Nhật ký cảm động của cô gái chiến thắng virus corona sau 28 ngày vật lộn
Câu chuyện được cô Yang Lan sống tại vùng dịch Vũ Hán chia sẻ trên mạng Sina đang thắp ánh sáng hy vọng cho nhiều người nhiễm virus viêm phổi corona.
Ngày 8/1
Tôi thức dậy vào buổi sáng và đột nhiên cảm thấy cơ thể lảo đảo và yếu đuối. Bởi cho rằng đêm trước đã không ngủ ngon, vì vậy tôi đã không xin nghỉ làm. Nhưng ai ngờ, tình trạng chóng mặt này đã kéo dài trong ba ngày liên tiếp.
Trong khoảng thời gian trước khi nhập viện, tôi đã tới cơ quan làm việc rất nhiều lần. May mắn thay, những người làm việc với tôi trong suốt khoảng thời gian trên đều đã được theo dõi cách ly, và tất cả bọn họ đều an toàn.
Ngày 11/1
Toàn thân tôi thấy lạnh, tôi nghĩ mình đã cảm lạnh nên bị sốt. Do vậy tôi đã tới bệnh viện trung y cổ truyền để khám. Bởi không phát hiện sốt, nên bác sĩ chỉ kê đơn thuốc thông thường. Nhưng dù uống thuốc xong, toàn thân tôi vẫn cảm thấy lạnh buốt.
Cô Yang Lan. Ảnh: Sina
Ngày 13/1
Các triệu chứng kéo dài trong hai ngày và vẫn không giảm. Tôi bị chóng mặt, cảm thấy yếu và không thể tập trung trong cả ngày, và tôi hoàn toàn không thoải mái.
Tôi đến khoa Cấp cứu của Bệnh viện số Một tại thành phố Vũ Hán vào khoảng 7 giờ tối, và dù bác sĩ đã kiểm tra thân nhiệt, nhưng tôi vẫn không bị sốt. Bác sĩ sau đó đã mong tôi phối hợp tiến hành các khâu kiểm tra điện đồ. Sau khi nghe các triệu chứng của tôi, bác sĩ yêu cầu tôi nhập viện, và thực hiện các khâu xét nghiệm chụp cắt lớp phổi và điện đồ não.
Ngày 14/1
Tôi đã tiến hành chụp cắt lớp ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập viện vào buổi sáng. Tôi nghĩ rằng mình sẽ ổn sau các khâu kiểm tra sức khỏe, do vậy tôi đã đi về nhà.
Video đang HOT
Ngày 16/1
Bác sĩ thông báo tôi tới bệnh viện gấp. Sau khi tới viện, lập tức bác sĩ đưa tôi khẩu trang và bảo tôi đeo vào. Sau đó, người này đã hỏi tôi gần đây đã đi những đâu, có từng tới chợ hải sản Hoa Nam hay không, đã từng tiếp xúc với những ai, và cuối cùng bác sĩ này nói tôi phải vào phòng cách ly ngay lập tức.
Tiếp đó vị bác sĩ trên hỏi tôi từng mắc những bệnh gì, đồng thời cho biết kết quả chụp cắt lớp phổi tôi có vấn đề. Khi đó tôi rất hoảng loạn liền lập tức thông báo với người nhà. Tuy nhiên, người thân liền an ủi tôi rằng sẽ không có việc gì xảy ra đâu, và tôi cần lạc quan.
Ngày 17/1
Các bác sĩ cho biết, chiều ngày 16/1 đã có kết quả xét nghiệm của tôi, và tôi đã bị dương tính với virus viêm phổi corona. Do vậy các bác sĩ đã đã chuyển tôi vào khoa hô cấp để cách ly và điều trị. Đêm đó tôi tiếp tục sốt, bởi vậy các bác sĩ đã phải cho tôi uống nhiều nước. Tâm trạng tôi lúc đó xuất hiện sự lo lắng và hoảng sợ chưa từng thấy.
Từ 17-22/1
Tôi tiếp tục phát sốt, thân nhiệt luôn trên 40 độ C. Các bác sĩ cho biết, bệnh này hiện chưa có thuốc chữa trị hiệu quả, do vậy tôi cần lạc quan và phối hợp trị liệu. Đồng thời tôi cũng cần nâng cao sức đề kháng của bản thân nhằm chiến thắng bệnh tật.
Nhưng những ngày đó tâm trạng tôi luôn rất tuyệt vọng, luôn nghĩ tới việc phải xa rời người thân, cảm thấy áp lực rất nặng nề. Tuy nhiên sự cổ vũ tinh thần và quan tâm từ những người thân, đồng nghiệp cùng các bác sĩ và y tá đã giúp tôi có thêm tự tin rằng, tôi sẽ chiến thắng bệnh viêm phổi corona.
Lời động viên từ người thân và đồng nghiệp đã giúp cô Yang điều trị khỏi bệnh viêm phổi. Ảnh: Sina
Ngày 23/1
Đột nhiên tôi không còn thấy sốt nữa. Lúc đó tôi có cảm tưởng như mình đã ‘thắng trận’. Các bác sĩ thông báo rằng, tôi đã có thể ra khỏi khu vực cách ly.
Ngày 24/1
Buổi sáng tôi chuẩn bị đồ đạc để chuyển tới bệnh viên trung ương số Năm điều trị. Nơi đây là bệnh viện chuyên chẩn đoán và điều trị được chỉ định bởi Ủy ban Y tế và Sức khỏe Trung Quốc, cộng với việc tôi không còn bị sốt, điều này khiến tâm trạng tôi cảm thấy thư giãn và nhẹ nhõm.
Ngày 27/1
Tự dưng tôi có triệu chứng ho, cảm thấy rất lo lắng. Sau khi được các bác sĩ chẩn đoán, tôi đã tiếp tục uống thuốc điều trị, đồng thời các bác sĩ mong tôi hãy cố giữ tâm trạng tốt.
Ngày 31/1
Tôi cảm thấy tinh thần tốt lên nhiều, từ bé tới nay chưa bao giờ tôi ở trong viện lâu như vậy. Lúc đó tôi chỉ muốn xuất viện. Ngày hôm đó tôi đã tiến hành xét nghiệm axit nucleic để kiểm tra virus corona có còn trong người hay không.
Ngày 2/2
Tôi tiếp tục xét nghiệm axit nucleic lần nữa. Trong lúc đợi kết quả, tâm trạng tôi cảm thấy băn khoăn và mong ngóng.
Ngày 4/2
Bác sĩ thông báo kết quả hai lần xét nghiệm axit nucleic đều âm tính với virus corona, do vậy tôi đã có thể xuất viện về nhà. Khi đó tôi vui mừng cực độ, ngay lập tức đã trở về nhà và tĩnh dưỡng.
Tôi đã bánh bại virus corona như thế nào?
Đầu tiên cần phát hiện sớm và cách ly sớm. Trong khoảng thời gian từ ngày 8-16/1, khi thấy sức khỏe có vấn đề, tôi đã tới bệnh viện nhiều lần. Do vậy, người bệnh cần được cách ly và điều trị khi các triệu chứng mệt mỏi và toàn thân lạnh cảm thấy lạnh xuất hiện.
Thứ hai là cần phối hợp điều trị tốt. Từ khi tôi nhập viện, các bác sĩ đã dốc sức giúp tôi ‘chiến đấu’ với virus corona. Bởi vậy, người bệnh cũng cần nổ lực phối hợp điều trị để nhanh chóng có thể khỏe lại.
Thứ ba là tinh thần lạc quan. Khi nghe được tin người thân và các đồng nghiệp của tôi đều không bị nhiễm bệnh, là lúc tôi cảm thấy hạnh phúc nhất khi trong viện. Được nhận sự quan tâm và thăm hỏi từ người thân, đồng nghiệp cũng như các y bác sĩ, đã khiến tinh thần tôi tốt lên và tình hình bệnh tình ngày một khởi sắc. Đây chính là điều đã giúp tôi chiến thắng được bệnh tật.
Tuấn Trần
Theo vietnamnet
Mẹ túc trực ở bệnh viện chống dịch viêm phổi Vũ Hán, con trai ở nhà viết nhật ký: "Mẹ ơi, mẹ có nhớ con không?"
Dòng tự sự của cậu bé khiến ai cũng cảm động trong giai đoạn bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành.
Tờ Chinanews đưa tin, vào ngày 3/2 vừa qua, nhật ký của cậu bé học lớp 4 nói về mẹ là bác sĩ tiền tuyến trong chiến dịch chống dịch viêm phổi Vũ Hán đã được chia sẻ khiến nhiều người cảm động. Cậu bé viết: "Mặc dù mẹ đang mặc chiếc áo choàng bảo hộ, đội mũ trên đầu, đeo khẩu trang và kính râm, nhưng con vẫn nhận ra mẹ trong nháy mắt".
Trịnh Trạch Việt, một cậu bé học sinh lớp 4 sống ở Lạc Thanh, Chiết Giang đã ghi những điều muốn nói với mẹ trong nhật ký của mình. "Con thật sự tự hào về mẹ, tự hào vì có một người mẹ dũng cảm như thế. Con mong mẹ khỏe mạnh, sớm trở về nhà, không bị nhiễm bệnh", cậu bé Trịnh trải lòng.
Cậu bé lớp 4 Trịnh Trạch Việt ở Lạc Thanh, Chiết Giang, Trung Quốc.
Mẹ của Trịnh Trạch Việt là bác sĩ tên Diệp Hoa, hiện đang công tác tại Khoa Hồi sức cấp cứu và Chăm sóc sức khỏe của Bệnh viện Nhân dân thành phố Lạc Thanh. Vào trước Tết Nguyên Đán, khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, cô Diệp Hoa đã chia tay gia đình, cùng đồng nghiệp trực tiếp bước ra tiền tuyến chống dịch.
Không thể gặp được mẹ, cậu bé đã hỏi rất nhiều câu hỏi trong nhật ký của mình: "Mẹ ơi, mỗi ngày phải làm việc với bệnh nhân bị cách ly, mẹ có mệt không? Mẹ không sợ bị nhiễm bệnh, không sợ đúng không? Mỗi ngày mẹ ở bệnh viện làm việc, mẹ có nhớ con không? Khi nào mẹ có thể về nhà được ạ?".
Nhật ký Trịnh Trạch Việt là dòng tâm sự muốn gửi gắm đến mẹ.
Trong cuộc gọi điện thoại đầu tiên cho mẹ khi hai mẹ con chia tay, Trịnh Trạch Việt đã nhìn thấy được hình ảnh mẹ dựa vào tường và nói chuyện với cậu bé trong sự mệt mỏi. "Mẹ ơi, mẹ phải nhớ chăm sóc bản thân mình nhé! Mẹ biết không? Thật ra lúc nói chuyện với mẹ, con muốn khóc lắm, rất muốn, nhưng con sợ mẹ bị kích động, con biết rằng con mà khóc thế nào mẹ cũng sẽ lo lắng", cậu bé viết trong nhật ký.
Cuối nhật ký, Trịnh Trạch Việt đã viết ra những gì muốn nói với mẹ: "Mẹ ơi, mẹ yên tâm nhé, con đã làm bài tập về nhà mùa đông một cách nghiêm túc. Con rất nghe lời bà và giúp bà chăm sóc Tiểu Bảo. Mọi người ở nhà đều ổn cả mẹ. Virus ở xa nhà mình lắm, mẹ không phải lo lắng gì cả mẹ nhé!".
Nguồn: Chinanews/VTC
Biết em gái sắp lấy chồng, tôi bồi hồi đợi ngày dự cưới nhưng con bé lại khẩn cầu tôi đừng đến, câu nói ấy như ngàn nhát dao cứa vào tim tôi Lúc đầu tôi cũng hơi buồn, vì người thông báo cho tôi lại là một cô bạn chứ không phải em gái. Tôi buồn lắm. Những lúc này, tôi lại nhớ bố. Nếu ông còn, liệu chị em tôi có bất hòa như thế này không? Liệu em gái tôi có chối bỏ người chị cũng là máu mủ ruột thịt của mình...