Nhật ký gửi vợ con đầy xúc động của nam điều dưỡng nơi tâm dịch
Những dòng ghi chép xuất phát từ tâm can, đáy lòng của một nhân viên y tế có trách nhiệm, tận tâm với công việc giữa “tâm dịch” Covid-19: “Xin lỗi vợ và xin lỗi con”.
Đó là nhật ký của nam điều dưỡng Đặng Quốc Bảo – người trực tiếp tham gia vào quá trình điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Những dòng nhật ký đầy xúc động
Nhật ký Covid-19 9/3/2020
Bệnh nhân tạm ổn, không sốt. Mình cũng cố gắng tạo sự thân thiện giữa cán bộ y tế với người bệnh. Họ cảm thấy rất vui khi tiếp xúc với mình.
Thực sự nhận nhiệm vụ mới từ Ban giám đốc mình rất lo lắng. Tuy nhiên vì cộng đồng, vì sự tin tưởng của cấp trên giao, mình sẽ cố gắng hết sức.
Nếu lỡ mình bị nhiễm Covid-19 và không thể vượt qua căn bệnh này, mình xin lỗi vì mình đã làm việc hết tâm, hết sức. Mình đã làm bằng cả trái tim và nhiệt huyết, đồng thời cố gắng phòng để tránh lây cho bản thân. Nhưng, con virut này quá mạnh, quá tàn nhẫn nên mình không thể…
Xin lỗi vợ và xin lỗi con. Hãy tiếp bước những gì ba chưa hoàn thành”.
Nhật ký ngày 9/3/2020 của điều dưỡng Đặng Quốc Bảo
Video đang HOT
Lời xin lỗi vợ và con trước của Đặng Quốc Bảo khi viết từ vùng “tâm dịch” Covid-19 ngày đầu tiên
—–
Nhật ký Covid-19 – Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 – khu cách ly – 24/3/2020
“Nhìn những bệnh nhân lần lượt ra viện mà lòng tôi vui mừng khó tả. Cái cảm giác lạ lắm! Bệnh nhân lành bệnh mà như chính người thân ruột thịt mình lành bệnh.
Thành quả này không chỉ riêng tôi mà đó là một sức mạnh của tập thể. Ngày đầu vào làm khu vực cách ly này tôi lo lắm, tôi sợ mình bị lây nhiễm từ bệnh nhân rồi ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Thậm chí tôi còn sợ mình không còn trên cõi đời này nữa.
Nhật ký ngày 24/3
Nhưng không! Sự quan tâm sâu sắc động viên từ Ban giám đốc tôi đã vững tin hơn rất nhiều. Bác Hiệp, Bác Xuân và rất nhiều Bác nữa trong Ban giám đốc đã xuống tận nơi tôi làm việc để động viên, chia sẻ với chúng tôi. Rồi Bác Khoa làm việc cùng chúng tôi. Tất cả chúng tôi trở thành một khối đoàn kết một lòng vững tin chống dịch.
Sự gần gũi, quan tâm của các Bác đã như một động lực, như một ngọn lửa bùng cháy trong tim của tất cả chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy tự hào khi là thành viên của đội chống dịch Covid-19. Anh chị em ai cũng động viên nhau để hoàn thàn nhiệm vụ được giao, để khỏi phụ công lao của Ban giám đốc, của Điều dưỡng trưởng bệnh viện đã tin tưởng chúng tôi, giao cho chúng tôi trọng trách quan trọng của lịch sử.
Cảm xúc từ vùng tâm dịch Covid-19
Những dòng nhật ký tràn ngập “tinh thần thép” chống Covid-19 của điều dưỡng Bảo
Mỗi ngày 2 lần, trong bộ trang phục bảo hộ rất nóng và khó chịu, điều dưỡng Bảo cùng các đồng nghiệp vào khu cách ly nơi đang có 4 bệnh nhân (quốc tịch Anh) mắc Covid-19 đang chờ đợi các y bác sĩ đến thăm khám. Cùng với đó là nhiều trường hợp được đưa vào khu cách ly ở dạng nghi nhiễm.
Nam điều dưỡng Đặng Quốc Bảo (phải) cùng đồng nghiệp chụp ảnh với khẩu hiệu “Chúng tôi đi làm vì bạn! Bạn ở nhà vì chúng tôi”
Làm việc ròng rã từ ngày 9/3, đến nay đã được 16 ngày, trong suốt khoảng thời gian đó, nam điều dưỡng Đặng Quốc Bảo chỉ gặp được gia đình qua các đoạn giao tiếp trên chiếc smartphone. Mọi thời gian được anh tập trung chăm sóc, chữa trị cho các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Niềm vui được lãnh đạo quan tâm, được đồng nghiệp hiểu ý khi tác nghiệp, và cả những ca âm tính sau 14 ngày cách ly rời viện… Không biết đến khi nào anh sẽ được nghỉ ngơi và về lại với cuộc sống cũ.
Điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Nhưng với tinh thần tràn đầy nhiệt huyết và trách nhiệm, góp sức cùng đất nước chống “giặc” Covid-19 dù phải hy sinh bản thân mình khi xác định vào “tâm dịch” là đối diện với tử thần, trò chuyện với chúng tôi, anh vẫn lạc quan, tươi vui và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
GS.TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế trao hoa và chúc mừng bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 có kết quả âm tính sau 14 ngày cách ly
Đại Dương
18 y bác sĩ đồng viết đơn xin đi tuyến đầu chống dịch COVID-19
18 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên đang làm việc tại Khoa Chấn thương chỉnh hình - Thần kinh sọ não Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đã đồng loạt ký tên vào đơn tình nguyện xin đến làm việc tại khu cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Huế.
Đơn tình nguyện xin đến nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19 ở Huế của các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên tại Khoa Chấn thương chỉnh hình - Thần kinh sọ não Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 - Ảnh: THANH XUÂN
Ngày 25-3, BS Nguyễn Thanh Xuân, phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết lãnh đạo bệnh viện đã nhận đơn xin tình nguyện đi làm việc tại nơi cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19 của tập thể bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên Khoa Chấn thương chỉnh hình - Thần kinh sọ não Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.
Đơn viết: "Tự hào là chiến sĩ áo trắng, chúng tôi nhận thức được trách nhiệm, vai trò tiên phong của mình trong giai đoạn khó khăn này. Vì vậy, chúng tôi đồng lòng, tự nguyện viết đơn này kính trình Ban giám đốc cho phép chúng tôi tham gia trực tiếp trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân bị COVID-19 tại bệnh viện hoặc những nơi khác".
Bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đang thăm khám, điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 30 - Ảnh: NHẬT LINH
Cuối đơn, 18 bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế đã đồng loạt ký tên vào đơn và gửi lãnh đạo bệnh viện.
Theo BS Xuân, lãnh đạo bệnh viện rất cảm kích trước tinh thần tình nguyện của các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên tại khoa trên và đang xem xét để có sự điều chỉnh nhân sự phù hợp với tình hình chống dịch.
Nguy cơ nào đến từ việc có lây nhiễm chéo Covid-19 ra nhân viên y tế? Một bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư đã mắc Covid-19 dù đầy đủ thiết bị bảo hộ. Việt Nam phải làm gì để bảo vệ các nhân viên y tế - tài nguyên quý giá nhất của mọi quốc gia, khi đương đầu với dịch? Các nhân viên y tế đang phải làm việc kiệt sức trong những ngày này. Ảnh...