Nhật kiện TQ về đảo Senkaku sẽ có 6 lợi ích, Mỹ sẽ giúp toàn diện
Nhật khởi kiện TQ sẽ được Mỹ giúp đỡ toàn diện, TQ bị lên án và cô lập, có lợi cho tăng cường hợp tác với Đông Nam Á, nâng cao hình tượng của Nhật Bản.
Máy bay chiến đấu F-15 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản
Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản ngày 14 tháng 6 cho rằng, trong nhiều ngày qua, Trung Quốc mở hết đợt “tấn công” này đến đợt “tấn công” khác đối với đảo Senkaku.
Ngoài việc việc hàng tuần thường lệ xâm phạm một lần lãnh hải Nhật Bản, gần đây, Trung Quốc còn cho máy bay chiến đấu tiếp cận, áp sát một cách bất thường, gây sức ép trên không đối với Nhật Bản.
Theo bài báo, trong tình hình này, nha nghiên cưu cao cấp Larry Niksch thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ( CSIS) Washington công khai đưa ra kiến nghị cho rằng, do hiện nay Nhật Bản ngày càng ở vào “thế yếu”, chính phủ Nhật Bản cần đưa vấn đề đảo Senkaku kiện lên tòa án quốc tế.
Larry Niksch cho rằng, các hành động của Trung Quốc trong vấn đề đảo Senkaku làm cho rủi ro xung đột quân sự ngày càng tăng lên, nhưng nếu Nhật Bản có thể kiện việc này lên tòa án quốc tế, tình hình không chừng có thể đảo ngược. Đối với Nhật Bản, kiện có 6 lợi ích lớn:
Video đang HOT
Thứ nhất, đưa đơn kiện sẽ làm cho Mỹ, đặc biệt là chính quyền Obama tăng cường trợ giúp toàn diện Nhật Bản trong vân đê đảo Senkaku. Do vấn đề lịch sử, thái độ của Mỹ với Nhật Bản đã “bảo lưu”, kiện thì có thể giảm nhẹ gánh nặng tâm lý cho Mỹ.
Máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản
Thứ hai, nếu Nhật Bản khởi kiện, Trung Quốc khẳng định sẽ từ chối quyết định của tòa án quốc tế, nhưng cộng đồng quốc tế sẽ tăng cường lên án đối với Trung Quốc.
Thứ ba, khởi kiện có thể ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với Nhật Bản. Bởi vì, từ chối phán quyết sẽ làm cho Trung Quốc bị cô lập về ngoại giao. Trung Quốc sẽ dự đoán được, một khi đến mức sử dụng vũ lực, Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á sẽ tiến hành phản công mạnh mẽ và quy mô lớn, vì vậy sẽ kiềm chế đối với hành động quân sự.
Thứ tư, khởi kiện có lợi cho Nhật Bản tăng cường phòng vệ đối với đảo Senkaku. Bởi vì, một khi Trung Quốc từ chối hòa giải, chuyển sang tiến công quân sự, thì sự ủng hộ của nội bộ Nhật Bản và Mỹ đối với việc Nhật Bản tăng cường khả năng phòng vệ đều sẽ tăng lên bất ngờ.
Thứ năm, thúc đẩy hợp tác giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, nhất là với Philippinestrong vấn đề Trung Quốc. Philippines đã khởi kiện lên tòa án trọng tài quốc tế. Tòa án cần có ý kiến của nước thứ ba, Nhật Bản có thể đóng vai trò này. Như vậy, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á khác tiếp tục tiến hành hợp tác biển và hợp tác chiến lược sẽ rất dễ dàng.
Máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản trang bị tên lửa AAM-5
Thứ sáu, khởi kiện có thể làm cho hình tượng đối ngoại của Nhật Bản ở cấp độ pháp lý sẽ đầy đủ hơn.
Larry Niksch cho rằng, nếu Nhật Bản không tiếp tục chú trọng tuyên truyền dư luận quốc tế, không sử dụng ngoại giao khôn ngoan ở mức độ nhất định, thì trước sự tấn công dữ dội của Trung Quốc, e rằng chỉ có rút lui.
Theo VNE
Chính phủ Nhật Bản hoãn thông qua quyền phòng vệ tập thể
Trong cuộc gặp tại Văn phòng thủ tướng, lãnh đạo của hai đảng cầm quyền đã nhất trí rằng đảng Dân chủ Tự do (LDP) và NKP, đối tác trong liên minh, sẽ tiếp tục bàn về việc thực thi quyền phòng vệ tập thể cho phép Lực lượng phòng vệ (SDF) bảo vệ các đồng minh của Nhật Bản trước một cuộc tấn công vũ trang sau kỳ họp Quốc hội.
Chủ tịch NKP Yamaguchi khẳng định với báo giới rằng liên minh cầm quyền hiện đang thảo luận về vấn đề an ninh và "sẽ tiếp tục công việc này ngay cả khi kết thúc họp Quốc hội."
Ông Yamaguchi cho rằng cần có nhiều thời gian để NKP đạt được sự đồng thuận và cho biết đã trao đổi với Thủ tướng các ý kiến khác nhau trong đảng.
Trong những ngày gần đây, NKP đã cho thấy những dấu hiệu sẽ có quan điểm mềm mỏng hơn và bật đèn xanh cho việc sử dụng quyền phòng vệ tập thể một cách hạn chế do áp lực ngày càng tăng của ông Abe lên LDP nhằm giành được sự ủng hộ của đối tác trong liên minh.
Bắt đầu cuộc đối thoại vào tháng Năm vừa qua theo đề nghị của Thủ tướng Abe, LDP và NKP đang thảo luận về các kịch bản giả định mà chính phủ đưa ra.
Vấn đề liệu Nhật Bản có cần bảo vệ đồng minh trước cuộc tấn công vũ trang, ngay cả khi bản thân nước này không bị đe doạ, hay không đang gây ra chia rẽ vì các chính quyền tiền nhiệm lâu nay vẫn hiểu rằng Hiến pháp cấm thực thi quyền phòng vệ tập thể trong khi Hiến chương Liên hợp quốc lại cho phép.
Mấu chốt là ở chỗ Điều 9 của đạo luật tối cao này cấm sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế và chỉ cho phép mức độ phòng vệ tối thiểu.
Trong bối cảnh môi trường an ninh đang thay đổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Thủ tướng Abe hy vọng sẽ thay đổi cách hiểu và bãi bỏ lệnh cấm kéo dài lâu nay của Nhật Bản đúng thời điểm tiến hành sửa đổi đường lối hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật từ nay đến cuối năm trong đó xác định vai trò và trách nhiệm của SDF và quân đội Mỹ./.
Theo Vietnam
Mỹ vẫn là "con ngoáo ộp" đối với Trung Quốc? Gần đây, các nhà bình luận, nghị sỹ Đảng cộng hòa, thậm chí các nước đồng minh của Mỹ đều bắt đầu lo lắng về các cam kết quân sự tại châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, trước áp lực của việc cắt giảm ngân sách quốc phòng và các vấn đề quan tâm toàn cầu. Họ cho rằng, việc cắt...