Nhật ký của nữ tù nhân bị kết án oan (Kỳ cuối)
Amanda bật khóc xin tòa khoan dung vì những năm tù giam đã hủy hoại cuộc đời cô.
Ngày 21/11/2009, công tố viên người Italy đề nghị tòa tuyên án Amanda và Sollecito về tội giết người và hiếp dâm. Cả hai đều bị đề nghị mức án chung thân. Knox chỉ vào viên công tố và nói họ đang buộc tội một người trong sạch.
Ngày 3/12/2009, Amanda Knox nói trước tòa cô không muốn mang tiếng là một kẻ giết người. “Tôi rất sợ phải mang tiếng là một kẻ giết người. Tôi đã rất bối rối, lo buồn và tuyệt vọng vì thời gian trong tù quá lâu”.
Dù vẫn kháng cự quyết liệt nhưng ngày hôm sau, Amanda Knox và bạn trai vẫn bị kết án phạm tội giết người và hiếp dâm. Khi đó, Amanda đã 22 tuổi, bật khóc đau đớn khi nghe mình bị phạt 26 năm tù giam. Bạn trai của cô, Sollecito, 25 tuổi, lĩnh 25 năm tù giam.
Amanda Knox và người bạn trai phải chịu 4 năm tù oan vì bị tuyên phạm tội giết người.
Amanda Knox cho biết nhiều lần cô đã định tự tử nhưng cô lại cố gắng hi vọng nhờ những người lính gác và các bạn tù khác. Flores Innocenzia de Jesus, một người phụ nữ bị giam cùng với Amanda vào năm 2010 đã giúp cô rất nhiều trong giai đoạn khó khăn của cuộc đời. Ngược lại, de Jesus cũng đánh giá cao bạn mình: “Amanda rất vui tươi và thường kể cho mọi người nghe những kỷ niệm vui về các sự kiện âm nhạc, lễ hội trước đây cô ấy tham gia. Cô ấy cũng giúp tìm kiếm các món hàng hiếm mà trong tù khó lòng mà có được”.
Trong nhật ký của mình, Amanda thường nói tới những căng thẳng xảy ra trong tù. Nhiều khi, cô bị bạn tù ghen tị vì luôn có những vị khách tới thăm, tặng sách, máy tính và những món quà giá trị cho cô.
“Cô ấy biết một số người ghen tức nhưng bởi vì cô ấy rất thông minh nên có thể hòa hợp với những người khác, đặc biệt những người đặc biệt ghen tức với cô ấy”, de Jesus nói.
Những quan chức của đại sứ quán thường xuyên thăm hỏi Amanda, đặc biệt thời gian cô mới bị bắt. Sau vài tuần, Amanda viết trong nhật ký rằng những chuyến thăm đó đã giúp cô rất nhiều.
Video đang HOT
Những dòng nhật ký của Amanda Knox
“Tôi đang đọc tiểu thuyết mà lãnh sự quán gửi cho tôi. Tôi thực sự thích nó. Dầu vậy cũng buồn thật sao. Tôi thực sự lo lắng và trống rỗng vì quãng đời phía trước”.
Cuối năm 2010, phiên phúc thẩm bắt đầu vì Amanda kháng cáo với lý do cô đã bị cảnh sát đánh đập trong quá trình thẩm vấn. Theo BBC, tại phiên tòa lần này, Amanda trông rất mệt mỏi còn Sollecito lại bình thản hơn.
Knox khẩn cầu sự khoan dung trước tòa. Cô nói việc kết án cô là một sai lầm vô cùng lớn và cuộc đời cô cũng đã bị hủy hoại trong 3 năm tù vừa qua.
Ngày 3/10/2011, tòa án tuyên tha bổng cho Amanda Knox và Raffaele Sollecito. Mọi người trong phòng xử ồ lên sung sướng khi lời tuyên của tòa kết thúc. Amanda ngập tràn trong nước mắt vì sung sướng còn Sollecito vẫn có vẻ choáng váng vì hạnh phúc không dám tưởng. Tại phiên xử, tòa đã bác bỏ bằng chứng về DNA được dùng để chống lại đôi tình nhân. Những bằng chứng này chưa đủ để chứng minh sự phạm tội của 2 bị cáo.
Vậy là sau 4 năm bị tù oan sai, Amanda và bạn trai được tự do sau khi trải qua biết bao nỗi khốn khổ trong tù cũng như sự tuyệt vọng về tương lai phía trước. Trả lời phỏng vấn bằng tiếng Italy, Amanda nói: “Tôi không phải là người mà họ nói về tôi”, còn Sollecito bảo anh vẫn đang trong “cơn ác mộng” mà anh chưa thức giấc hoàn toàn.
Từ trong tù, Amanda đã viết một bức thư cho bố mẹ Meredith Kercher rằng: “Cháu không phải là người đã sát hại con gái bác. Cháu rất tiếc về nỗi mất mát này và lấy làm buồn vì giờ này mới có thể nói ra điều đó. Cháu không phải người giết con gái và người chị, người em của mọi người. Cháu cũng có gia đình và có thể hiểu được nỗi đau lớn lao mà mọi người phải chịu. Trong một thời gian ngắn, Meredith cũng đã gắn bó và luôn đối xử tốt với cháu. Cháu luôn nghĩ về cô ấy mỗi ngày”.
Tuy nhiên, bức thư đã không được gửi tới gia đình Meredith Kercher vì luật sư bào chữa cho Amanda khuyên cô không nên làm thế. Trên một tờ tạp chí của Hoa Kỳ, Amanda nói cô hy vọng gia đình Kercher sẽ đọc được cuốn sách của cô.
Theo Khampha
Nhật ký của nữ tù nhân bị kết án oan (Kỳ 1)
Người tù có biệt danh "sát thủ với gương mặt thiên thần" viết cuốn sách triệu đô ...
Tháng 5 vừa qua, nước Mỹ xôn xao về cuốn sách do một người tù viết về quãng đời 4 năm trong nhà tù nước Italy. Nhiều công ty muốn độc quyền xuất bản cuốn sách nên có thể sẽ bỏ tới hàng triệu đô để hợp tác với người tù nhân tên Amanda Knox, tác giả cuốn sách.
Amanda Knox là cô nữ sinh người Mỹ, bị tòa án Italy kết án 26 năm tù về tội giết người và hiếp dâm năm 2009. Sau 4 năm bị giam cầm, cô được tuyên trắng án. Niềm vui vỡ òa đối với cô gái xinh đẹp cùng người thân trong gia đình.
Trong những năm tháng đau đớn trong tù, Amanda thường xuyên viết nhật ký về việc thường xuyên bị cai ngục chất vất về kinh nghiệm tình dục và nhiều chiêu trò khác khiến cô "sống không bằng chết".
Amanda Knox trên bìa cuốn sách của mình.
Một trong những kinh nghiệm đau thương là Amanda bị một nam quản giáo chú ý. Người này mỗi tối thường gọi cô lên một căn phòng trống để hỏi những câu hỏi như "Đã quan hệ tình dục với ai? Có thích không? Có muốn làm chuyện ấy với anh ta không?"...
"Sát thủ mang gương mặt thiên thần"
Đây là biệt danh mà giới truyền thông Italy đặt cho Amanda Knox khi tòa án tuyên cô phạm tội giết người vào ngày 4/12/2009.
Ngày 1/11/2007, một nữ sinh người Anh tên Meredith Kercher, 21 tuổi, được phát hiện đã chết tại căn hộ của mình ở Perugia, Italy. Cảnh sát kết luận cô gái tử vong vì bị cắt cổ họng vào ngày hôm trước. Không những thế, sau những lần khám nghiệm pháp y, họ kết luận nạn nhân còn bị hãm hiếp trước khi chết.
Người mẹ của Kercher đau đớn về cái chết của cô con gái xinh đẹp: "Bất kỳ ai may mắn được gặp con tôi đều công nhận nó là cô gái xinh đẹp, thông minh và hài hước. Không còn gì đau khổ hơn đối với chúng tôi so với mất mát này".
Nghi can Raffeaele Sollecito và nạn nhân vụ án.
Nghi can số một bị cảnh sát đặc biệt chú ý là cô bạn cùng phòng với nạn nhân. Amanda Knox, tên nữ nghi phạm, và bạn trai là Raffeaele Sollecito, 23 tuổi, đã bị bắt cùng với một người phục vụ quán rượu tên Patrick Diya Lummumba để điều tra vụ án mạng. Ba người bị bắt vì hành vi ngộ sát và hiếp dâm.
Ngày 7/11/2007, một tuần sau vụ án mạng, cảnh sát cho biết Amanda khai vào đêm xảy ra án mạng, cô dùng mũ che tai nên không nghe thấy tiếng hét của Kercher. Cả ba nghi phạm đều khăng khăng mình không liên quan tới cái chết của cô gái.
Tuy nhiên, cảnh sát Italy cho biết họ phát hiện DNA của Knox trên nắm con dao bếp thu được từ người bạn trai. Trong khi đó, DNA của Kercher lại có trên lưỡi dao.
Ngoài ra, cảnh sát còn bắt một nghi can khác tên Rudy Hermann Guede vì họ phát hiện dấu vân tay dính máu của người này trên gối của Kercher.
Amanda Knox trả lời trên truyền hình Mỹ về cuốn sách của mình.
Ngày 28/10/2008, Guede bị kết án 30 năm tù vì sau một phiên xử nhanh chóng và bí mật. Gia đình nạn nhân Kercher cho biết họ hài lòng với bản án. Tuy nhiên, viên thẩm phán vẫn quyết định rằng Amanda Knox và Sollecito vẫn phải đối mặt với tội danh giết người.
Năm 2009, phiên xét xử Amanda Knox và Sollecito diễn ra tại Perugia. Dù chàng trai khăng khăng mình "tới một con ruồi cũng không nỡ ra tay sát hại" nhưng bên công tố vẫn cho rằng anh ta là "fan cuồng của vũ khí và đao kiếm".
Tại tòa, cô gái Amanda Knox khẳng định mình bị cảnh sát đánh đập trong quá trình thẩm vấn. Cô cho biết rất sợ cảnh sát chụp mũ cô tội danh giết người và nói cô đã quá "căng thẳng, buồn chán và suy sụp" vì thời gian dài đằng đẵng bị giam trong tù.
Ngày 4/12/2009, trong phiên tòa sơ thẩm, Amanda và Sollecito bị tuyên phạm tội giết người và hiếp dâm. Khi đó, Amanda đã 22 tuổi, bật khóc đau đớn khi nghe mình bị phạt 26 năm tù giam. Bạn trai của cô, Sollecito, 25 tuổi, lĩnh 25 năm tù giam.
Theo Khampha
Nhật ký của nữ tù nhân bị kết án oan (Kỳ 2) Những trải nghiệm đầy mâu thuẫn của cô gái, khi thì lạc quan, khi muốn tự tử. Amanda Knox Một cuộc phỏng vấn về cuốn sách của Amanda Knox được chiếu trên truyền hình Hoa Kỳ vào khung giờ vàng đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận. "Waiting to be Heard", cuốn sách của Amanda là những dòng tâm...