Nhật ký của 1 người mẹ có con thi tốt nghiệp THPT khiến ai đọc xong cũng chảy nước mắt
Rồi mai sau khôn lớn, các con sẽ hiểu, trên đời cái gì cũng cần có điều kiện, muốn thi cử đỗ đạt, phải nỗ lực từng ngày, muốn có được kỳ thi bình thường có lúc phải “cân não” đến nhường nào.
Một mùa thi lịch sử
1
Sau đợt nghỉ Tết Covid-19 lịch sử, 3 tháng kéo dài trong hoang mang, cuối cùng con và các bạn cũng được đi học trở lại vào 15/5.
Khẩu trang, sát khuẩn và chào cờ trên từng lớp mà không xuống sân trường là chuyện bình thường của cuối năm học “không bình thường” này. Còn nhớ hôm đó cô chủ nhiệm gửi cho mẹ clip chào cờ của lớp chuyên Anh, trên lớp học, màn hình máy chiếu là lá cờ đỏ sao vàng và nhạc quốc ca. Không hiểu sao, mắt mẹ nhòe nước. Một năm học dịch Covid-19 tràn qua, quá nhiều nỗi niềm, cảm xúc.
Khẩu trang, sát khuẩn và chào cờ trên từng lớp mà không xuống sân trường là chuyện bình thường của cuối năm học “không bình thường” này. (Ảnh minh họa)
Rồi những ngày “sống chung với dịch”… Các con cũng được thi học kỳ 2. Các trường ĐH top đầu như Ngoại thương không chờ được kết quả, nên quyết định sẽ xét tuyển thẳng lấy kết quả 5 kỳ học chứ không cần 6 kỳ bao gồm kỳ 2 lớp 12 của năm cuối cấp nữa. Nhưng ngày thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH thì lùi đến ngày 9-10 tháng 8, chậm hơn 1 tháng so với mọi năm.
2
Lễ bế giảng của các con tổ chức giữa tháng Sáu. Dường như con virus Corona thương tình không hoành hành ở Hà Nội và miền Bắc dịp này, để các con chia tay không cần khẩu trang và nước sát khuẩn kè kè bên người. Buổi lễ trưởng thành cũng diễn ra tại một khu nghỉ ở ngoại thành, trong bâng khuâng, xúc động.
Các phụ huynh đồng hành cùng các con và cô chủ nhiệm nhìn các con trưởng thành trong năm học Covid-19 với bao nỗi niềm. Khoảnh khắc nào vô tình dòng nước mắt rơi trong ánh đèn đêm, những gương mặt hân hoan, bâng khuâng xen lẫn âu lo của các con. Không nói lên lời.
Nhiều lần mẹ đã nói với con, rồi sau này các con sẽ hiểu, trên đời cái gì cũng cần có điều kiện, muốn thi cử đỗ đạt, phải nỗ lực từng ngày nhưng chỉ có tình yêu thương của bố mẹ dành cho các con là vô điều kiện. Nhưng trải qua 12 năm đèn sách, con mới hiểu, ngoài tình yêu vô điều kiện của bố mẹ, sự quan tâm của ông bà, người thân là không tính toán, tình yêu thương, niềm tin của các thầy cô giáo của con, từ nhỏ tới giờ, cũng không bao giờ đo đếm được…
3
Thế nhưng, khi chỉ còn hơn 2 tuần nữa đến ngày thi, ngày 25/7, “cô vít” bỗng nhiên quay trở lại với ca bệnh đầu tiên nhiễm trong cộng đồng không tìm được F0 ở Đà Nẵng công bố. Mẹ nín thở. Điều lo sợ nhất lại đến. Trong group phụ huynh, những tiếng thở dài, những điều lo lắng không muốn các con biết, các mẹ đành vào “nhóm kín” mạng xã hội chia sẻ.
Rồi thói quen 6h mỗi sáng, mẹ và hàng ngàn phụ huynh dậy xem tivi, mở các báo mạng, dõi theo tình hình đại dịch đi qua Đà Nẵng và lan đến đâu. Và điều gì không mong đợi, cũng phải đến, ca nhiễm Covid-19 đầu tiên của Hà Nội được công bố, một nhân viên đầu bếp hàng Pizza trên phố Trần Thái Tông. Và lại thêm 1 ca nữa nhiễm khi được phát hiện thì có 1 lịch trình di chuyển dày đặc.
4
Báo chí bắt đầu bàn tán đến phương án có nên hủy kỳ thi này không. Đọc mà tan nát cõi lòng. Mẹ vẫn khuyên các phụ huynh có con thi vào 10 là không nên xem báo, ti vi những ngày sát kỳ thi vì sẽ tự mình chuốc lấy áp lực. Nhưng lần này thì không thể. Những ý kiến trái chiều, thi hay hủy, phương án nào cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia xét tuyển đại học ngày nào cũng chiếm sóng thời sự 19h, khung giờ vàng truyền hình, buộc mẹ và các phụ huynh, thầy cô không thể bỏ qua. 12 năm đèn sách, sát ngày thi lại chờ tin tức, chờ công văn, quyết định của ngành giáo dục.
5
Còn 7 ngày nữa đến ngày các con thi. Những ngày đầu tháng Tám lịch sử. Báo chí lại tiếp tục thông tin, Bộ Giáo dục Đào tạo và Chính phủ quyết định, chia kỳ thi làm 2 đợt: Từ ngày 8-10/8 sẽ diễn ra đợt 1 của kỳ thi. Đợt 1 cho các vùng không phải tâm dịch lần này như Hà Nội và các tỉnh thành, đợt 2 cho các vùng tâm dịch như Quảng Nam, Đà Nẵng, TP Buôn Ma Thuột…
Video đang HOT
“Khi chỉ còn hơn 2 tuần nữa đến ngày thi, ngày 25/7, “cô vít” bỗng nhiên quay trở lại với ca bệnh đầu tiên nhiễm trong cộng đồng không tìm được F0 ở Đà Nẵng công bố. Mẹ nín thở…” (Ảnh minh họa)
Thứ Năm, ngày 6/8, khi chỉ còn 3 ngày nữa là đến ngày thi các con. Mẹ lại dậy từ 5h, vào mạng, bật ti vi, theo dõi từng phút các thông tin mới nhất về dịch bệnh và về kỳ thi. Đây là những tiêu đề các bài báo đăng khi chỉ còn 3 ngày nữa đến kỳ thi của các con trên các báo lớn: “Dự báo số ca bệnh Covid-19 còn tăng trong 10 ngày tới”; “SARS-CoV-2 ở Đà Nẵng là chủng đột biến, lây nhiễm chéo cao”; “Căng thẳng lo kỳ thi tốt nghiệp THPT trong dịch Covid-19″.
Hà Nội những ngày trước kỳ thi lịch sử, mưa bão, áp thấp nhiệt đới suốt 1 tuần, đường phố ngập cục bộ khắp nơi. Mẹ và nhiều phụ huynh lại cập nhật tình hình thời tiết, mong mấy hôm nữa các con thi “mưa thuận gió hòa”. Nhưng đọc báo, lại thấy thông tin không vui vẻ cho lắm: “Dự báo thời tiết cuối tuần, Hà Nội mưa giông nhiều nơi”…
Năm học Covid-19, khi lịch thi lùi đến gần giữa tháng 8 thì đã phải chấp nhận, có thể bão về. Nhưng khi bão về thật sát ngày thi, nhiều phụ huynh lòng nổi bão.
6
Cô giáo chủ nhiệm, các phụ huynh nín thở chờ các thông tin mới nhất khi thời gian đến ngày thi tính bằng giờ, chỉ còn hơn 60 giờ nữa các con thi, mà trên group facebook, cô chủ nhiệm lại phải ra thông báo, rà soát xem học sinh nào của lớp trong thời gian qua đi Đà Nẵng không, có học sinh nào và gia đình nào thuộc diện F0, F1, F2 không. Phụ huynh nhanh chóng thông báo tình hình từng con, từng gia đình, không ai nói câu gì ngoài thông báo tình hình và cám ơn cô giáo. Mọi nỗi lo lắng giấu hết vào trong.
7
Nhiều mẹ con đi thi các điểm xa như nhà mình, điểm thi trường Lê Lợi, Hà Đông, lại lên phương án đưa đón, cơm nước. Các quán nước, hàng ăn đã có lệnh hạn chế tụ tập, tránh đông người. Lại có 1 bệnh nhân mới đi Đà Nẵng về Hà Nội nhiễm “cô vít” mà ngày 4/8 lại đến khám ở BV Hà Đông không bị phát hiện ở thời điếm đó. Khu vực Hà Đông, nơi nhiều điểm thi của các con chuyên Nguyễn Huệ… Nín thở, chờ thông tin.
Chắc chắn 2 hôm nữa đi thi, con không thể ăn trưa khu vực hàng quán quanh đây. Cẩn thận không bao giờ là thừa. Và mẹ lại lên phương án đưa cơm cho con đi thi như thế nào cho an toàn. Không thể ngờ, kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 lại diễn ra trong bối cảnh như thế này, đến bữa trưa cho con gần trường thi, cũng là điều phải cân não.
8
Dù muốn giữ bình tĩnh, nhưng rồi câu chuyện ở nhà, trong bữa ăn, lại vẫn xoay quanh chuyện thi cử. Trái với thái độ lo lắng, nín thở của mẹ và nhiều phụ huynh, con và các bạn dường như bình tĩnh hơn.
Con bảo: “Giờ Mỹ và nhiều nước hàng ngày vẫn hàng trăm người nhiễm Sars-nCov-2, hàng trăm người chết, chúng ta giữ được như thế này, đã là may mắn lắm rồi. Con nghĩ mẹ không phải lo lắng nhiều về kỳ thi. Các học sinh ở Đà Nẵng, tâm dịch, họ còn đang chưa biết về đâu, bao giờ được thi đợt 2. Nhưng đâu sẽ có đó, ngành giáo dục quyết định như thế nào, con sẽ tuân thủ trong kỳ thi”. Hóa ra, trẻ nó có cách nhìn riêng, rất biện chứng và không có gì phải nghiêm trọng hóa vấn đề.
9
Sáng 6/8, lại thông tin từ các báo: đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội chưa có thí sinh F1 nhưng ghi nhận có 3 thí sinh F2. Trong số 3 trường hợp thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT được ghi nhận là F2 này có 1 thí sinh ở quận Ba Đình và 2 thí sinh ở quận Hoàng Mai. Theo quy định, những thí sinh này sẽ dự thi vào đợt 2.
Các điểm thi hướng dẫn thí sinh, cán bộ làm nhiệm vụ đo thân nhiệt, thực hiện nghiêm việc khử khuẩn trong suốt kỳ thi. (Ảnh minh họa)
Hà Nội là một trong các địa phương có đông thí sinh nhất cả nước, các tình huống đã được lên sẵn kịch bản, có phương án đưa thí sinh đến điểm thi cách ly nếu trong quá trình dự thi có biểu hiện sốt, khó thở. Các điểm thi hướng dẫn thí sinh, cán bộ làm nhiệm vụ đo thân nhiệt, thực hiện nghiêm việc khử khuẩn trong suốt kỳ thi. Mỗi quận huyện sẽ thành lập Ban chỉ đạo thi để giám sát công tác đảm bảo an toàn khu vực thi, phòng chống dịch bệnh.
10
Còn 48 giờ nữa đến giờ các con thi, bài thi đầu tiên. Nhưng tivi và các báo lại đưa tin: “Dự báo số ca Covid-19 còn tăng trong 10 ngày tới”; “Phun khử khuẩn các điểm thi tại Hà Nội để chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT giữa tâm dịch Covid-19″… Có lẽ, lại phải thực hiện điều khó khăn nhất lúc này, là tạm không đọc báo, xem ti vi, không nghe tin tức về dịch, về kỳ thi nữa. Tĩnh tâm, cầu mong con và các bạn may mắn trong một kỳ thi đặc biệt. Có lẽ phải như vậy.
11
Sáng 8/8/2020, chỉ còn 24 giờ nữa, các con vào phòng thi. Sáng mẹ lại dậy sớm, xem ti vi, hóng tin tức, chuẩn bị đồ ăn thức uống. Chiều nay, 2h, các con đến địa điểm thi làm thủ tục để sáng mai thi rồi. Hà Nội hửng nắng sau một tuần mưa bão, thầm cảm ơn trời đất không để các con đi thi mưa gió. Báo chí lại chạy các tin trang nhất, những thông tin liên quan kỳ thi và dịch”.
Còn 12h nữa các con vào phòng thi, nhưng cả nước có thêm hơn 20 ca nhiễm mới, Hà Nội lại có thêm 1 ca nhiễm Covid-19 thứ 5, Hà Nội quyết định phong tỏa khu chung cư Tân Việt (xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức) sau khi phát hiện nơi đây có bệnh nhân mắc Covid-19. (Cầu mong khu chung cư không có thí sinh nào 2k2 để các con bị hoãn thi). Thủ tướng Chính phủ tuyên bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng: bắt đầu cao điểm phòng chống dịch!
Một kỳ thi quan trọng, áp lực nhưng vẫn có thể phải làm điều chưa từng có trong lịch sử, đó là học sinh phải đeo khẩu trang khi làm bài thi cả 4 môn thi trong 2 ngày thi.
Nhưng một điều làm mẹ thật an lòng, con nhìn mọi chuyện rất vui vẻ, bình thường. Bố vẫn bảo “thằng đi thi thì bình chân như vại, kẻ không thi thì cuống cà kê”. Tuổi trẻ là thế, luôn nhìn cuộc sống ở lăng kính riêng, thực tế và lạc quan. Chúng ta còn may mắn hơn nhiều học sinh của Pháp đang phải hoãn kỳ thi. Chúng ta còn may mắn hơn nhiều học sinh Mỹ và các nước khi mỗi ngày lại phải nghe những tin tức cập nhật hàng ngàn người nhiễm mới, hàng trăm người ra đi mãi mãi vì dịch. Chúng ta còn may mắn hơn hàng ngàn học sinh là F1, F2 trên cả nước phải hoãn kỳ thi đến đợt 2, mà đợt 2 là bao giờ chưa ai dám nói trước…
Tối qua, cô giáo chủ nhiệm của các con đã đăng trên facebook: “Dear members of English2-K70, Wishing you oceans of good luck for the upcoming exam. As long as you do your best, you have nothing to worry about. I know you’ll emerge victoriously from the exam hall” (Cầu mong ngàn lần may mắn sẽ luôn đến với các con, chỉ cần các con cố hết mình và không có gì phải lo lắng, thành công sẽ đến bên các con, ngay khi các con làm bài xong trong phòng thi).
Hãy giữ đúng tinh thần như thế các con nhé. Bố mẹ, thầy cô sẽ lùi ra sau, dõi theo các con! Chúc các con một kỳ thi an lành và may mắn!
Ngày 9/8
Ngày thi đầu tiên. Cả nhà đặt chuông 5h, sợ nhất trên đời bị đi thi muộn. Con và các bạn thi môn văn. Đề dài thật dài… Trời hè tháng 8 nắng oi, đặc quánh không khí ngột ngạt vì những thông tin Covid-19. Lại thêm những ca nhiễm mới, Hà Nội cũng thêm 1 ca.
Phòng thi con và các bạn không có điều hòa, tất cả phải đeo khẩu trang suốt mấy tiếng làm thủ tục và làm bài thi. Một thử thách khó chịu chưa từng có với các sĩ tử, thử thách “ngàn năm có một”.. Nhìn ảnh báo mạng đăng về các điểm thi, không kìm được lòng vì ảnh như đi khám bệnh, đi vào bệnh viện chứ không phải đi thi. Làm văn trong cái nóng cộng với đeo khẩu trang như thế làm sao để vượt lên, có được cảm xúc làm bài?
Mẹ từng lãng mạn mơ đến điểm 8-9 Văn. Dù biết con không bao giờ kêu xa, than vãn vì chúng ta có 12 năm tôi luyện ở trường công, trường chuyên không điều hòa, không sang chảnh nhưng mẹ vẫn thở dài. Thưc sự thi Văn, thi Toán trong dịch bệnh phải đeo khẩu trang như thế này, mẹ không nghĩ đến điểm thi nữa…
Thế đó các mẹ, đến giờ này, khi gần 900.000 học sinh lớp 12 đi thi đợt 1 trong bối cảnh cuộc chiến chống giặc Covid-19 vào giai đoạn khốc liệt thì khi môn thi cuối cùng kết thúc là lúc các con và các thầy cô giáo trở thành những người hùng!
Điểm số chỉ nói lên một phần, khi chúng ta đi qua một mùa thi lịch sử theo cách đặc biệt như thế này. Cả một thế giới chao đảo, nền giáo dục cả thế giới đảo lộn. Không chỉ có kỳ thi tốt nghiệp chung THPT Quốc gia ở Việt Nam.
Với mẹ, con đã là một người hùng trong mùa thi lịch sử.
*Bài viết của chị Nguyễn Thị Thanh Hải, có con là học sinh lớp 12 chuyên Anh, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội.
Ngăn kéo của con gái đỗ đại học danh tiếng khiến người mẹ xúc động
Kỳ thi vào Đại học được xem là một cuộc thi hết sức quan trọng và mang tính bước ngoặt đối với mỗi học sinh.
Chỉ cần vào được ngôi trường đại học tốt, không chỉ khẳng định được năng lực của bản thân mà còn giúp họ có thêm nhiều cơ hội để vượt qua cuộc sống nhiều thử thách trong tương lai.
Để có thể bước vào được ngôi trường hằng mơ ước, những cô cậu học sinh ấy sẽ cố gắng, nỗ lực không ngừng cho việc học tập với những phương pháp cùng kế hoạch hiệu quả. Và câu chuyện của Lý Hoa khi được mẹ phát hiện điều "bí mật" trong ngăn kéo chính là ví dụ điển hình.
Học sinh Trung Quốc rất nỗ lực cho kỳ thi tuyển sinh Đại học quan trọng. (Ảnh: Sina)
Chiếc ngăn kéo chứa hàng trăm cây viết của nữ sinh thi đỗ đại học danh tiếng
Mạng xã hội xứ Trung hiện đang rầm rộ câu chuyện về cô gái Lý Hoa - ghi tên mình vào trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng với số điểm cao ngất ngưỡng là 731/750. Bên cạnh sự ngưỡng mộ dành cho thành tích thi ấn tượng thì không ít người lại tỏ ra xúc động trước hình ảnh do chính mẹ Lý Hoa đăng tải khi dọn dẹp ngăn kéo cho con gái.
Câu chuyện về chiếc ngăn kéo chứa hàng trăm cây viết hết mực của Lý Hoa. (Ảnh: QQ)
Cụ thể, người mẹ này khi giúp con gái sắp xếp lại phòng học đã phải ngỡ ngàng và xúc động đến oà khóc vì thương con khi nhìn thấy trong ngăn kéo có cả trăm ruột bút bi hết mực được xếp gọn gàng. Theo như chia sẻ, Lý Hoa đã học hành chăm chỉ đến mức bản thân bị mắc bệnh đau lưng nhưng vẫn cố gắng chịu đựng để ôn luyện và cứ cách 2 ngày, cô lại đi mua bút 1 lần.
Nhìn vào 124 ruột cây bút bi hết mực được xếp gọn gàng, ngăn nắp đã khiến mẹ của Lý Hoa không khỏi nghẹn ngào trước sự nỗ lực không ngừng của cô con gái có thành tích tốt trong kỳ thi vừa qua.
Hình ảnh những cây viết hết mực trong ngăn kéo được mẹ Lý Hoa phát hiện. (Ảnh: QQ)
Dân mạng bình luận
Ngay khi hình ảnh này xuất hiện trên mạng xã hội Việt đã thu hút sự chú ý không nhỏ từ đông đảo cư dân mạng. Đa số đều ngỡ ngàng trước sự nỗ lực của cô gái Lý Hoa dành cho kỳ thi tuyển sinh vào Đại học khắc nghiệt. Số khác còn bình luận rằng chính bởi sự nỗ lực chăm chỉ trong quá trình ôn luyện như thế nên cô gái Lý Hoa mới có thể đạt được thành tích cao, thi đỗ vào trường đại học danh tiếng.
- " Ngưỡng mộ thật sự."
- "Mị đây chắc 1 năm trời, viết còn chưa hết 5 cây bút."
- "Đúng là thành công không trải hoa hồng. Muốn có thành tích tốt thì phải hết sức nỗ lực và chăm chỉ."
- "Kỳ thi đại học ở Trung Quốc phần nào giúp các cô cậu học sinh thay đổi cuộc đời đấy nên họ nỗ lực hết mình cũng phải thôi."
Cộng đồng mạng bàn luận không ngớt về câu chuyện hàng trăm bút bi hết mực của Lý Hoa. (Ảnh chụp màn hình)
Hình ảnh nỗ lực, chăm chỉ học tập của các học sinh Trung Quốc dành cho kỳ thi Đại học
Không chỉ có câu chuyện của Lý Hoa, trên khắp mọi nơi tại Trung Quốc, mỗi khi kỳ thi tuyển sinh Đại học đến, mạng xã hội lại được chứng kiến vô số hình ảnh miệt mài đèn sách của các cô cậu sĩ tử.
Hình ảnh học tập không ngừng nghỉ bên cạnh chồng sách, giáo trình "khổng lồ" đã trở thành hình ảnh khá quen thuộc trước khi bước vào kỳ thi cạnh tranh năng lực khốc liệt nhất tại đây. Họ cần mẫn đến trường ôn tập, các lớp học sáng đèn vào ban đêm, thậm chí còn thở oxy, truyền nước,... đã cho thấy sự quyết tâm vượt qua thử thách của các sĩ tử này lớn đến mức nào.
Hình ảnh câu học sinh gục đầu trên bàn nghỉ ngơi sau những giờ ôn luyện căng thẳng với chồng sách cao ngất. (Ảnh: Sohu)
Các lớp học ôn luyện sáng rực đèn vào ban đêm. (Ảnh: Sina)
Thở oxy, truyền nước,...nhưng trên tay vẫn cầm sách ôn tập. (Ảnh: Weibo)
Hiện, câu chuyện về chiếc ngăn kéo chứa hàng trăm cây viết hết mực của nữ sinh Lý Hoa vừa có kết quả thi vào trường đại học danh tiếng vẫn thu hút sự chú ý không nhỏ trên mạng xã hội. Đa số cư dân mạng không khỏi ngưỡng mộ trước nỗ lực và tinh thần học tập của cô gái này
Từ bà mẹ vụng thối bỗng nấu ăn dặm BLW ngon đẹp như đầu bếp, mẹ Hà Thành mách nhỏ vài tip đến bữa con chẳng chê, hợp tác hết ý Hình ảnh và công thức nấu ăn dặm cho con của chị Phương Anh (Hà Nội) được rất nhiều mẹ Việt quan tâm, chia sẻ. Chị Phương Anh chia sẻ, một số kinh nghiệm chị có được chủ yếu liên quan đến vấn ăn dặm BLW. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm này có thể áp dụng vào việc nấu nướng của gia...