Nhật ký của cô gái giả chết để sống trên đảo Utoya
“Tất cả sẽ hết. Hắn đến rồi, sẽ giết tôi. Tôi sẽ chết” là những cảm xúc lẫn lộn mà cô gái 23 tuổi Prableen Kaur viết trong nhật ký điện tử về những gì mình đã trải qua.
Prableen Kaur là tên cô gái đã giả vờ chết để sống sót sau vụ nổ súng ở đảo Utoya, Na Uy hôm 22.7.
Kaur viết: “Tôi nghe thấy tiếng súng. Tôi nhìn thấy anh ta bắn. Mọi người bắt đầu chạy. Tôi liền nghĩ: Tại sao cảnh sát lại bắn? Chuyện gì đang xảy ra. Tôi đã rất sợ và trốn vào được một chỗ kín đáo….
Qua cửa sổ, tôi thấy người bạn thân và nghĩ rằng có lẽ mình nên ra ngoài để kéo cậu ấy vào. Không kịp! Tôi đã thấy nỗi sợ trong mắt cậu ấy. Chúng tôi tiếp tục nằm trong phòng thêm vài phút và đã bàn nhau sẽ không cho ai vào nữa nếu tên giết người đến.
Prableen Kaur.
Tiếng súng lại nổ và chúng tôi quyết định chạy vào rừng. Tôi nhìn quanh. Hắn ở đây? Sẽ bắn? Liệu hắn có thấy tôi không? Một cô gái bị gãy cổ chân. Hai người nữa bị thương nặng. Tôi cố gắng giúp họ trước khi chạy ra bờ.
Tìm thấy một tảng đá, tôi trốn sau nó và thấy nhiều người ở đó. Tôi cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện… Tôi gọi cho mẹ và nói không biết sẽ còn gặp lại nhau nữa không, nhưng tôi sẽ làm mọi thứ để qua được lúc này. Tôi nhắc lại với mẹ nhiều lần là yêu mẹ lắm. Trong giọng nói của mẹ, tôi nghe thấy nỗi sợ.
Video đang HOT
Sát thủ máu lạnh của thảm kịch tấn công ở Na Uy đã liệt kê hàng loạt các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như Thủ tướng Anh, Đức, Tổng thống Pháp, Thái tử Charles… trong danh sách hàng nghìn mục tiêu sát hại của hắn.
Nhiều người nhảy xuống nước và bắt đầu bơi. Tôi vẫn nằm, quyết định sẽ giả vờ chết nếu hắn đến. Tôi khó có thể miêu tả được nỗi sợ và tất cả những suy nghĩ, cảm xúc trong tôi lúc đó.
Tôi giả vờ chết ít nhất một giờ. Tất cả đều im lặng. Tôi liền nhẹ nhàng quay đầu xem ai còn sống không. Chỉ toàn là xác chết. Chỉ toàn máu là máu. Tôi quyết định đứng dậy. Tôi đã nằm trên một xác chết và 2 xác khác nằm lên tôi. Họ là những thiên thần đã che chở cho tôi.
Lúc đó, tôi nhìn thấy nhiều người khác cũng bơi khỏi đảo và ra khá xa. Họ tập trung xung quanh một cái thuyền phao. Nhiều người đã được vớt lên. Tôi quyết định bơi đến chiếc thuyền đó. Một người cho tôi mượn điện thoại. Tôi gọi điện cho cha: Con còn sống. Con an toàn!
Đã nhiều giờ sau vụ việc, tôi vẫn sốc.
Chuyến du lịch cổ tích mùa hè đẹp tuyệt của đời tôi đã trở thành cơn ác mộng kinh khủng nhất của cả Na Uy.
Theo Dân Việt
Thủ phạm đánh bom, thảm sát tại Na Uy khai động cơ tội ác
Anders Behring Breivik, kẻ tình nghi trong 2 vụ tấn công đẫm máu nhất ở Na Uy kể từ sau Thế chiến II, đã thừa nhận thực hiện cả hai vụ tấn công "để cứu châu Âu khỏi bị một cuộc chiếm đóng của Hồi giáo", nhưng không nhận là phạm tội.
Breivik cũng khai đang làm việc cho 2 tổ chức khác nhau.
Nghi can Anders Behring Breivik, hôm qua đã xuất hiện trước tòa lần đầu tiên trong vụ xử kín tại Oslo. Sau cuộc thẩm cung, Thẩm phán của tòa án Oslo, Kim Heger, cho biết trước toà rằng thái độ của Breivik "rất bình tĩnh". Tên này khai hắn tin là hành động của y là "tàn ác" nhưng cần thiết để mang lại một cuộc "cách mạng" trong xã hội Na Uy.
Nghi phạm nói hắn muốn "cứu châu Âu" khỏi bị một cuộc chiếm đóng của Hồi giáo. Breivik đã xả súng vào đám đông thanh niên trên đảo Utoeya là để "ngăn không cho các tổ chức Hồi giáo tuyển người".
Breivik cũng khai đang làm việc cho 2 tổ chức khác nhau.
Tòa án đã ra lệnh giam giữ Breivik 8 tuần, trong đó có biệt giam 4 tuần lễ đầu tiên. Vị thẩm phán cho biết những biện pháp vừa kể là cần thiết để ngăn chặn nghi can tiếp xúc với thế giới bên ngoài và có thể làm trệch hướng điều tra của cảnh sát.
Trước đó, Breivik đã đòi mở cuộc xét xử công khai và chuẩn bị mang một bộ đồng phục hầu tòa. Tuy nhiên, cảnh sát Na Uy phản đối việc cho phép Breivik công khai phát biểu những ý tưởng cực hữu của mình.
Trong khi đó, cuộc điều tra của cảnh sát đã xác nhận một trong các mục tiêu của Anders Breivik có khả năng là cựu Thủ tướng Na Uy Gro Harlem Bruntlann, người được gọi là "người mẹ của dân tộc", và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Cảnh sát Na Uy cũng đã thống kê lại tổng số người chết trong cuộc nổ súng và đánh bom hôm 22/7, hạ thấp số người chết xuống còn 76 người.
Cảnh sát cho biết tay súng đã hạ sát 68 người trên đảo Utoeya, nơi hằng trăm người trẻ tụ tập để tham dự trại hè do đảng Lao Động cầm quyền tổ chức, cho rằng con số được công bố trước đây quá cao vì tình trạng hỗn độn tại hiện trường.
Cảnh sát cũng nâng số người chết trong một vụ đánh bom xe tại quận chính phủ Oslo lên 8 người.
Thẩm phán Kim Heger đã quyết định phiên toàn hôm qua là một phiên xử kín để xem xét yêu cầu của cảnh sát Na Uy. Dù đã chính thức nhận tội, nhưng trước mắt, Tư pháp và cảnh sát Na Uy còn phải tiến hành điều tra trước khi chính thức truy tố.
Vào lúc nghi phạm chuẩn bị ra trình diện tòa án, nhiều người đã lên tiếng đòi Na Uy sửa đổi hình phạt tối đa: hiện nay, án tù tối đa chỉ giới hạn ở mức 21 năm tù và nhiều người coi đây là một bản án quá nhẹ đối với thủ phạm loạt tấn công đẫm máu cuối tuần trước.
Ngoài ra, một câu hỏi khác đang dấy lên liên quan đến sự chậm trễ của cảnh sát Na Uy trong việc vô hiệu hóa hung thủ: hôm 22/7, phải đợi đến 1 tiếng đồng hồ sau khi báo động được phát đi từ đảo Utoeya, cảnh sát mới bắt đầu đổ bộ lên hòn đảo này.
Để giải thích cho sự chậm trễ nói trên, cảnh sát Oslo nêu lên lý do là toàn bộ các lực lượng cảnh sát đã phải điều động đến khu gần văn phòng thủ tướng cách đảo này gần 40 km, nơi vừa xảy ra vụ đánh bom làm 8 người chết và gây nhiều thiệt hại vật chất.
Theo Dân Trí
Người hùng cứu mạng 30 người trong vụ xả súng Na Uy Một du khách người Đức đã trở thành anh hùng sau khi cứu sống 30 người khỏi thảm kịch xả súng đẫm máu trên đảo Utoeya, Na Uy hôm 22.7. Marcel Gleffe, người hùng nước Đức đã cứu sống 30 người trong vụ xả súng. Sau khi tiếng súng đầu tiên phát nổ ở trại hè, Marcel Gleffe - một khách du lịch...