Nhật ký COVID-19 ngày 13/8: Chuyên gia y tế, những người hùng thầm lặng
“Thật sự cảm ơn và biết ơn các chuyên gia y tế, những người hùng thầm lặng, luôn bên cạnh và chăm sóc bệnh nhân từ sức khoẻ đến tinh thần. Có các bạn ấy, chúng tôi luôn an tâm và tự tin ngày trở về”.
LTS: Anh N. (bệnh nhân số 589) là Giám đốc một công ty tại quận Tân Phú (TP. HCM). Ngày 1/8, anh có kết quả dương tính với COVID-19 sau khi trở về từ Đà Nẵng hôm 25/7. Hiện tại, anh N. đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM.
Khi điều trị tại đây, anh đã có những cảm xúc nhắn nhủ với mọi người rằng: “Dương tính với COVID-19 không hẳn là quá tệ, không phải là chấm hết. Khi vượt qua nó, bạn chiến thắng nỗi sợ hãi về nó, cho bạn thời gian bình tâm hơn để nhìn nhận về cuộc sống. Bạn sẽ nghiêm túc và biết phải làm gì nhiều hơn sau này. Và nó cho bạn sự trải nghiệm tuyệt vời mà chắc mua không có mà cũng đừng nên có”.
Chúng tôi xin giới thiệu những chia sẻ của bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 589 để khuyến cáo mọi người hãy luôn rửa tay, đeo khẩu trang và tuân thủ đúng các quy định và yêu cầu của cơ quan chính quyền, tuân thủ đúng các quy định về cách ly để tất cả vượt qua được đại dịch.
Ngày 13/8: Chuyên gia y tế, những người hùng thầm lặng
Một ngày mới bắt đầu, tôi xin cảm ơn tất cả mọi người đã theo dõi và động viên tôi. Nhờ đó tôi luôn lạc quan, vững tinh thần trong cuộc chiến với virus COVID-19.
Duy trì một tinh thần tích cực, lạc quan là điều kiện tiên quyết để chống lại COVID-19.
Các bệnh nhân trong này cũng luôn được động viên bởi các nhân viên y tế, y bác sĩ mỗi khi có thể. Tôi cũng vậy, mỗi lần thăm khám các bác sĩ luôn dặn dò những điều tích cực nên về tinh thần tôi luôn luôn tốt.
Về sức khoẻ thì tôi luôn ổn, bà xã và cháu trai của tôi cũng rất ổn, may mắn chưa gặp triệu chứng gì. Chi tiết hơn nữa tôi xin để các bác sĩ phụ trách điều trị thông báo khi cần thiết.
Tôi dùng từ chuyên gia y tế là từ dành cho tất cả: điều dưỡng, hộ lý, y tá, bác sĩ, chuyên viên xét nghiệm, bác sĩ X quang, bác sĩ CT, chuyên viên khử trùng mà tôi từng gặp, những người có nhiệm vụ chuyên biệt cho chiến dịch phòng, chống dịch COVID-19.
Tất cả chuyên gia y tế thật sự là những người hùng thầm lặng, các bạn ấy ra vào khu cách ly mỗi ngày theo giờ giấc và quy trình nghiêm ngặt , một nơi rất nguy hiểm và đầy nguy cơ lây nhiễm.
Mỗi lần các bạn ấy xuất hiện bạn sẽ thấy như một phi hành gia: bộ đồ bảo hộ liền áo quần, khẩu trang chuyên dụng N95, cặp mắt kính bản lớn trong suốt, thêm cả mũ bảo hộ có tấm kính lớn che toàn khuôn mặt đến qua cằm.
Video đang HOT
Khu cách ly điều trị có nhiều phòng, mỗi phòng có một cái bảng mica nhỏ trước cửa ghi tên 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng phụ trách.
Sáng 6h là đã có một điều dưỡng phụ trách các công việc dọn dẹp, đem bữa sáng đến tận từng giường cho chúng tôi và dọn dẹp sạch sẽ từ trong ra ngoài của phòng cách ly.
Khoảng hơn 8h, đến lượt các bác sĩ đi từng giường bệnh nhân thăm khám, giải thích và trao đổi tình hình của từng bệnh nhân, hỏi han xem liệu có triệu chứng gì xảy ra. Cũng có hôm tới 2 lượt bác sĩ thăm khám.
Đến hơn 9h, có tiếp một bạn hộ lý, y tá gì đó vào lấy mẫu xét nghiệm từng bệnh nhân. Ở đây, tôi được xét nghiệm hằng ngày. Bạn ấy lấy mẫu rất nhanh và chuyên nghiệp. Tôi có hỏi thì bạn ấy bảo mỗi ngày lấy biết bao nhiêu mẫu và tham gia từ đầu chiến dịch đến giờ.
Khoảng 10h30, phần ăn buổi trưa được một điều dưỡng đưa tận giường, rất chu đáo.
Đến chiều, tầm 5h, một chị điều dưỡng xuất hiện, đem buổi tối cho từng người, lau quét dọn, thay thùng rác mới. Chị gọi đúng tên tôi, như kiểu rất thân thiết, đưa tôi bộ đồ mới, tấm ra giường mới. Thật ấm lòng!
Ở đây, tôi không thể thấy rõ mặt các bạn chuyên gia y tế, tôi chỉ có thể phân biệt tuổi qua giọng nói nên tôi biết chị điều dưỡng buổi chiều lớn tuổi hơn tôi.
Ở đây, mỗi bệnh nhân nằm một cái giường đơn bằng inox sáng loá, có tấm nệm, phía đấu giường có thanh cài nâng độ cao của nệm từng nấc để thay gối. Bệnh nhân tự thay ga giường mỗi ngày.
Ngoài các khung giờ trên, bạn có thể liên lạc với các y bác sĩ, y tá, hộ lý trực bất cứ lúc nào qua một thiết bị có mic, speaker gắn ngay cửa ra vào. Chỉ một nút bấm là có ngay người hỗ trợ bạn mọi vấn đề.
Vào đây mới thấy, các chuyên gia y tế chăm sóc bệnh nhân quá chu đáo, từ cái ăn, cái mặc, nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát, cũng rất tốn kém tiền bạc của nhà nước. Mỗi quy trình đi lại, chăm sóc là tốn kém hàng đống đồ phụ kiện đi theo, chưa kể cả ê kíp nhân sự chuyên trách đi cùng. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ, virus lan ra khắp bệnh viện thì đó là thảm hoạ, nên hầu như không được phép sơ xuất.
Chúng tôi được chăm sóc chu đáo thì các bạn ấy đánh đổi bằng những giọt mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Tôi đã từng mặc nguyên bộ đồ bảo hộ để đi qua một toà nhà khác chụp CT, người nóng toát mồ hôi, thở thôi cũng đã khó vì khẩu trang kít mít. Chỉ hơn 30 phút thôi mà tôi đã túa mồ hôi như tắm. Huống chi các bạn ấy phải mặc hàng nhiều giờ liền, lại làm việc liên tục mà không được dùng máy lạnh.
Môi trường làm việc thì nguy hiểm, nhưng các bạn ấy vô cùng kiên nhẫn. Có hôm, phòng kế bên có bệnh nhân người nước ngoài la hét các bạn ấy vấn đề gì đó, tôi ra cửa nhìn, bạn ấy bảo bệnh nhân khó chịu nên la thôi anh, họ cũng bệnh nên khó chịu mà.
Thật sự cảm ơn và biết ơn các chuyên gia y tế, những người hùng thầm lặng, luôn bên cạnh và chăm sóc bệnh nhân từ sức khoẻ đến tinh thần. Có các bạn ấy, chúng tôi luôn an tâm và tự tin ngày trở về.
Bài học cho Việt Nam từ tái bùng phát Covid-19 Bắc Kinh
Trước việc Bắc Kinh bùng phát ổ dịch Covid-19 mới sau gần hai tháng yên ắng, các chuyên gia y tế cảnh báo đây là "bài học cảnh giác" cho Việt Nam.
"Việc tái bùng phát dịch ở Bắc Kinh là bài học chúng ta", ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện y tế công cộng Việt Nam, sáng 15/6 nói với VnExpress.
"Trong tình hình mới, chúng ta phải thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn giám sát và phòng dịch, để Việt Nam không tái bùng dịch như Bắc Kinh", ông Phu nói.
Dịch bệnh Covid-19 ở Bắc Kinh gần giống Việt Nam trong thời gian qua.
Về thời gian, dịch tái phát ở Bắc Kinh sau 56 ngày không lây nhiễm cộng đồng, còn Việt Nam ở ngày thứ 60 không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.
Hơn 21 triệu dân Bắc Kinh thời gian qua nghĩ rằng họ cuối cùng cũng có thể yên tâm trở lại cuộc sống bình thường, song một đợt bùng phát Covid-19 mới lại xuất hiện. Chỉ trong hai ngày Bắc Kinh ghi nhận 42 ca nhiễm mới liên quan tới chợ đầu mối nông sản Xinfadi (Tân Phát Địa). Đến ngày 14/6, số ca nhiễm lên gần 80.
Nhiều người Việt Nam hai tháng qua cũng trong tâm trạng buông lỏng phòng dịch, tương tự người Bắc Kinh. Hầu như các hoạt động kinh doanh, giải trí, dịch vụ, đi lại... trong nước đã trở lại bình thường.
Việt Nam đã trải qua 60 ngày không xuất hiện ca lây nhiễm nCoV cộng đồng, chứng tỏ việc phòng chống dịch vẫn đảm bảo. Song, ông Phu nhận định "chính quyền địa phương một số nơi và người dân đã có dấu hiệu chủ quản, thờ ơ với dịch bệnh".
Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn giảm sát, phòng bệnh trong tình hình mới. Tuy nhiên, nhiều địa phương thực hiện không nghiêm ngặt. Người dân thì chủ quan không còn đeo khẩu trang nơi có nguy cơ, không thực hiện rửa tay sát khuẩn...
Về tính chất, theo ông Phu, dịch bệnh ở Bắc Kinh gần giống với Việt Nam trong thời gian qua, tức là không bùng phát mạnh như Vũ Hán, mà xuất hiện các ca nhiễm, ổ dịch nhỏ và dập được ngay. Tuy nhiên, Bắc Kinh, Trung Quốc, ở sát Việt Nam nên nguy cơ xâm nhập dịch là rất cao.
Mới đây, ngày 13/6 Bộ Y tế ghi nhận một ca nhiễm nCoV, là thanh niên đi du lịch Trung Quốc nhập cảnh ở Quảng Ninh. Ca này được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Điều này cho thấy Việt Nam cần cảnh giác hơn nữa với các nguồn lây nhiễm từ ngoài vào.
Ông Trần Đắc Phu. Ảnh: Gia Chính.
Làm gì để tránh tái bùng phát dịch?
Theo ông Phu, hiện Việt Nam "cần duy trì, làm tốt việc be chặt bên ngoài", tức kiểm soát người nhập cảnh, cách ly tập trung ngay, xét nghiệm sàng lọc kịp thời. Việc này, Việt Nam đã thực hiện tốt ngay từ đầu dịch, góp phần ngăn chặn Covid-19 xâm nhập.
Ở trong nước, ông Phu cho rằng cần phải tiếp tục phát hiện sớm ca nhiễm trong cộng đồng nếu có bằng cách tăng cường giám sát, đặc biệt là những ca có triệu chứng như sốt, ho, khó thở... Khi phát hiện ca nhiễm, cần khoanh vùng ngay, dập dịch kịp thời, tránh lây lan. Người dân cũng cần tuân thủ phòng dịch trong điều kiện mới như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, cũng đồng quan điểm với ông Phu. Bác sĩ Khanh khuyến cáo Việt Nam đề cao cảnh giác trước các trường hợp đi về từ vùng dịch Covid-19, không chỉ người về từ Trung Quốc.
"Covid-19 trên thế giới chưa ổn định, chưa rõ dịch bệnh còn tiềm ẩn ở khu vực nào", bác sĩ Khanh nói.
Do đó, Việt Nam không lơi lỏng cảnh giác, trong đó cần duy trì các biện pháp kiểm soát và hạn chế người đi qua biên giới, đường hàng không, đường biển. Đối với đường bộ, nguồn lây có thể đến từ người dân di chuyển trên phương tiện công cộng, xe khách đường dài. Người dân nên tiếp tục duy trì các biện pháp đeo khẩu trang, vệ sinh tay, tuy không còn giãn cách xã hội.
Có nên mở lại đường bay quốc tế?
Các chuyên gia nhận định Covid-19 có thể tới tháng 8 mới lắng xuống. Bác sĩ Khanh cho rằng Việt Nam cần đợi khi Covid-19 ổn định mới nên mở cửa thông thương.
Theo ông Phu, "có thể mở lại đường bay quốc tế nhưng quan trọng phải quản lý được con người".
Ông Phu đề xuất, khi mở lại hàng không quốc tế, người nhập cảnh cần tuân thủ cách ly 14 ngày. Đối với các chuyên gia đến Việt Nam làm việc, hội họp, phải có quy định riêng như ở riêng một khu, xét nghiệm hai ngày một lần, khi họp đeo khẩu trang, ngồi cách nhau 2 mét.
Tuy nhiên, trước khi quyết định mở lại đường bay quốc tế, các ngành cần phải bàn bạc, đánh giá về năng lực cách ly tập trung, cơ sở cách ly, người phục vụ cách ly. Trong thời gian cao điểm dịch vừa qua, các trường học, ký túc xá... được trưng dụng làm khu cách ly tập trung. Tuy nhiên hiện nay học sinh, sinh viên đã đi học trở lại.
Về kinh tế, việc miễn phí cách ly ăn ở chăm sóc 14 ngày cũng nên được cân nhắc.
"Phải bàn lại xem Việt Nam đủ năng lực đáp ứng không, khi mở cửa đường bay quốc tế trở lại", ông Phu nhấn mạnh.
Đốt rơm rạ - Hiểm họa rình rập với sức khỏe người dân Những ngày gần đây, không khí ở Hà Nội và nhiều tỉnh liên tục trong tình trạng ô nhiễm nặng, nguyên nhân do chủ yếu do đốt rơm rạ. Đốt rơm rạ - Hiểm họa rình rập với sức khỏe người dân Trong những ngày gần đây, không khí ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành vùng đồng bằng Bắc bộ liên tục...