Nhật ký coder: Một công việc vốn đã online 100%, nay chuyển sang #Làm_Ở_Nhà có dễ dàng không?
Lập trình vốn là công việc có mức độ số hóa, online hóa cao nhất trong tất cả các công việc. Khi được khuyến khích làm ở nhà thay vì lên công ty, công việc ấy sẽ thay đổi ra sao?
Luôn sẵn sàng online
Có thể nói rằng, trong tất cả các nghề, có lẽ nghề của tôi ( lập trình viên) là sẵn sàng nhất để làm việc tại nhà. Là “thợ viết code”, thành phẩm của chúng tôi là những dòng code – một thứ có thể tải lên mạng và tải về máy một cách dễ dàng. Thực tế, bất kỳ một ai viết code đều hiểu rằng, để có thể theo nghề, sử dụng các công cụ quản lý code qua mạng là điều bắt buộc phải làm.
Bởi thế, ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu có những diễn biến phức tạp đầu tiên, phương án làm việc tại nhà đã được công ty tôi tính đến. Các công cụ giúp cho công việc làm từ xa dần được triển khai. Chỉ thị về bảo mật, lệnh cấp máy móc được ban hành. Gần như trong đội của tôi, thành viên nào cũng đã sẵn sàng, thậm chí là mong muốn sớm nhận được thông báo chính thức từ sếp.
Ngày cuối cùng của tháng 3, quyết định ấy cuối cùng cũng đã đến. Khi mọi công cụ đã được chuẩn bị, chúng tôi bắt đầu code tại nhà.
Những vấn đề thực tế
Ở tuyến đầu của công nghệ thông tin, những tưởng làm việc tại nhà sẽ là công việc đơn giản nhất. Nhưng thực tế thì chúng tôi vẫn có những khó khăn nhất định.
Khó khăn đầu tiên và có lẽ là dễ thấy nhất: chúng tôi mất đi một kênh thông tin trực tiếp khi làm việc cùng nhau. Khi ngồi cạnh nhau để làm việc, mọi thắc mắc, mọi yêu cầu đều có thể giải quyết trong phút chốc bằng một vài câu nói. Khi làm việc từ xa, chúng tôi buộc phải chuyển sang dùng các công cụ online ( Slack, email) làm phương tiện giao tiếp chính, thời gian trễ là không thể tránh khỏi.
Hoặc, công cụ rất được ưa thích để quản lý công việc của cả nhóm là bảng Kanban nay cũng đã phải “số hóa” lên mạng. Thay vì chỉ cần ngoái đầu ra nhìn là nắm được tình hình công việc trong ngày, chúng tôi phải dừng code, mở bảng Kanban trên trình duyệt rồi quay lại. Công việc vì thế cũng có phần bớt liền mạch hơn trước.
Một trở ngại khác là khả năng tập trung. Khi làm việc tại nhà, tôi bỗng nhiên phải đối mặt với nhiều cám dỗ: các trang nghe nhạc, YouTube, trang tin… những thứ vốn bị chặn hoàn toàn ở công ty. Các anh chị đã có gia đình cũng thường phải bỏ thêm thời gian vốn để làm việc cho con cái. Trong những buổi họp đầu ngày, chuyện trẻ con chạy vào gọi bố mẹ không phải là hiếm gặp.
Cũng không thể nhắc tới những trở ngại về thiết bị. Nhiều thành viên trong đội từ lâu đã không còn nâng cấp PC nữa, thay vào đó tiếp tục sử dụng những cỗ máy quá cũ để có thể làm việc hiệu quả. Đặc biệt, những cỗ máy vẫn còn dùng ổ cứng thường (HDD) thường rất chậm khi triển khai.
Cuối cùng, chuẩn bị cho khâu truy cập có thể coi là một đầu việc phát sinh hơn là một trở ngại. Để đảm bảo bảo mật, công ty đã phải áp dụng nhiều cơ chế bảo mật khác nhau, từ việc config máy các dự án lên các dải mạng khác nhau, chặn truy cập bên ngoài cho đến tường lửa. Khi làm việc tại nhà, các cơ chế bảo mật này cần được thay đổi – và đôi khi phải đến lúc làm việc thật chúng tôi mới nhận ra rằng mình đã yêu cầu thiếu một yếu tố nào đó. Vấn đề này không có cách giải quyết nào khác ngoại trừ yêu cầu IT hỗ trợ và… chờ đợi.
Nhưng lợi ích vẫn rất thiết thực
Video đang HOT
May mắn là chỉ hơn sau 2, 3 ngày làm quen, chúng tôi đã dần dần giải quyết được tất cả các vấn đề của mình. Với những nhóm cần làm việc cùng nhau liên tục, chúng tôi quyết định bật video trong suốt quá trình làm việc, vừa để tiện trao đổi, vừa như một cách “ngầm” nhắc nhau phải tập trung hơn.
Với vấn đề phần cứng, anh chị em hoặc lên công ty đăng ký đưa máy về nhà, hoặc “sang” hơn thì mua hẳn máy mới. Những ngày này, các cửa hàng điện máy đang chạy nhiều chương trình khuyến mại để bù lại doanh số đã mất từ điện thoại, chưa kể công ty tôi cũng lại có các chương trình liên kết cùng các chuỗi bán lẻ lớn.
Đặc biệt, chúng tôi thực hiện thiết lập hẳn máy ảo trên “đám mây” của công ty. Nói nôm na, bằng cách này thành viên trong nhóm có thể sử dụng những chiếc PC cũ hoặc thậm chí là tablet để điều khiển những cỗ máy (ảo) có sức mạnh thừa đủ cho công việc, được cài đặt trên “mây”. Trở ngại về phần cứng bị xóa bỏ, bảo mật cũng yên tâm hơn do máy ảo nằm sẵn trên đường mạng công ty, chúng tôi chỉ phải lo đảm bảo an toàn cho kết nối từ nhà đến công ty (qua tài khoản có bảo mật 2 lớp). Đáng tiếc là không phải ai cũng có thể làm việc theo cách này, do đường mạng phải thực sự tốt.
Sau khoảng 1 tuần, chúng tôi đã tìm thấy “nhịp” làm việc của mình. Tính trên số tính năng hoàn thành, tốc độ làm việc đã trở lại với mức gần như bình thường và có thể sẽ tiếp tục cải thiện trong tuần tiếp theo. Với một số người, tốc độ làm việc thậm chí còn gia tăng do bớt được nhiều thời gian cho việc di chuyển. Trải nghiệm làm việc cũng thoải mái hơn khi các thành viên có thời gian để ăn trưa và nghỉ trưa tại nhà (chúng tôi quyết định lùi giờ làm chiều xuống một chút để đảm bảo cho bữa ăn).
Một tác dụng “phụ” không ngờ tới là nhiều người làm việc tập trung hơn trước. Ngày trước, ở công ty, nhiều người có thói quen làm việc “từ tốn” và thường tối về muộn. Nhưng ở nhà thì ai ai cũng muốn làm xong cho đúng giờ để sớm được chơi game, sớm được nấu ăn, chơi với con…
Chuyển đổi online 100%
Thực tế, công việc của chúng tôi cũng giống như rất nhiều những công việc tri thức khác (ngân hàng, marketing, thiết kế, viết lách): tất cả những gì một coder cần chỉ là một cỗ máy tính – hoặc thậm chí là một chiếc tablet mà thôi. Bao lâu nay, chúng tôi đã luôn tin rằng mình có thể làm việc từ nhà; Covid-19 đã ép chúng tôi phải thử thách lòng tin ấy. Dù rằng vẫn có những khó khăn (nhỏ), niềm tin cuối cùng đã được chứng minh: những công việc có mức độ số hóa, online hóa cao quả thật có thể được thực hiện từ bất cứ đâu, miễn là có mạng và có máy tính.
Chúng tôi đã bắt đầu nói nửa đùa nửa thật với sếp của mình rằng, may có “Cô Vy” mà bọn em đã chứng minh được với anh khả năng hoàn thành công việc ngay cả những khi không lên công ty, anh nhớ cho phép bọn em work from home nhiều hơn. Không rõ sau này sếp sẽ quyết định ra sao, nhưng chắc chắn từ nay mỗi khi đi dự thầu chúng tôi đã có thêm một lý do để thuyết phục khách hàng chuyển đổi online: Muốn nhân viên hoàn thành công việc ở bất cứ đâu, bất chấp cả dịch bệnh, hãy chuyển đổi online càng sớm càng tốt!
Lê Hoàng
Máy tính không nhận ổ USB, cách nhận diện lỗi và khắc phục
Nếu trường hợp máy tính Windows 10 của bạn không nhận USB, đây là bài viết bạn nên xem qua.
Ngày nay, hẳn ai trong chúng ta cũng sở hữu ít nhất từ 2-3 USB có dung lượng cao nhầm lưu trữ và sử dụng cho công việc. Phần vì tính thông dụng của nó, phần vì giờ đây USB có giá khá rẻ nên việc sở hữu nó không còn là quá khó khăn. Tuy nhiên, vì lí do nào đó mà máy tính Windows 10 của bạn giở chứng và không nhận USB thì phải làm sao?
1. Cài đặt lại driver USB cho máy tính Windows 10
Kết nối USB với máy tính, nhấn phải chuột vào nút Start và chọn Device Manager.
Cửa sổ Device Manager hiện ra, hãy tìm đến nhóm phần cứng Universal Serial Bus Controllers và nhấp vào biểu tượng menu mở rộng.
Danh sách các driver USB hiện ra, bạn hãy tìm đến và nhấn phải chuột vào dòng "USB Composite Device", chọn Uninstall device.
Cửa sổ xác nhận thao tác xuất hiện, hãy nhấn Uninstall để đồng ý tác vụ tháo gỡ driver đã chọn.
Sau khi quá trình tháo gỡ hoàn tất, bạn hãy tiếp tục lập lại thao tác với các driver "USB Root Hub".
Khi đã thực hiện xong, hãy tháo USB ra khỏi máy tính, chờ khoảng 01 phút và kết nối lại USB. Khi đó Windows sẽ tiến hành nhận diện và cài đặt lại USB.
2. Đặt Letter and Paths cố định cho USB
Để đề phòng vấn đề Windows 10 không nhận USB trong tương lai, bạn có thể thực hiện thêm giải pháp đặt Letter and Paths cố định cho USB như sau.
Sau khi đã thực hiện việc xóa "USB Root Hub" và "USB Composite Device" trong Device Manager ở trên, bạn hãy kết nối USB lại với máy tính và mở Disk Management từ Start Menu.
Trong Disk Management, USB sẽ được đặt là "DISK 1". Hãy nhấn phải chuột vào phân vùng USB và chọn Change Drive Letter and Paths...
Nhấn chọn tên phân vùng USB và chọn Add để tiến hành đặt Letter cho phân vùng.
Khi đã đặt xong, hãy khởi động Registry Editor từ thanh tìm kiếm.
Điều hướng đến "HKEY_LOCAL_MACHINESYSTEMCurrentControlSetControlClass" và tiến hành xóa 02 key là "4D36E980-E325-11CE-BFC1-08002BE10318" và "4D36E967-E325-11CE-BFC1-08002BE10318".
Cuối cùng, hãy khởi động lại máy tính để thay đổi có hiệu lực.
3. Kiểm tra lại thiết bị và cổng USB
Trường hợp nếu 2 cách trên vẫn chưa giải quyết được vấn đề USB của bạn không được máy tính Windows 10 nhận diện thì hãy thử hết các cổng USB khác của máy tính, nếu cổng nào USB cũng không nhận trong khi bạn cắm chuột, bàn phím vẫn bình thường thì khả năng cao là USB có vấn đề.
Đừng quên thử cắm USB ở một vài máy tính khác. Nếu các máy tính kia vẫn nhận USB bình thường thì nhiều khả năng máy tính của bạn đang bị hư cổng USB hoặc lỗi phần mềm. Nếu máy tính khác không nhận USB thì khả năng USB của bạn bị hỏng.
Tiếp theo, hãy sử dụng cọ mềm lau bụi trong khe USB và cố định lại sợi cáp USB nối từ cổng USB vào bo mạch trên máy tính (thao tác này chủ yếu thực hiện trên máy tính để bàn) và kết nối lại USB để xem có phải là do cổng kết nối hay không.
Trong một số trường hợp, bạn cũng nên thử quét virus toàn bộ máy tính cở chế độ Full Scan bằng một phần mềm diệt virus mạnh.
Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.
Theo GenK
Thay vì cân bằng công việc - cuộc sống như cách mọi người vẫn làm, CEO Microsoft và CEO Amazon đều có chung một quan điểm riêng biệt này "Điều tôi đang cố gắng thực hiện là tìm cách hòa hợp giữa những gì mình thực sự quan tâm, những sở thích, với công việc", CEO Microsoft chia sẻ. Vào tháng 8 năm nay, trong nỗ lực thực hiện cải thiện cân bằng cuộc sống và công việc, Microsoft Nhật Bản đã có một bước đi mới táo bạo đó là thực...