Nhật ký: 20-11, nhớ ngày xưa!
Đám nhóc tụi mình ngả hộp bánh – quà định tặng cô – ra, chia nhau ăn lấy sức để… đi về.
Ngày… tháng… năm…
Sắp đến ngày nhà giáo rồi, bồi hồi thấy mình như còn bé bỏng.
Ngày… tháng… năm…
Sáng. Mở cửa nhà đầy khoan khoái. Vươn vai ưỡn bụng, nhắm mắt hít thở. làm vài động tác thể dục nhẹ nhàng.
Bỗng chị hàng xóm ở đâu hớt hải chạy đến, dúi vào tay mình… 3 bó hoa to vật vã, bó thì lan, bó thì ly, bó thì thập cẩm các loại hoa. Chị hổn hển:
- Giải quyết hộ chị cái. Chết mất, học sinh bây giờ nặng lễ quá.
- Mà đã đến ngày đâu chị?
- Gớm, cô cứ giả vờ, ngày xưa cô chả đi chúc mừng thầy cô từ trước đó cả tuần đấy à? Mang về cắm bớt cho chị nhé. Chị về đây.
Chị quay người lại, chuẩn bị bước đi thì bỗng tái mặt. Đoạn chị… co giò chạy biến về nhà. Mình nhìn ra: Ối chu choa, một vườn hoa di động đang lừng lững tiến vào.
Khép cửa thở dài, ngày xưa mình đã từng ước ao được trở thành cô giáo…
Ngoài kia, đám học sinh ngơ ngác chia nhau ra tìm nhà cô giáo.
Ngày… tháng… năm…
Chiều. Mấy đứa bạn í ới nhắn tin rủ về thăm thầy cũ. Ôi chao, nhớ! Nhớ những ngày 20-11 cũ, nhớ cả những kỳ niệm với thầy cô…
Ngày ấy, tháng ấy, năm ấy…
Cả lớp rủ nhau đến chúc mừng cô. Giữa muôn trùng dãy nhà lắp ghép, cô ngự ở đâu? Cả lũ méo mặt nhìn nhau. Nản! Ngồi thụp xuống một gốc cây, đám trẻ lít nhít chúng mình ngả hộp bánh – quà định tặng cô – ra, chia nhau ăn lấy sức để… đi về.
Theo VNN
Nhật ký tâm trạng giữa "n" và "l"
"Thanh niên mua nòng nợn cho chị đi, nòng nợn vừa nuộc xong còn nóng hôi hổi đây này."
Chiều quê thật thanh bình, mấy chị em dung dăng dung dẻ dắt tay nhau ra chợ. Những gánh, những mẹt hàng nối nhau chạy thành hàng khiến mình có cảm giác rất lạ.
Một chị hàng thịt đon đả:
- Thanh niên mua nòng nợn cho chị đi, nòng nợn vừa nuộc xong còn nóng hôi hổi đây này.
Phải chối ngay, đi xa mà ăn vớ ăn vẩn có ngày... không về được.
Chị béo mắt sáng lên khi thấy hàng sành sứ, chị nhào đến:
- Lu vại bán thế nào chú ơi?
- Chị hỏi nu nớn hay nu bé? Chị cứ nựa chọn đi, nu nhà em nà chất nượng nhất nàng đấy. - Cô bé ngồi bên cạnh cái lu đại lên tiếng.
Chị béo mặt đần ra luận, rồi cũng hiểu. Chị chàng lăn xả vào vần rồi gõ từng thứ một để xem. Phải can mãi bà chị mới chịu thôi. Ai đời lại vác lu vào ăn cưới. He he...
Trên đường về, chị béo chép miệng chê trách: "Ở đây làm gì đến nỗi quê mùa lắm mà ngọng níu ngọng nô".
Anh kều khịt mũi:
- Bà nói đã "chuẫn" chưa mà chê người ta. Thế lúc xuống xe ai rên rỉ là "lôn lao" ấy nhỉ?
- Chậc, thì lúc í thì đến người còn run chứu nói gì cái lưỡi. Mà nói chung í, tổng hợp lại í là cứ sai là phải sửa. Sửa, sửa hết. Tất cả phải thật chuẩn.
- Đấy, bà về mà mở lớp đào tạo nói ngọng.
- Không rảnh. Ông giỏi thì đi mà làm.
Mình không nói gì. Nhớ hồi còn nhỏ mình cũng từng thắc mắc với mẹ khi về quê thấy gần như ai cũng nói ngọng. Mẹ chỉ đùa: "Bản sắc đấy con". Giờ nghe những giọng nói ấy sao mà thấy thân thương quá!
Ngày... tháng... năm...
Tối. Vừa dọn dẹp bát đũa xong thì có tiếng chuông. Nhanh nhảu chạy ra mở cửa, thì ra là anh nhân viên thu tiền net. Cụt cả hứng.
Đang làm thủ tục với anh í thì trai trẻ nhà hàng xóm đi đâu về. Nghe cái tiếng đạp chân chống và tiếng mở cổng biết ngay cu cậu đang cáu.
10 phút sau. RẦM - tiếng đập bàn rất to vang lên từ nhà hàng xóm:
- Anh bảo bao nhiêu lần rồi, sao không chịu nghe?
- Nghe cái gì mà nghe. Em đang bực mình, anh đừng lên tiếng dạy đời nữa.
- Không dạy? Chú coi anh là cái gì? Nghe đây: Đừng bao giờ cãi nhau với mấy thằng thiểu năng trí tuệ, bởi nó sẽ kéo mình xuống ngang hàng với nó và hạ gục mình bằng kinh nghiệm. Nhớ chưa? Thôi, làm gì thì làm đi, không để bụng nữa.
- Anh thử đặt mình vào hoàn cảnh ấy xem.
- Anh bảo thôi mà. Đàn ông nghĩ thoáng ra tí đi, chấp mấy chuyện vặt vãnh làm gì? Cơ mà này, cái vụ chú dùng khăn mặt của anh làm lót nồi í, tính thế nào?
- Xời. Đàn ông mà anh, chấp vặt làm gì.
- Giỏi... "BỤP".
Không thấy trai trẻ phản ứng gì, chắc quay đơ thật rồi. Anh nhân viên thu tiền nhún vai, gập sổ chuồn lẹ.
Theo VNN
Nhật ký: Kẻ đi ngược chiều Mặc dù lý trí đã lên tiếng bảo rằng phải ngồi im nhưng bản năng không chịu, nó giục giã... Tiếng xe máy dừng lại trước cửa nhà bên, tiếng cổng mở, tiếng người cười nói, tiếng phụ nữ... Mặc dù lý trí đã lên tiếng bảo rằng phải ngồi im nhưng bản năng không chịu, nó giục giã... Đến khi nhận ra...