Nhật ký những người sống dưới lá cờ đen IS
Sau khi chiếm được Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq, Nhà nước Hồi giáo lập các bốt gác khắp nơi, tra khảo, hành hình, khiến thường dân khiếp sợ.
Người dân Iraq hiện phải sống dưới bóng cờ đen với nhiều luật lệ hà khắc của nhóm Hồi giáo cực đoan. Ảnh: AP.
Thành phố phía bắc Iraq, Mosul, rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo IS hồi tháng 6, khiến người dân ở đây lâm vào cảnh sống dưới những luật lệ hà khắc của phiến quân jihad. Các tay súng IS nhanh chóng áp đặt một chế độ cai trị dựa trên diễn giải luật Hồi giáo theo cách của chúng, gồm những hình thức tra tấn tàn bạo, luật lệ nghiêm ngặt với phụ nữ và không khoan dung bất cứ sự bất phục nào.
Dưới đây là các đoạn nhật ký của những người dân Mosul, tên của họ được thay đổi để đảm bảo an toàn.
Ngày 24/10, nhật ký của Faisal
Bốn tháng trôi qua kể từ khi IS đến. Một người bạn của tôi vẫn đang ẩn náu tại đây. Anh ấy là cận vệ cho một vài thẩm phán ở Mosul, nhưng sau khi thành phố rơi vào tay Phiến quân Hồi giáo, tất cả các quan tòa đều rời đi nên bạn tôi phải lui về ở ẩn. Anh ấy chuyển nhà tới một nơi nào đó, vì thế chẳng ai biết tìm anh nơi nào.
Bạn tôi không đi lại nhiều trên đường vì các tay súng IS hầu như có mặt ở khắp nơi trong thành phố.
Thỉnh thoảng chúng lập nên những bốt tra khảo và kiểm tra căn cước của mọi người để lùng bắt những ai chúng muốn: cựu nhân viên an ninh hay các quan tòa, hoặc bất cứ ai bị tình nghi bắt giữ các thành viên IS trước khi tổ chức khủng bố này chiếm giữ thành phố, hay người nào làm việc cho chính quyền, cũng như trong lĩnh vực chính trị.
Hầu hết những người được liệt ra trên đều rời bỏ thành phố vì sợ bị IS hành hình. Hành động tội ác của các tay súng cực đoan này làm khiếp sợ những dân thường yêu hòa bình.
Video đang HOT
Thành viên của IS có thể được nhìn thấy đang hành hình các nhà hoạt động trước mắt tất cả mọi người trên đường. Chúng mặc những bộ đồ màu đen, để râu tóc mọc dài. Một số trông cứ như là đã lâu lắm rồi chưa tắm.
Hàng ngày, chúng gia tăng về số lượng, nắm giữ nhiều vị trí mới và củng bố sự hiện diện của mình, không nao núng trước những cuộc không kích từ các lực lượngđồng minh. Có vẻ những cuộc tấn công ấy chẳng làm thay đổi điều gì trên mặt đất này. Thực tế của chúng tôi đã thay đổi và thậm chí trở nên kinh khủng hơn.
Ghi chép của Mays
Tôi dạy học tại thành phố yêu thích của mình, Mosul. Giống như nhiều bà mẹ Iraq khác, tôi làm việc để đỡ đần chồng về tài chính. Dù không đáng kể nhưng số tiền tôi kiếm được cũng đỡ được phần nào những chật vật trong cuộc sống ở thời điểm khó khăn này và tại một đất nước đắt đỏ như vậy.
Năm nay, khi kỳ nghỉ hè bắt đầu, tôi quyết định tới thành phố Baghdad thăm họ hàng và dự lễ kỷ niệm của gia đình.
Sau bữa tiệc, khi mọi người vẫn còn ngập tràn trong niềm vui và quây quần bên người thân, tôi nhận được tin về lệnh giới nghiêm ở nhà, và cuộc chiến giữa lực lượng của chính phủ với IS bắt đầu. Từ giây phút đó, tôi nói chuyện với chồng ở Mosul mỗi ngày để cập nhập những tin tức mới nhất.
Tôi có những ngày tồi tệ nhất cuộc đời mình ở Baghdad, thành phố thời thơ ấu của tôi, và nơi tôi sống với những giấc mơ của một cô gái ở tuổi 20. Tôi luôn vui vẻ khi sống ở Baghdad cho tới khi kết hôn rồi chuyển tới Mosul.
Suốt 5 ngày có giao tranh ở Mosul, tôi sống trong sợ hãi, lo âu và lo lắng cho chồng. Tôi liên tục tự hỏi điều gì đang diễn ra và liệu mình có còn được ở bên anh nữa không.
Sau khi những tay súng nổi loạn dòng Sunni và IS đến Mosul, vợ chồng tôi bắt đầu lên kế hoạch để tôi trở lại thành phố trên nhưng mọi con đường đều đã bị phong tỏa do xung đột xảy ra giữa Baghdad và Mosul.
Các thành phố thất thủ trong nhiều giờ, thậm chí không phải nhiều ngày, sau khi lực lượng của chính phủ tháo chạy và rút quân, bỏ lại tất cả mọi người đang trong cơn bấn loạn.
Sau nhiều nỗ lực của chồng và nhờ một vài mối quan hệ của anh, chúng tôi đã đặt được chuyến bay từ Baghdad tới phía bắc.
Tuy nhiên, chúng tôi lại phải đối mặt với một trở ngại khác. Tôi không mang theo giấy tờ của bọn trẻ khi đi du lịch bằng đường bộ, trong khi đi máy bay thì cần phải có, nếu không sẽ chẳng thể rời khỏi Baghdad được.
Nhờ on thượng đế, chúng tôi nhận được những giấy tờ ấy nhờ một người bạn đang rời khỏi Mosul bằng ôtô, sau đó bay tới Baghdad và mang cho chúng tôi.
Cuối cùng tôi cũng đoàn tụ cùng gia đình ở Mosul vào nửa đêm ngày 20/6. Tôi sốc và sợ hãi trước những gì trông thấy trên đường, nơi các nhóm có vũ trang có mặt ở khắp nơi. Tôi cầu nguyện và ăn chay suốt ba ngày.
Tôi ở nhà cho tới khi quen với hoàn cảnh mà mình đang sống, nhưng đó là những khoảng khắc tôi sẽ không bao giờ quên.
Bình Minh
theo BBC
Tình báo Anh đã xác định được kẻ chặt đầu nhà báo Mỹ
Tình báo Anh đã sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói phức tạp để vạch mặt tên sát nhân đã hành quyết nhà báo Foley.
Tối ngày Chủ nhật (24/8), các nguồn tin an ninh của Anh tiết lộ tình báo nước này đã xác định được danh tính thật sự của kẻ đã hành quyết dã man nhà báo người Mỹ James Foley ở Syria, đồng thời cho rằng những đồn đoán trên các phương tiện truyền thông về tên tuổi của kẻ đao phủ này là "chưa có cơ sở".
Trước đó, vào sáng Chủ nhật, đại sứ Anh tại Mỹ tiết lộ rằng các quan chức tình báo Anh đã "gần xác định được" danh tính của người đàn ông nói giọng Anh đã chặt đầu nhà báo Foley trong đoạn video đáng sợ mà phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tung lên YouTube hồi đầu tuần trước.
Đại sứ Anh tại Mỹ Peter Westmacott
Đại sứ Peter Westmacott thông báo với đài NBC của Mỹ: "Hiện chúng tôi vẫn chưa thể nói chính xác được đó là kẻ nào, nhưng tôi nghĩ chúng tôi đã đến được rất gần".
Ông Westmacott cho biết tình báo Anh đã sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói "phức tạp" để xác định tên sát thủ đã hành quyết Foley trong đoạn video. Ông cũng thừa nhận rằng tên sát nhân này không phải là mối đe dọa duy nhất từ những công dân Anh đang chiến đấu trong lực lượng khủng bố của IS.
Tình báo Anh ước tính có khoảng 500 công dân nước này đã vượt biên để chiến đấu cho IS, đồng nghĩa với việc chúng có hộ chiếu và các công cụ cần thiết khác để có thể trở về Anh hoặc bay tới Mỹ mà không gặp nhiều trở ngại.
Tên sát nhân đã hành quyết nhà báo Foley trên sa mạc ở Syria
Vị đại sứ này nói: "Đây không phải là tên sát nhân tàn bạo duy nhất. Đó chính là mối đe dọa rất lớn cho công dân của chúng tôi".
Cũng trong hôm Chủ nhật, một quan chức Bộ Tư pháp Mỹ cho hay các điều tra viên của Anh và Mỹ đang sử dụng "tất cả mọi công cụ sẵn có" để có thể lôi tên sát nhân đã hành quyết nhà báo Foley ra ánh sáng.
Sau khi báo chí quốc tế đưa tin về việc tên sát nhân này nói giọng Anh và có khả năng là một công dân Anh đến từ thủ đô London với biệt hiệu là "John", ngày càng có nhiều người Anh kêu gọi chính phủ xem xét tước tư cách công dân và hủy hộ chiếu của những tên khủng bố đã vượt biên tới Syria chiến đấu cho phiến quân IS.
Theo Khampha
Chuyên gia: Video chặt đầu nhà báo Mỹ là "dàn dựng" Các chuyên gia phát hiện nhiều điểm bất bình thường trong đoạn video phiến quân chặt đầu nhà báo Mỹ. Ngày 24/8, tờ Times của Anh đưa tin một công ty pháp y quốc tế chuyên hợp tác với cảnh sát Anh đã nghiên cứu rất kỹ đoạn video chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley do phiến quân Nhà nước Hồi giáo...