùng, Sreypov đành phải nói “Có”.
Sreypov nhìn vào thinh không, chờ câu hỏi tiếp theo. Cô kể lại câu chuyện một cách khó khăn. Giá như cô có thể là một người khác khi kể lại chính câu chuyện này.
Khi Sreypov nhìn thấy người “khách hàng” đầu tiên của mình – “một người đàn ông châu Á với đôi mắt hung tợn” – cô nhớ lại. Sreypov thay đổi ý định và lại từ chối. Quá tức tối, chủ nhà chứa đã nâng mức tra tấn. Hắn vò ớt cay bằng chân rồi sau đó nhét vào chỗ kín của Sreypov. Sau đó, hắn lấy một cây gậy kim loại nung nóng, rồi ấn vào bên trong người cô. “Tôi đau đớn khủng khiếp” – Sreypov nói. “Tôi không thể thốt lên lời nào”. Ngay sau đó, “khách hàng” đã cưỡng đoạt cô.
Sreypov không hề biết là người khách kia có trả giá cao cho sự trinh trắng của cô hay không, cô chưa bao giờ nhìn thấy mặt đồng tiền trong nhà chứa. Trung bình, mức “giá” để quan hệ với các cô gái chỉ là 5 USD (tương đương 100 ngàn đồng – còn rẻ hơn cả giá đi taxi từ sân bay về trung tâm thành phố Phnom Penh). Nhưng “giá” cho các trinh nữ thì cao hơn rất nhiều. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, khách hàng phải trả tới 800-4.000 USD. Và các trinh nữ vẫn có thể “tái sử dụng” trong nhiều lần với chiêu “vá lại màng trinh” (mà không có thuốc mê) của các chủ chứa. Do đó, các cô gái (bé gái) vẫn kêu lên đau đớn trong những lần tiếp theo, nhằm qua mặt các khách hàng.
Sau những ngày đầu của chuỗi ngày nô lệ tình dục, Sreypov bị giam vài tháng trong phòng với bảo vệ gác ngoài cửa. Nếu không đủ “chỉ tiêu” tiếp “khách” trong ngày, cô sẽ bị gí điện vào người cho giật bằng dây kim loại nối thẳng vào ổ điện. “Có những ngày, tôi kiệt sức, không thể ra khỏi giường. Những người đàn ông chỉ đến giường tôi, rồi người này tiếp sau người kia, cứ thế như là một lũ cưỡng bức” – Sreypov kể. “Tôi trở nên tê cứng. Cuộc đời tôi trở nên tối tăm. Tôi nghĩ, mọi chuyện với tôi đã chấm hết”.
Sreypov lại rơi vào thinh không. Đôi mắt cô buồn, giờ càng tê tái hơn. Người phiên dịch Chanthan nhìn Pesta và nếu cần phải giải thích về quãng đời kinh hoàng của Sreypov, cô chỉ ra dấu hiệu và nói đơn giản: “Đây là Campuchia”.
Chiều muộn tại trung tâm AFESIP, các cô gái tổ chức văn nghệ và múa bài hát truyền thống của Campuchia. Trong đó có một bé gái, đó là em gái của Sreypov mới lên 8 tuổi. Sreypov sợ rằng mẹ sẽ bán em gái đi (vì em có bệnh tâm thần) nên cô đón em về đây. Các bé gái ở trong trại không muốn Pesta và Sreypov ra về. Một bé gái thì thầm với Pesta: “Hãy hứa là đừng quên chúng em nhé”.
Chiều hôm đó, Pesta ngồi ở ghế sau, cạnh một em gái nhỏ tên là Sreymach. Em từng bị bán làm nô lệ tình dục một năm trước đó, khi mới lên 5 tuổi. Em mở to mắt và nhìn ra ngoài cửa sổ xe. Thành phố đã lên đèn, với các khách sạn và quán bar loang loáng trong đêm. Sreymach đi lên thủ đô để chữa bệnh. Em bị nhiễm HIV.
Theo VietNamNet
Vì sao thế giới ngày càng nhiều nô lệ?
Loạt phim tài liệu &'Slavery: A 21st Century Evil" của hãng tin Al Jazeera tiết lộ thông tin gây chấn động thế giới: chưa bao giờ có nhiều nô lệ như hiện nay. Trong đó, báo động nhất là tại Ấn Độ.
Ấn Độ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Nhưng đất nước ở tây nam Á này lại có số người làm nô lệ đông nhất thế giới. Trong số đó rất nhiều phụ nữ và trẻ em bị gả bán.
Buôn lậu "cô dâu"
Trong bối cảnh nghèo đói lan rộng, cộng thêm bất bình đẳng kinh tế và tham nhũng tràn lan, một dạng nô lệ đã bùng nổ. Đó là các cô dâu. Phụ nữ và các bé gái bị bán với giá chừng 120USD cho những ai có thể nuôi họ, lạm dụng và vắt kiệt sức lao động của họ.
Jamila, một cô dâu nô lệ cho biết, những kẻ buôn người đã bắt cóc và đánh thuốc mê cô trước khi bán cô cho một người đàn ông khác. "Ông ta có thể đánh đập tôi hết ngày lẫn đêm. Tôi phải làm việc cật lực suốt cả ngày... Đó không phải là cuộc sống nữa... Liệu có đáng để sống nữa hay không?
Còn Sugandha đã trở lại trường sau khi kết hôn và sau đó rời bỏ gia đình nhà chồng khi đứa con đầu lòng của cô qua đời. "Giờ đây tôi làm việc như một người truyền giảng cùng tuổi cho một chương trình có tên gọi "Tuổi trẻ vì Thay đổi". Tôi sắp xếp các cuộc gặp và thông tin cho mọi người về những tác hại của việc kết hôn quá sớm"
Một cô dâu nhí của Ấn Độ ngồi bên cạnh chân của chồng. Nguồn ảnh: Guardian.
Sugandha sống ở Uttar Pradesh - một trong những bang lớn nhất ở Ấn Độ, nơi mà 40% các cô gái kết hôn trước tuổi 18. Đây cũng là một trong năm bang có tỉ lệ tảo hôn lớn nhất ở Ấn Độ. Các chỉ số phát triển thì thấp nhất và nghèo đói, phân biệt giới tính và nhập cư có ảnh hưởng quan trọng tới việc tảo hôn và sức khỏe của các bé gái và phụ nữ trẻ.
"Bố tôi mất khi tôi còn rất nhỏ. Chính vì điều này mà trong làng đã gây sức ép, khiến mẹ tôi phải gả tôi khi còn quá nhỏ" - Sugandha nói.
Ở một đất nước mà đôi khi, các bé gái bị coi là gánh nặng tài chính, việc tìm mọi cách giết các bé gái hoặc lựa chọn thai nhi là bé trai đã dẫn tới tình trạng thiếu &'vợ'. Đôi khi, sự việc lại trầm trọng hơn do chi phí cho hồi môn quá cao. Các chuyên gia cho rằng điều này đã khiến cho nạn &'buôn cô dâu' phát triển hơn.
Shafiq Khan - người điều hành một tổ chức của nhóm dân thường - tình nguyện truy tìm những những kẻ buôn người và các nạn nhân của họ, giải thích: "Các bé gái phải làm hai công việc cùng một lúc. Họ vừa là nô lệ tình dục, nhưng không phải chỉ của một người mà là cả một nhóm 10 đến 12 người đàn ông. Bên cạnh đó là việc đồng áng - làm việc tại các nông trại với gia súc từ sáng cho tới tối".
Con gái là cái nợ
Cách đây không quá lâu, báo chí thế giới từng kinh ngạc về vụ ly hôn chấn động của một bé gái Ả Rập Xê Út 8 tuổi và người chồng 50 tuổi sau một vụ dàn xếp ngoài phiên tòa. Trước đó, mẹ của bé gái này đã bị từ chối ly hôn cho tới khi đến tuổi dậy thì. Bố của em bị buộc phải kết hôn, để đổi lấy 13.000 USD.
Tuy nhiên, ở Ấn Độ còn tệ hơn rất nhiều. Bị buộc kết hôn từ lúc lên 6-8 tuổi, 12 tuổi thì làm mẹ, và cho đến năm 20 tuổi thì cơ thể tiều tụy thảm hại do phải mang thai quá nhiều lần. Phụ nữ Ấn Độ không còn xa lạ gì với việc phải cắt bỏ tử cung ở tuổi 23.
"Khi kết hôn, tôi không hề biết chuyện gì đang diễn ra" - Manemma, một cô dâu nhí nói. "Tôi mới có 6 tuổi và tất cả những gì tôi biết là tôi không được phép ra khỏi nhà. Tôi đã khóc và khóc rất nhiều, tôi nói rằng tôi không muốn nhưng họ ép tôi phải làm vậy".
Theo điều tra dân số, khoảng 300.000 bé gái sinh đẻ khi chưa đầy 15 tuổi, có em đã sinh đẻ tới lần thứ hai. Một bé gái tại ngôi làng Kottaiyur Kollai đã kết hôn khi mới 10 tuổi. Đến năm 20 tuổi, cô có 5 đứa con. Cô gái khác là Mallamma 20 tuổi, có 6 người con và cưới năm 12 tuổi. Còn Mallie cưới năm lên 8 tuổi và giờ đã có 8 đứa con.
Cơ thể chưa phát triển hoàn toàn, thường thiếu dinh dưỡng, các bé gái này thường sinh non và nhiều trường hợp sảy thai. Khoảng hơn 100.000 bà mẹ và hàng triệu trẻ em Ấn Độ chết hàng năm. Các bác sĩ cho biết tình trạng các bé gái bị cưỡng dâm trước khi dậy thì rất phổ biến.
Trong suốt những ngày lễ tháng Năm Akshaya Tritiya, ngày tốt đẹp nhất trong năm cho các đám cưới, các con phố đông ngập âm thanh của ban nhạc, tiếng pháo nổ và giọng ca của những người phụ nữ khi họ chuẩn bị cho các cô dâu mới sắp được gặp chú rể. Hầu hết các cô gái không được biết về người chồng của mình trước lễ cưới. Các cô không có cơ hội để tiếp tục đi học, vì họ trở thành nô lệ cho mẹ chồng hoặc bị chồng lạm dụng. Những cô dâu này chẳng có gì để hy vọng, ngoài việc suốt ngày chửa rồi đẻ, và bù đầu chăm sóc con cái, đó là trong trường hợp họ có thể sinh nở thành công.
Thậm chí, từng có trường hợp bé gái mới 4 tuổi đã bị gả cưới. Tất cả đều xảy ra bất chấp thực tế là tảo hôn là bất hợp pháp tại Ấn Độ và không được đăng ký, nhưng rõ rang là "phép vua thua lệ làng". Những lệ cũ còn cho rằng khi một cô gái đã hoàn toàn dậy thì thì không nên lấy làm vợ. Có người còn cho rằng nếu để cho một cô gái ở nhà bố mẹ đẻ tới sau khi dậy thì, đấy sẽ là một tai họa.
Khi một người phụ nữ trẻ trở nên quá yếu để có thể mang thai hoặc làm việc ngoài cánh đồng, người chồng sẽ ruồng bỏ cô. Những cô gái trẻ lai tiếp tục bị đánh cắp tuổi thơ để đối mặt với một cuộc đời không hề có tương lai.
Luật thua lệ
Từ năm 1929, việc kết hôn các thiếu nữ quá trẻ thậm chí là dưới 18 tuổi đã bị coi là vi phạm pháp luật, bắt đầu từ thời kỳ Anh cai trị Ấn Độ.
Mặc dù đã có các điều khoản trong luật Chống tảo hôn năm 2006, nhưng việc thực thi rất yếu kém. Người đứng đầu ngôi làng của Sugandha cho biết: "Tôi có nghe nói rằng tảo hôn là một tội, song tôi chưa đọc về luật này. Giờ đây, thậm chí tảo hôn vẫn đang diễn ra, bởi vì mọi người cho rằng con gái là một gánh nợ của cha mẹ, do đó phải gả đi càng sớm càng tốt về gia đình "riêng" của cô ấy. Tôi phải chứng kiến một thực tế là nếu tôi có ý định phản đối họ, những người trong làng sẽ đứng lên chống lại tôi. Do vậy ngay cả khi tôi biết chăng nữa, tôi nghĩ tốt hơn hết là giữ im lặng".
Ngay cả khi biết rõ về luật, và hậu quả của việc tảo hôn về mặt giới tính cũng như sức khỏe sinh sản của các bé gái và phụ nữ trẻ, sự mất cân bằng về giới và coi thường phụ nữ trong xã hội cũng đồng nghĩa với việc thiếu các ý chí chính trị để thực thi luật pháp. Theo báo cáo của Unicef về tình trạng của trẻ em thế giới vào năm 2007, "Hậu quả không thể tránh khỏi của việc tảo hôn là đẻ non và làm mẹ. Các bé gái dưới 15 tuổi có khả năng chết trong khi thai sản nhiều gấp 5 lần so với phụ nữ 20 tuổi".
Luật này cũng quy trách nhiệm ngăn tảo hôn lên những người tổ chức buổi kết hôn. Tuy nhiên, một thầy cúng ở làng của Sugandha nói: "Tôi không hề nhận được bất kỳ chỉ dẫn hay điều khoản nào [về luật Chống tảo hôn], nhưng tôi có thể nói với bạn rằng kết hôn nên thực hiện khi các cô gái đã đủ 18 tuổi hoặc hơn thế, khi họ đã đủ hiểu biết và trưởng thành để gánh vác các trách nhiệm. [Nhưng] mỗi năm chúng tôi tổ chức từ 5-8 đám cưới và các cô dâu thường dưới 15 hoặc 15-16 tuổi. Ngay cả bây giờ cúng tôi cũng sẽ làm thế - ngày cưới đã được định sẵn".
"Ngày nay, có 27 triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em đang bị giam giữ, bán và buôn lậu như nô lệ trên khắp thế giới". Nhà báo Rageh Omaar nói.
"Con số đó cao gấp 2 lần so với con số 12.5 triệu người châu Phi phải làm nô lệ trong suốt những thế kỷ buôn bán nô lệ khắp Đại Tây Dương". Việc buôn bán này đáng giá 32 tỉ USD mỗi năm - "ngành thương mại" này không hề suy tàn mà vẫn là ngành sinh lời nhất trên thế giới ngày nay".
Trong số những điều kinh khủng đó, các tập phim khác nhau đã lột tả về tình trạng nô lệ tình dục tại châu Âu, nô lệ lao động ở Pakistan, nô lệ trẻ em ở Haiti, các cô dâu nô lệ ở Ấn Độ và các nô lệ trong chuỗi cung thực phẩm tại Mỹ. Nhà sản xuất Tim Tate nói: "Đây cũng là một thách thức cho các chính phủ trên khắp thế giới. Chưa bao giờ việc xóa bỏ tình trạng nô lệ lại dễ dàng, nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới mà những luật sư hàng đầu được trả 3.000 Bảng Anh mỗi giờ, và một nô lệ lại có thể được mua với giá chỉ có 55 Bảng hoặc thấp hơn thế. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ, bất chấp việc họ tự nhận mình là &'cảnh sát' chống nô lệ, vẫn dành ra một số nguồn lực quý giá của mình đóng góp vào hoạt động thương mại nô lệ trong thế kỷ 21".
Theo VietNamNet
3 phim đồng tính từng gây chấn động thế giới Mỗi phim với phong cách thể hiện khác nhau nhưng đều đem lại cho người xem một cái nhìn chân thật và đem lại thiện cảm hơn đối vớinhững người thuộc thế giới thứ ba. The Kids Are All Right - 2010 Khi cuộc tranh cãi về hôn nhân đồng tính ở Mỹ vẫn đang tiếp diễn thì bộ phim của đạo diễn...