“Nhật ký” đêm nóng 40 độ mất điện 4 lần
Sự cố mất điện lần thứ 4 trong đêm diễn ra khá dài, hơn 1 tiếng đồng hồ nên nhiều gia đình lại phải kéo nhau ra đường để trốn nóng.
Dùng lá bàng… làm quạt
Sự cố điện lưới xảy ra liên tục tại trạm biến áp Tân Lập 2 trong đêm 15/5 đã khiến nhiều cụm dân cư tại các khối phố 1,2,3 phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) bị mất điện. Việc mất điện xẩy ra vài giờ khiến nhiều người ‘như phát điên’ lên vì nóng, không ngủ nổi.
Người dân KP2 phường Nguyễn Du tràn ra đường khi bị mất điện lần 1.
Ông Trần Hậu Bính (70 tuổi) bức xúc kể lại, sự cố đầu tiên xảy ra vào khoảng 22h30, lúc đó cả nhà ông đã đi ngủ thì bỗng dưng nghe tiếng tách tách ở trạm biến áp rồi mất điện.
Mọi người trong nhà buộc phải dậy và ra vỉa hè ngồi vì không thể ở trong nhà được vì quá nóng.
Người thì dùng quạt giấy để chống nóng, người không có thì hái lá bàng lớn để phe phẩy mong sao xua bớt cái nóng và muỗi.
Sự cố lần này diễn ra khoảng 30 phút thì có điện trở lại. Lúc này đã là 23h, ai cũng thở phào nhẹ nhõm vì đã có điện để sử dụng thiết bị chống nóng.
Nhật ký, mất điện, gần 40 độ, Hà Tĩnh
Video đang HOT
Ông Trần Hậu Bính phải dùng đến lá bàng để chống nóng.
Thế nhưng, chưa kịp vội mừng thì điện lại bị mất. Tiếng trẻ con khóc vì dở ngủ, khó chịu do trời nóng inh ỏi khắp nơi.
“Tôi vừa ru cháu ngủ thì lại mất điện, thế là ông bà đành phải thay phiên nhau quạt cho cháu vì thương chúng nó quá”, bà Lộc nói.
Theo người dân, sự cố lần 2 này diễn ra chỉ khoảng 15 phút thì lại có điện. Sau sự cố lần 2, ai cũng đinh ninh rằng sẽ không xảy ra mất điện nữa. Nhưng rồi, người dân chỉ ngủ yên được 30 phút. Nhiều người vừa ru con ngủ xong thì lập tức mất điện.
Quá khó chịu, nhiều người dân đã bức xúc, hét ầm giữa đêm khuya. Sự cố lần này diễn ra khoảng 15 phút thì lại có điện.
Khi thấy nhân viên điện lực đến, người dân có hỏi thì được biết, do điện quá tải nên trạm biến áp tự cắt điện.
Hỏi có mất nữa không thì chỉ được nghe trả lời: Do quá tải nên đành phải chịu! Họ hiểu được câu trả lời trên cũng đồng nghĩa với việc điện sẽ tiếp tục mất trong đêm.
Tội nhất là trẻ con, đang ngủ dở phải bế ra ngoài đường vì chẳng thể ở trong nhà.
0h10 ngày 16/5. Nhiều người trở về nhà sau sự cố mất điện lần 3. Ai cũng cầu mong rằng sẽ không có sự cố nữa. Bởi sau một ngày chống chọi với cái nắng nóng 40 độ, họ quá mệt mỏi.
Nhưng rồi chẳng thể yên được. Lần mất điện thứ 4 trong vòng 5 tiếng đồng hồ đã đến. Lần này thì nhiều người đã thực sự phẫn nộ vì kéo dài khoảng tiếng đồng hồ.
Có người do quá bức xúc đã điện thoại cho GĐ Cty điện lực Hà Tĩnh để phản ánh, tuy nhiên chẳng có hồi âm vì lúc này đã gần 2h sáng.
“Chúng tôi người lớn còn đỡ chứ mấy đứa trẻ con, nhất là trẻ sơ sinh thì quá tội. Đang còn nhỏ thế mà bố mẹ buộc phải bế ra đường vì không thể ở nổi trong căn nhà hầm hập hơi nóng”, bà Toàn bức xúc kể.
Sự cố lần thứ 4 diễn ra khá dài, hơn 1 tiếng đồng hồ nên nhiều gia đình lại phải kéo nhau ra đường để trốn nóng. Đến khoảng 2h15 sáng ngày 16/5 thì điện lưới được đóng trở lại.
“Sống chung với sự cố”
Sáng 16/5, trao đổi với VietNamNet, ông Trương Văn Chương – GĐ Chi nhánh điện TP. Hà Tĩnh cho biết, đêm 15/5, trên địa bàn TP. Hà Tĩnh đã xảy ra hàng loạt sự cố nhảy Attomat do quá tải, nhiều khu dân cư liên tục mất điện.
Nhân viên điện lực đến đóng điện lần thứ 4. Lúc này đã hơn 2h sáng.
Lý giải sự cố này, ông Chương cho biết, do nhu cầu dùng điện của người dân quá cao. Đặc biệt là mùa nắng nóng này, số lượng máy điều hòa tăng cao khiến đường dây, trạm biến áp không kham nỗi.
Cũng theo ông Chương, người dân phải chấp nhận việc tiếp tục bị mất điện trong thời gian tới. Vì việc nâng cấp đường dây, trạm biến áp không phải ngày một ngày hai làm được.
Vậy là theo như vị GĐ điện lực thì tình trạng mất điện vào lúc nửa đêm, cao điểm của nóng sẽ tiếp tục xảy ra trên nhiều địa bàn ở TP. Hà Tĩnh.
Theo 24h
Hè năm nay, sẽ có gần 10 đợt nắng nóng
Mùa hè năm nay sẽ xảy ra từ 7 đến 10 đợt nắng nóng trên cả nước, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến ngày 5 ngày. Nhiệt độ cao nhất ở nhiều vùng có thể lên đến 41 độ C.
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, mùa hè năm nay sẽ có khả năng xảy ra từ 7 đến 10 đợt nắng nóng trên cả nước. Ở khu vực Bắc Bộ xảy ra từ 5 đến 7 đợt nắng nóng.
Dự báo nhiệt độ ở vùng Đông Bắc Bộ trong những ngày nắng nóng gay gắt sẽ phổ biến từ 38 đến 39 độ C. Cá biệt, chỉ có một số nơi như Hòa Bình, Cao Bằng, Sơn La, Nghệ An, nắng gay gắt xảy ra ít ngày, nhiệt độ có thể lên 41 độ C.
Ông Hải cho biết thêm, mùa hè năm 2013, nắng nóng đến muộn hơn, đến cuối tháng 4 nắng nóng mới xuất hiện. So với năm 2012, nắng nóng sẽ không quá gay gắt, các đợt nắng nóng chỉ kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Nắng nóng tập trung vào các tháng 5, 6, 7.
Năm 2012, nắng nóng xuất hiện sớm, ít gay gắt và không kéo dài. Có khoảng 7 đợt nắng nóng từ 2 ngày trở lên. Trong đó, đợt nắng nóng gay gắt đầu tiên có nền nhiệt độ cao nhất. Đơn cử như vực như Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, nhiệt độ là 41,1 độ C và Láng Hạ, TP Hà Nội nhiệt độ trên 39 độ C.
Nắng nóng gay gắt nhiều người dân khi ra đường phải trùm kín đầu. Ảnh Dương Tùng
Năm 2011, cả nước xảy ra 9 đợt nắng nóng, mỗi đợt kéo dài 4 đến 5 ngày. Nhiệt độ cao ở mức 39 độ C.
Theo ông Hải, điển hình chỉ có năm 2010 ở một số tỉnh như Nghệ An, nắng nóng gay gắt đã xảy ra, nhiệt độ cao nhất lên tới 42 độ C.
"Sợ nhất là những đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài cả tuần. Tuy nhiên, năm nay những đợt nắng nóng xảy ra chỉ kéo dài khoảng vài ngày, người dân không nên quá lo lắng", ông Hải nói.
Ở khu vực Đông Bắc Bộ nắng nóng xuất hiện phần lớn do áp thấp nóng phía Tây phát triển mạnh nên nền nhiệt tăng cao ở các tỉnh vùng núi Điện Biên, Lai Châu, Sơn La...Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ, do đang là mùa khô nên nhiệt độ tăng cao phổ biến 37 đến 38 độ C.
Kết thúc quá trình nắng nóng sẽ xuất hiện hiện tượng mưa rào và giông (mưa đá, lốc, lốc xoáy, sét). Mưa lớn cục bộ cũng có thể xảy ra.
Thời tiết nóng lên, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tăng cao do đó ông Hải khuyến cáo người dân nên sử dụng điện một cách hợp lý nhằm tiết kiệm điện năng cho những tháng cao điểm nắng nóng tới.
Theo 24h
Tìm "bạn tốt" cho mũi trong mùa đông Trong vòng vây của khói bụi, ô nhiễm, rác thải, các tác nhân gây dị ứng và thời tiết thay đổi thất thường, các bệnh liên quan đến mũi và xoang đã trở thành một trong những căn bệnh phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Thời gian gần đây, người dân ở các đô thị lớn có thói quen xịt rửa mũi...