Nhật kỷ niệm 68 năm vụ ném bom Hiroshima
Hơn 50.000 người Nhật Bản kỷ niệm 68 năm thảm họa hạt nhân Hiroshima trùng với dịp chính phủ Nhật hạ thủy chiếc tàu chiến lớn nhất trong thời bình.
Ngày 6/8, hơn 50.000 người Nhật Bản, trong đó có cả Thủ tướng Shinzo Abe đã tề tựu tại Hiroshima để kỷ niệm 68 năm ngày định mệnh làm thay đổi vĩnh viễn thành phố này.
Cách đây 68 năm, ngày 6/8/1945, chiếc máy bay ném bom B-29 mang tên Enola Gay của không quân Mỹ đã thả một quả bom nguyên tử xuống Hiroshima khiến khoảng 140.000 người thiệt mạng tính đến thời điểm tháng 12 năm đó.
Lễ tưởng niệm tổ chức tại công viên Hiroshima
Video đang HOT
Những người sống sót, họ hàng các nạn nhân, các quan chức chính phủ và các đoàn đại biểu nước ngoài tụ họp tại một công viên tưởng niệm hòa bình trong thành phố và dành một phút mặc niệm vào 8:15 phút, thời điểm xảy ra vụ nổ làm thay đổi vận mệnh không chỉ của rất nhiều người ở thành phố này mà còn của toàn thể đất nước Nhật Bản.
Trong số những người tham gia lễ tưởng niệm năm ngoái có Clifton Truman Daniel, cháu trai của cựu Tổng thống Mỹ Harry Truman, người đã ra lệnh ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Daniel là người nhà Truman đầu tiên tham dự lễ tưởng niệm ở Nhật Bản.
Người tưởng niệm cầu nguyện cho các nạn nhân của thảm họa Hiroshima
Ngày 6/8 cũng là ngày chính phủ Nhật Bản hạ thủy chiếc tàu chiến lớn nhất trong thời bình, đó là một tàu chiến mang theo máy bay trực thăng dài 247 mét, nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, mặc dù Hiến pháp Nhật Bản cấm lực lượng này thực hiện bất cứ cuộc tấn công nào để giải quyết tranh chấp quốc tế.
Chính phủ Nhật Bản cho rằng thời điểm hạ thủy chiếc tàu chiến này đúng vào dịp kỷ niệm vụ ném bom Hiroshima chỉ là sự tình cờ vì việc hạ thủy con tàu phụ thuộc vào thời điểm thủy triều thuận lợi.
Nhiều người sống sót sau thảm họa Hiroshima đã phản đối mạnh mẽ việc sử dụng hạt nhân vào mục đích quân sự và dân sự. Có vẻ như chính quyền của Thủ tướng Abe đang quyết tâm tái khởi động các lò phản ứng hạt nhận của Nhật Bản bị đóng cửa sau vụ tai nạn hạt nhân ở lò phản ứng Fukushima năm 2011 bất chấp làn sóng chống hạt nhân trên đất nước này.
Theo khampha
Chuột là nguyên nhân gây ra thảm họa hạt nhân Nhật?
Phát hiện mới cho biết, thảm họa kép có thể không phải nguyên nhân làm mất điện hệ thống làm mát, gây ra hàng loạt vụ nổ và rò rỉ phóng xạ ở các lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Người phát ngôn tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết, xác một con chuột dài 15 cm đã được phát hiện bên trong hộp điện chính của hệ thống làm mát nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Rất có thể, con chuột là nguyên nhân gây mất điện toàn bộ hệ thống làm mát của các lò phản ứng, gây ra thảm họa hạt nhân trên xứ sở hoa anh đào.
Xác con chuột bên trong hộp điện chính của hệ thống làm mát các lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Hệ thống làm mát của 4 bể lưu trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân của nhà máy điện Fukushima vừa được mở ra để sửa chữa. Tới sáng ngày hôm qua, điện đã được phục hồi hoàn toàn cho tất cả 9 khu vực bị ảnh hưởng. Trong quá trình sửa chữa, người ta phát hiện xác của con chuột bị tình nghi gây ra sự cố mất điện của các lò phản ứng.
Sự cố ở Fukushima số 1 thêm một lần nữa nhắc nhở với thế giới về mối nguy hạt nhân, cho dù nó được sử dụng phục vụ mục đích hòa bình.
Toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân trên lãnh thổ Nhật Bản buộc phải ngừng hoạt động sau sự cố Fukushima trong khi các nhà chức trách sẽ phải mất hàng thập kỷ để khắc phục sự cố rò rỉ phóng xạ từ các vụ nổ lò phản ứng.
Theo soha
Dân Fukushima kiện chủ tịch TEPCO Ngày 11-6, hơn 1.300 người dân tỉnh Fukushima đệ đơn lên văn phòng công tố quận Fukushima khiếu kiện hình sự chủ tịch Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) và 32 cá nhân liên quan trong thảm họa hạt nhân 2011. Người dân Nhật Bản biểu tình phản đối quyết định khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân của Thủ tướng...